A. Lí thuyết
I. Sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
– Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại biến đổi tuần hoàn.
– Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)
II. Sự biến đổi tuần hoàn bán kính nguyên tử của các nguyên tố
– Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Bán kính nguyên tử giảm dần.
– Trong một nhóm A theo chiều tăng điện tích hạt nhân: Bán kính nguyên tử tăng dần.
III. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
– Trong cung một nhóm A nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)
nsanpb
(1 ≤ a ≤ 2; 0 ≤ b ≤ 6)
– Sô electron hóa trị = a + b
– Phân lớp s nên là các nguyên tố s
– Phân lớp p nên là các nguyên tố p
2. Một số nhóm A tiêu biểu:
a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
– có 8 electron lớp ngoài cùng.
– Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np6
– Không tham gia phản ứng hóa học.
b. Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm:
– Cấu hình chung: ns1 có 1 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng mất 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm ⇒ có tính kim loại điển hình
4Na + O2 → 2Na2O
2Na + 2H2O → NaOH + H2
2Na + Cl2 → 2NaCl
c. Nhóm VIIA (Nhóm halogen)
– Cấu hình chung: ns2np5
– Có 7 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm ⇒ có tính phi kim điển hình
– Phân tử gồm hai nguyên tử: F2 , Cl2 , Br2 , I2.
– Phản ứng với kim loại tạo muối:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2K + Br2 → KBr
Phản ứng với hiđro:
Cl2 + H2 → 2HCl