Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản.
I. Chu trình nhân lên của virut
1) Sự hấp thụ
– Virut bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glicôprôtêin tương thích.
2) Xâm nhập
– Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
– Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
3) Sinh tổng hợp
– Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho nó.
4) Lắp ráp
– Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
5) Phóng thích
– Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
– Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan
– Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.
II. HIV/AIDS
1) Khái niệm
– HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
2) Ba con đường lây truyền HIV
– Qua đường máu.
– Đường tình dục
– Từ mẹ sang con (mang thai và cho con bú).
3) Ba giai đoạn phát triển của bệnh
– Giai đoạn sơ nhiễm (cửa sổ): 2 tuần – 3 tháng, không có triệu trứng.
– Giai đoạn không triệu chứng: 1 – 10 năm, số lượng tế bào T – CD4 giảm dần.
– Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.
4) Biện pháp phòng ngừa
– Sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội…