Sự phát sinh loài người, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

A. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.

Các dẫn liệu cổ sinh học cũng như sinh học phân tử đã chứng minh rằng loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người (thuộc bộ Linh trưởng, lớp thú) và tiến hóa theo kiểu phân nhánh trải qua các giai đoạn chính: vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch (người tối cổ), người cổ và người hiện đại.

1. Các dạng vượng người hóa thạch.

Dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là Dryopithecus africanus (còn có tên gọi là Proconsul) được Gocdon phát hiện năm 1927 ở châu Phi, sống cách đây khoảng 18 triệu năm. Từ Dryopithecus africanus tiến hóa thành người qua trung gian người vượn đã tuyệt diệt là Australopithecus.

2. Các dạng người vượn hóa thạch (người tối cổ).

– Australopithecus là dạng người vượn sống ở cuối kỉ Đệ tam, cách đây khoảng 2-8 triệu năm. Chúng đã chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi lại bằng 2 chân, thân hơi khom về phía trước. Chúng có chiều cao 120 – 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm3. Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. Hóa thạch của Australopithecus được phát hiện lần đầu tiên năm 1924 ở Nam Phi và được đặt tên là Australopithecus africanus.

– Từ đó về sau, các nhà cổ sinh học đã phát hiện nhiều mẫu hóa thạch người vượn Australopithecus ở Nam Phi, Đông Phi, thuộc ít nhất 7 loài khác nhau, có niên đại 2-6 triệu năm. Chúng giống với người ở nhiều đặc điểm (đi bằng 2 chân, biết sử dụng công cụ…) và chúng là mắt xích trung gian giữa tổ tiên xa xôi của loài người với dòng người hiện đại.

3. Người cổ Homo.

Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo đã tuyệt diệt, sống cách đây 35.000 năm – 2 triệu năm.

a. Homo habilis (người khéo léo).

Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Onduvai (Tanzania) năm 1961 – 1964 do vợ chồng Leakeys và được đặt tên là Homo habilis. Người khéo léo là những người đầu tiên sống cách đây khoảng 1,6 – 2 triệu năm, cao khoảng 1 – 1,5 mét, nặng 25-50 kg, có hộp sọ 600-800 cm3. Họ sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

b. Homop erectus (người đứng thẳng):

Người đứng thẳng là loài người cổ tiếp theo người khéo léo, sống cách đây 35.000 năm – 1,6 triệu năm. Hóa thạch của họ được tìm thấy không chỉ ở châu Phi mà ở cả châu Âu, châu Á và châu Đại dương.

– Người cổ Java (người Pitecantrop) được Dubois phát hiện ở Java (Indonexia) năm 1891. Người cổ Java sống cách đây 80 vạn – 1 triệu năm, cao 1,7m, hộp sọ 900-950 cm3, đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.

– Người cổ Bắc Kinh (người cổ Xinatrop) được phát hiện năm 1927 ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh (Trung Quốc). Người cổ Bắc Kinh sống cách đây 50-70 vạn năm, có hộp sọ 1000 cm3, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, biết dùng lửa.

– Người Heidenbec được phát hiện năm 1907 tại Heidenbec (Đức), có lẽ đã tồn tại ở châu Âu cách đây khoảng 500.000 năm cũng thuộc loài Homo erectus.

– Ở Việt Nam, trong những năm 1960-1970 đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ (răng, công cụ đá…) chứng minh rằng cưa kia đã từng là nơi sống của người cổ Homo.

c. Homo neanderthalensis (người Neanderthan)

Người cổ Homo erectus đã biến mất cách đây khoảng 200.000 – 35.000 năm nhường chỗ chi người Neanderthan (Homo neanderthalensis). Hóa thạch của người Neanderthan được phát hiên đầu tiên năm 1856 ở Neandec (Đức), về sau được tìm thấy cả ở khắp châu Âu, Á, Phi. Người Neanderthan có tầm thước trung bình (1,55 – 1,66m), hộp sọ 1400 cm3, xương hàm gần giống với người, có lồi cằm (có thể đã có tiếng nói), sống thành đàn 50-100 người, chủ yếu trong các hang. Họ đã biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắn và hái lượm, công cụ của họ khá phong phú, chủ yếu được chế tác từ đá silic thành dao sắc, rìu mũi nhọn, đã bước đầu có đời sống văn hóa. Người Neanderthan tồn tại cách đây 30.000-150.000 năm và đã tuyệt diệt. Người Neanderthan không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là 1 nhánh phát triển trong chi Homo cùng tồn tại trong 1 thời gian dài, sau đó biến mất nhường chỗ cho người hiện đại.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 7 bài tập hông quả táo đơn giản mà hiệu quả cho vòng 3 sexy 2022 | Mytranshop.com

4. Người hiện đại (Homo sapiens).

– Hóa thạch người đầu tiên được tìm thấy ở làm Cromanhon (Pháp) năm 1868, về sau còn được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc châu Âu và châu Á. Người Cromanhon sống cách đây 35.000 – 50.000 năm, cao 1,8m, nặng 70kg, hộp sọ 1700 cm3, hàm dưới có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói đã phát triển. Họ giống hệt người hiện đại ngày nay, chỉ khác là răng to khỏe. Họ đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như rìu có lỗ để tra cán, lao nhọn có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Họ sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

– Người Cromanhon kết thúc thời đại đồ đá cũ (3,5 vạn – 2 triệu năm), sau đó là thời đại đồ đá giữa (1,5 – 2 vạn năm) rồi đến thời đồ đá mới (7 – 10 nghìn năm), tiếp theo là thời đại đồ đồng, đồ sắt… Trồng trọt và chăn nuôi đã có cách đây khoảng 10.000 năm.

– Qua quá trình phát triển lâu dài, loài người đã phân hóa thành 1 số chủng tộc, phân bố khắp các châu lục. Các chủng tộc da vàng (chủ yếu sống ở châu Á), chủng tộc da trắng (chủ yếu sống ở châu Âu), chủng tộc da đen (chủ yếu sống ở châu Phi) tuy khác nhau về nhiều đặc điểm (như: hình thái cơ thể, màu da, màu tóc, màu mắt, ngôn ngữ, phong tục tập quán…) nhưng đều có chung nguồn gốc và thuộc 1 loài là loài người (Homo sapiens). Theo tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ, sự cách li địa lí giữa các chủng tộc bị phá vỡ, các chủng tộc khác nhau có điều kiện giao lưu, hòa đồng tạo nên hỗn hợp chủng tộc đa dạng, phong phú của loài người hiện nay.

B. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.

Loài người (Homo sapiens) được phát sinh và tiến hóa dưới tác động của các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) và xã hội (nhân tố văn hóa).

1. Tiến hóa sinh học.

Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hóa của người vượn hóa thạch và người cổ. Những biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch (đi bằng 2 chân, sống trên mặt đất…) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động…) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ NST) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động của núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa…).

2. Tiến hóa xã hội.

Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội. Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành ( đi thẳng đứng bằng 2 chân, tay được giải phóng, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) chuyển sang giai đoạn con người xã hội (sống thành xã hội, có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hóa…), tuy các nhân tố chọn lọc tự nhiên vẫn còn có tác động nhưng các nhân tố văn hóa, xã hội (cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài 1:

Trình bày về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người từ đó kết luận về chiều hướng tiến hóa trong quá trình trên.

                                                       Hướng dẫn giải

I. Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Đáp án lời giải chi tiết đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học 2022 | Mytranshop.com

1) Giai đoạn vượn người hóa thạch:

– Hóa thạch Đriôpitec được tìm thất đầu tiên ở châu Phi năm 1927, sống cách đây khoảng 18 triệu năm.

– Từ Đriôpitec tiến hóa thành người qua dạng trung gian đã bị tuyệt diệt là người vượn Ôxtralôpitec.

2) Giai đoạn người vượn (người tối cổ):

– Hóa thạch Ôxtralôpitec được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1924, sống cách đây khoảng 2-8 triệu năm.

– Đi bằng chân, đầu hơi khom về phía trước, cao từ 120-140cm, nặng 20-40kg, thể tích hộp sọ từ 450-750 cm3.

– Công cụ lao động: Là cành cây, hòn đá, mảnh xương thú.

3) Giai đoạn người cổ Homo:

a) Homo habilis (người khéo léo):

– Hóa thạch lần đầu được phát hiện Onđuvai từ năm 1961-1964, sống cách đây khoảng 1,6-2 triệu năm.

– Cao từ 1 – 1,5m, nặng 25-50kg, thể tích hộp sọ từ 600-800 cm3

– Công cụ lao động và sinh hoạt: Sống thành đàn, đi thẳng, chế tạo bằng đá.

b) Home erectus (người đứng thẳng):

Người Pitêcantrôp:

– Hóa thạch được phát hiện đầu tiên ở Java (Inđônêxia) năm 1891. Sống cách đây khoảng 80 vạn – 1 triệu năm.

– Cao 1,7m, thể tích hộp sọ 900 – 950 cm3; đi thẳng đứng.

– Công cụ lao động: đã biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.

– Người Xinantrôp:

+ Được phát hiện đầu tiên vào năm 1927 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Sống cách đây 50-70 vạn năm.

+ Hộp sọ 1000cm3, đi thẳng đứng.

+ Công cụ lao động và sinh hoạt: Đi thẳng đứng và biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, đã biết dùng lửa.

– Người Heiđenbec:

+ Được phát hiện ở Heiđenbec (Đức) vào năm 1907. Sống cách đây khoảng 500000 năm.

+ Răng bớt thô, gần giống người hiện đại.

4) Giai đoạn người cận đại Nêanđectan:

– Hóa thạch được phát hiện đầu tiên vào năm 1856 tại Nêanđectan (Đức). Sông cách đây 50000 – 200000 năm.

– Cao từ 1,55 – 1,66m; hộp sọ 1400cm3; xương hàm gần giống với người đã có lồi cằm.

– Công cụ lao động và sinh hoạt: sống trong hang từ 50 – 100 người. Đã dùng lửa thông thạo, biết săn bắt động vật; công cụ phong phú, chủ yếu được tạo từ đá silic thành dao sắc, rìu có mũi nhọn, bước đầu đã có đời sống văn hóa.

5) Giai đoạn người hiện đại (Crômanhôn):

– Hóa thạch đầu tiên được phát hiện ở làng Crômanhôn nước Pháp vào năm 1868. Sống cách đây 35000 – 50000 năm.

– Cao 180cm, nặng 70 kg, hộp sọ 1700cm3, hàm dưới có lồi cằm rõ, chứng tỏ đã có giọng nói phát triển.

– Công cụ lao động và sinh hoạt: Công cụ tinh xảo làm bằng đá, xương, sừng như rìu có lỗ để tra cán, lao nhọn có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Họ sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống nghệ thuật và tôn giáo.

2. Kết luận về hướng tiến hóa

Qua những bằng chứng hóa thạch nêu trên ta thấy trong quá trình chuyển biến từ vượn người thành người, hướng tiến hóa là:

1) Về mặt cấu tạo cơ thể: Ngày càng bớt dần tính chất động vật, hoàn thiện dần về mặt cấu tạo các cơ quan và hình dạng cơ thể như: tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, xương mặt nhỏ dần, răng và hàm bớt thô dần, xuất hiện lồi cằm, xương vành mày biến mất…

2) Về công cụ lao động:

+ Công cụ lao động ngày càng phức tạp, hiệu quả hơn như: bắt đầu từ côn, gậy, đá, dần dần đến đá đẻo, đá mài rồi đến lao có ngạnh, áo bằng da; búa có lỗ để tra cán, kim, móc câu bằng xương …

+ Sống thành xã hội ngày càng phức tạp hơn.

Bài 2:

Vai trò các nhân tố sinh học và xã hội trong quá trình phát sinh loài người.

                                                   Hướng dẫn giải

1) Vai trò nhân tố sinh học:

Trong giai đoạn đầu, từ vượn người đến người cổ Homo, các nhân tố sinh học (gồm biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) có vai trò chủ đạo. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Massage Chân Chữa Bệnh Bạn Nên Biết 2022 | Mytranshop.com

Ví dụ: Sự hình thành tư thế đi thẳng, sự hoàn thiện dần đôi bàn tay, sự rộng dần của xương chậu…

– Quan niệm của Machusin đã bổ sung thêm cho Ăng-ghen: Trong kì pliôxen, kỷ thứ ba, tại vùng Đông Phi đã xuất hiện những đường nứt sâu trên vỏ quả đất, hoạt động núi lửa và động đất gia tăng đột ngột. Những lò urani thiên nhiên xuất hiện làm tăng nền phóng xạ trong một thời gian tương đối ngắn đã làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng tốc độ cải biến di truyền của vượn người hóa thạch. Theo ông, đột biến NST không chỉ đưa lại những biến đổi về thể chất mà còn ảnh hưởng quan trọng đến tiềm năng trí tuệ loài người.

2) Vai trò nhân tố xã hội

Trong giai đoạn sau, từ người cổ Homo đến người hiện đại, các nhân tố xã hội gồm lao động – tiếng nói – ý thức lại đóng vai trò chủ đạo. Các nhân tố này đã chi phôi sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người. Khác với động vật, lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.

+ Ngày nay, tất cả các qui luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng có vai trò thứ yếu và mờ nhạt dần. Ngược lại, con người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các qui luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hóa và chuyên hóa các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, chỉ đạo quan hệ sản xuất.

+ Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí nên về mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển.

Bài 3.

Hãy chứng minh nguồn gốc động vật của loài người qua các bằng chứng về hóa sinh học, phối sinh học và cổ sinh vật học.

Hướng dẫn giải

1) Bằng chứng về sinh hóa học:

Người và thú có vú đều có:

+ Các phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất cơ bản tương tự nhau.

+ Cơ chế tổng hợp prôtêin trong tế bào như nhau.

+ Một số kháng sinh, vitamin, kháng thể của động vật cũng có tác dụng đối với người.

2) Bằng chứng phôi sinh học:

Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật có xương.

– Khi phôi được 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở phần cổ giống như cá.

– Phôi 1 tháng, bộ não còn có 5 phần rõ rệt, giống như não cá. Về sau các bán cầu đại não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhăn.

– Phôi được 2 tháng có đuôi dài, về sau biến thành xương cụt.

– Phôi được 3 tháng, ngón chân dài vẫn nằm đối diện với các ngón khác giống như ở vượn.

– Đến tháng thứ sáu, trên toàn bề mặt phôi vẫn còn một lớp lông mịn, chỉ trừ ở môi, gan bàn tay và gan bàn chân và rụng trước khi sinh 2 tháng.

Sự phát triển của phôi người có giai đoạn dài rất giống phôi vượn, chỉ giai đoạn cuối mới có sai khác.

3) Bằng chứng về cổ sinh vật học:

Những hóa thạch của người tối cổ cho thấy người vượn còn mang nhiều đặc điểm của vượn người như xương mặt lớn, hộp sọ nhỏ, vành mày phát triển, răng lớn, xương hàm dưới thô và không có lồi cằm, dáng đi khom…

Kêt luận: Những bằng chứng trên chứng minh quan hệ nguồn gốc chung giữa người với động vật có xương sống, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người người với thú.

Leave a Comment