Ôn tập, trắc nghiệm sinh học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

Bài 1: Hoàn thành nội dung cho bảng chức năng của tế bào nhân sơ:

Thành phần

Chức năng

Màng nhày

Bám dính trên bề mặt, chống lại sự thực bào, dự trữ chất dinh dưỡng

Thành tế bào

 

Màng sinh chất

 

Mezôxôm

 

ADN – NST

 

Ribôxôm

 

Roi

 

Lông nhung

 

Hạt dự trữ

 

Plasmit

 

 

Bài 2: Hoàn thành nội dung cho bảng cấu trúc và chức năng của  các thành phần tế bào nhân thực:

Thành phần

Cấu trúc

Chức năng

Màng sinh chất

 

 

Nhân

 

 

Trung thể

 

 

Khung xương tế bào

 

 

Ribôxôm

 

 

Ti thể

 

 

Lục lạp

 

 

Lưới nội chất hạt

 

 

Lưới nội chất trơn

 

 

Bộ máy gôngi

 

 

Lizôxôm

 

 

Không bào

 

 

Perôxixôm

 

 

 

Trả lời:

Thành phần

Cấu trúc

Chức năng

Màng sinh chất

Prôtêin:

+ Prôtêin bám màng(ngoài, trong)

+Prôtêin xuyên màng.

Lipit:

+ Photpholipit

+ Côlestêrôn.

– Cacbohidrat:

+ Liên kết với prôtêin tạo glicoprôtêin.

+ Liên kết với lipit tạo glicolipit

– Ngăn cách tế bào với môi trường

– Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.

– Vận chuyển các chất qua màng tế bào

– Tiếp nhận và xử lí thông tin

 

Nhân

 

 

Trung thể

 

 

Khung xương tế bào

 

 

Ribôxôm

 

 

Ti thể

 

 

Lục lạp

 

 

Lưới nội chất hạt

 

 

Lưới nội chất trơn

 

 

Bộ máy gôngi

 

 

Lizôxôm

 

 

Không bào

 

 

Perôxixôm

 

 

 

Bài 3: Tạo sao gọi vi khuẩn là  tế bào sinh vật nhân sơ ? Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm ?

 

Trả lời:

  1.       Vì chúng chưa có cấu tạo nhân hoàn chỉnh. 
  2.       Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
  3.       Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:

Bài 4: Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.

 

Trả lời:

Nhân tế bào gồm có các thành phần sau đây :

Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất,

Bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

 

Bài 5: Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.Trong cơ thể loại tế bào nào có lưới nội chất phát triển mạnh nhất?

 

Trả lời:

  1.       Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
  2.       Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.
  3.       Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin. 
  4.       Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào
Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  25+ ý tưởng thiết kế cửa sổ gỗ mà bạn không thể bỏ qua 2022 | Mytranshop.com

 

Bài 6: Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.

 

Trả lời:

Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung. Chức năng của bộ máy Gôngi

–  Gắn nhóm cacbohiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; tổng hợp một số hoocmôn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi tiết, lizôxôm).

–   Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở một vị trí này đến sử dụng ở một vị trí khác trong tế bào.

 

Bài 7:  Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm

 

Trả lời:

Cấu trúc: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé.                          

Chức năng: ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào

 

Bài 8: Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.

 

Trả lời:

Giống nhau:

Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.

Khác nhau:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.

Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Ko có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

 

 

Bài 9:Sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

Điểm so sánh

 

 

– Kích thước

 

 

– Thành tế bào

 

 

– Nhân:

+  Màng nhân

+ Số lượng NST

+ Prôtêin histon

 

 

– Tế bào chất:

+ Ribôxôm

+ Lưới nội chất ti thể, gongi, lục lạp….

 

 

– Phân bào

 

 

– Hợp tử có tính chất

 

 

 

Trả lời:

Điểm so sánh

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

– Kích thước

Nhỏ hơn

Lớn hơn

– Thành tế bào

Đa số có thành Murein

Đa số không có thành (thực vật có thành Xenlulo, nấm có thành hemixelulô)

– Nhân:

+  Màng nhân

+ Số lượng NST

+ Prôtêin histon

 

01

Không/ có (archaea)

 

+

Nhiều

– Tế bào chất:

+ Ribôxôm

+ Lưới nội chất ti thể, gongi, lục lạp….

 

70S

 

80S (70S ở ti thể và lạp thể)

+

– Phân bào

Trực phân

Gián phân: nguyên phân, giảm phân

– Hợp tử có tính chất

Từng phần

Toàn phần

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tham khảo 5 mẫu nhà ống 2 tầng 5 phòng ngủ cho nhà đông thành viên 2022 | Mytranshop.com

 

Bài 10:Điểm khác nhau giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động

Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Nguyên nhân

 

 

Nhu cầu năng lượng

 

 

Hướng vận chuyển

 

 

Chất mang

 

 

Kết quả

 

 

 

Trả lời:

Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Nguyên nhân

Do sự chênh lệch nồng độ

Do nhu cầu của tế bào…

Nhu cầu năng lượng

Không  cần năng lượng

Cần năng lượng

Hướng vận chuyển

Theo chiều gradien nồng độ

Ngược chiều gradien nồng độ

Chất mang

Không cần chất mang

Cần chất mang

Kết quả

Đạt đến cân bằng nồng độ

Không đạt đến cân bằng nồng độ

 

Bài 11: Khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

 

Trả lời:

Điểm so sánh

TB động vật

TB thực vật

Hình dạng

Thường không nhất định

Có hình dạng cố định

Kích thước

– Thường nhỏ hơn, khoảng 20µm

– Thường lớn hơn: 50µm

 

 

 

Cấu tạo

– Không có thành xenlulo

– Có thành xenlulo

– Không bào nhỏ hoặc không có

– Không bào lớn (không bào trung tâm)

– Không có lục lạp

– Có lục lạp

– Không có hình dạng cố định

– Hình dạng cố định

– Có trung thể

– Không có trung thể

– Chất dự trữ dưới dạng các hạt glycogen.

– Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột.

 

– Màng sinh chất có nhiều colesteton .

– Màng không có hoặc rất ít côlestêrôn.

Tính chất

– Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh

– Ít khi chuyển động, phản ứng chậm

Dinh dưỡng

– Dị dưỡng

– Tự dưỡng

 

Bài 12: Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

 

Trả lời:

Điểm phân biệt

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Cấu trúc

Là hệ thống màng bao gồm các xoang dẹp phân nhánh thông với nhau trên bề mặt  gắn các ribôxôm

Là hệ thống màng bao gồm các xoang dẹp phân nhánh thông với nhau trên bề mặt không gắn các ribôxôm

Chức năng

Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là prôtêin xuất bào

Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, khử độc

 

 

Bài 13: So sánh ti thể với lục lạp.

 

Trả lời:

  1.       Giống nhau:

– Đều là bào quan có cấu trúc màng kép.

– Đều có ADN, ribôxôm riêng.

– Đều có chứa enzim ATP syntaza tổng hợp ATP.

– Đều tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào.

  1.       Khác nhau:

Điểm phân biệt

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Hình cầu, hình sợi

Hình bầu dục

Kích thước

2- 5µm

4 – 10µm

Sự tồn tại

Có mặt ở mọi tế bào nhân thực

 Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực quang hợp

Cấu trúc

– Màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào (crista), nơi định vị các enzim tổng hợp ATP.

– Không có tilacoit

 

– Màng trong và ngoài đều trơn

– Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit có chứa các enzim tổng hợp ATP

Chức năng

Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào

Thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.

 

 

 

Bài 14:  Phân biệt các khái niệm khuếch tán trực tiếp, khuếch tán qua kênh và vận chuyển chủ động.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nhảy dây 100, 500 và nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo? 2022 | Mytranshop.com

 

Trả lời:

Khuếch tán trực tiếp là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nông độ cao đến nơi có nồng độ thấp thông qua màng phospholipit

Khuếch tán qua kênh  là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao  đến nơi có nồng độ thấp thông qua kênh protein

Vận chuyển chủ động là quá trình vận chuyển các chất ngược chiều gradien nồng độ ( vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) và tiêu tốn năng lượng.

 

Bài 15: Phân biệt môi trương ưu trương, đẳng trương, nhược trương ?

 

Trả lời:

– Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào →chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

– Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

– Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

 

Bài 16: Trả lời các câu hỏi sau:

  1.       Tại sao muốn giữ rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau?
  2.        Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
  3.       Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?
  4.        Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn xanh?

 

Trả lời:

  1.       Vì khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thấm vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.
  2.       Nước cất là nước tinh khiết không chứa các chất tan => môi trường nước cất là môi trường nhược trưa so với tế bào. Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước trong nước cất đi vào trong tế bào => tế bào tăng kích thước sau đó bị vỡ ra .

Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào làm tăng kích thước của tế bào tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã có thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào.

  1.       Nguyên nhân do nồng độ chất tan của môi trường trong cơ thể và nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu như nhau nên lượng nước vào trong tế bào và lượng nước ra khỏi tế bào là ngang nhau nên tế bào không bị vỡ ra  
  2.       Khi xào rau, do tính thẩm thấu, nước ra khỏi tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, ko ngon. 
    Để tránh hiện tưỡng này, ta nên chia ra xào từng ít một, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau “cháy” ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào => Rau xanh, ko bị quắt lại, vẫn giòn ngon. 

Leave a Comment