Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

 SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

 

1. Ánh sáng

1.1. Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng

Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường.

Người ta chia thực vật thành các nhóm:

– Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm:

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

– Thực vật ưa bóng có các đặc điểm:

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

+ Lục lạp có kích thước lớn.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

– Thực vật  chịu bóng: Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên.

1.2. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng

Theo sự thích nghi của động vật với ánh sáng người ta chia thành các nhóm:

– Động vật ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm  sinh thái:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn 4 bài tập tay trước với tạ đơn hiệu quả 2022 | Mytranshop.com

+ Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao.

+ Thân con vật có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.

– Động vật ưa hoạt động  ban đêm, sống trong hang, dưới biển sâu… có những đặc điểm  sinh thái :

+ Thân có màu sẫm.

+ Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn…) hoặc nhỏ lại (lươn), tiêu giảm… phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.

2. Nhiệt độ 

Theo sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm:

2.1. Động vật biến nhiệt

– Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.

– Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (S) được tính theo công thức: S = (T-C).D

(Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống).

2.2. Động vật hằng nhiệt

– Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

– Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen).

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bắt sấu rừng U Minh Hạ 2022 | Mytranshop.com

         Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ.

3. Độ ẩm

3.1. Thích nghi của thực vật trên cạn với độ ẩm

– Cây ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo.

– Cây ưa hạn:

+ Chống mất nước: Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai (xương rồng). Phiến lá hẹp, dài

+ Dự trữ nước: Thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ…

+ Lấy nước: Rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước…

+ Trốn hạn: Khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước. Hạt rụng xuống, ngủ nghỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm.

– Cây trung sinh: Có tính chất trung gian giữa 2 nhóm trên.

3.2. Thích nghi của động vật ở cạn

– Động vật ưa ẩm (ếch, nhái, giun đất…) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dáng lông mày cho mặt tròn phù hợp với bạn? Tiêu chí đánh giá? 2022 | Mytranshop.com

– Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

Leave a Comment