Tác dụng rau má là gì? Một số bài thuốc hiệu quả từ rau má 2022 | Mytranshop.com

Rau má là loại rau quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam. Tại Việt Nam có thể dễ dàng bắt gặp bóng dáng của loại cây từ các bụi cây ven các hàng quán cho đến các bữa ăn trong gia đình. Tuy vậy không phải ai cũng biết hết tất cả các tác dụng rau má.

1. Khái quát chung về cây rau má

Rau má là một giống cây thân thảo mọc khá nhiều ở Việt Nam. Đây là giống cây khá đặc biệt bởi ngoại hình dễ nhận biết. Bạn có thể dễ dàng phân biệt rau má với các loại rau khác. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của rau má cũng như thành phần dược tính của loại cây này.

tác dụng rau má

Khái quát chung về cây rau má

1.1. Cây rau má là gì?

Cây rau má là cái tên được người dân Việt Nam đặt cho loài cây này, thực tế nó có khá nhiều tên gọi chẳng hạn như lôi công thảo, tích huyết thảo hay liên tiền thảo,…Nguồn gốc của rau má từ Úc và các khu vực châu Á. Cây rau má thuộc họ hoa tán, thân thảo. Theo y học, rau má có tính mát và được sử dụng khá phổ biến như một vị thuốc trong đông y. 

1.2. Đặc điểm sinh học

Cây rau mà là loại cây bò sát mặt đất. Môi trường ưa thích của cây là các khu vực ẩm mát. Thân cây rau má mảnh mai, thân rễ mọc bám sát mặt đất. Lá của rau má khá đặc biệt, nó có hình tròn như những đồng tiền và mọc xếp chồng lên nhau. Trên mỗi nhánh cây có khoảng 2 – 5 lá mọc so le nhau trông khá đẹp mắt. 

Cây rau má có hoa màu trắng trong được mọc thành các chùm nhỏ. Quả cây rau má có màu nâu. Cây rau má sinh trưởng quanh năm nhưng mọc nhiều vào các tháng mưa phùn. 

1.3. Thành phần hóa học

Rau má được đánh giá là một loại cây lành tính với hàng loạt các thành phần hóa học có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của con người. 

  • Beta Carotene, chất này có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa cho người cao tuổi và trẻ nhỏ. 
  • Sterol ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành và kháng viêm hiệu quả. Chất này còn hạn chế sự di căn của ung thư và đột biến tế bào 
  • Flavonoid là một chất để điều trị trị bệnh viêm loét dạ dày, các bệnh tiêu hóa và hạn chế sự gia tăng của cholesterol xấu trong cơ thể. Nó còn được xem là một chất chống oxy hóa hiệu quả cho cơ thể. 
  • Mặt khác hàng loạt thành phần có lợi cho cơ thể cũng được tìm thấy bên trong rau má bao gồm Alkaloid, Vitamin B1, Saccharide, Sắt, Canxi, Mg, K,…

1.4. Phân bố

Rau má là loại cây ưa mát vì vậy chúng chỉ mọc ở những nơi ẩm thấp chẳng hạn như dưới tán cây, ven sông suối hay các bờ mương và thung lững. 

Tại các vùng nông thôn Việt Nam, loại cây này phân bố khá rộng vì nó dễ sống và sinh sôi nhanh. Hiện nay trên một số địa bàn, các hộ dân lập nên các vùng chuyên canh trồng rau má chẳng hạn như Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây,…

1.5. Cách thức thu hái và chế biến

Thân và lá của cây rau má được con người thu hoạch cho nhiều mục đích khác nhau. Một số người ép nước uống hoặc xay sinh tốt. Một số người chọn rau má để chế biến chung với các loại thực phẩm khác. 

Rau má còn được dùng để phơi khô, nghiền thành bột cho mục đích giải khát hoặc làm đẹp hiệu quả. 

2. Tác dụng rau má đối với con người

Nhờ vào tác dụng rau má, không có lí do gì mà loại rau này không được áp dụng trong đông y. Thực tế việc sử dụng rau má trong đông y đã có từ rất lâu. Không chỉ đông y, hiện nay tinh chất rau má cũng được nghiên cứu để áp dụng trong tây y. 

2.1. Tác dụng rau má theo Đông y

Theo lý thuyết đông y, rau má là vị thuốc có tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và giải độc gan. Rau má còn được sử dụng để chữa các loại bệnh hư khí, rôm sảy ở trẻ nhỏ, chữa thổ huyết hay sát trùng vết thương hiệu quả. 

2.2. Tác dụng rau má theo Tây y

Nghiên cứu về tác dụng rau má đã có từ những năm cuối thế kỉ 20. Tại thời điểm đó các nhà khoa học mong muốn nghiên cứu loại rau này để áp dụng vào y học hiện đại một cách hiệu quả. 

  • Tác dụng rau má lớn nhất là hỗ trợ phân chia và phát triển tế bào da, hình thành nên các mô liên kết cho da. Đây là lý do ngày càng nhiều các loại mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da đều có thành phần tinh chất rau má. 
  • Ngoài ra thành phần của rau má có bao gồm một chất Asiaticoside có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh phong và bệnh lao. Việc kết hợp trị liệu và uống nước rau má có thể đẩy nhanh tiến độ giúp người bệnh mau khỏi. 
  • Tác dụng rau má hạn chế lượng cholesterol xấu bên trong máu, ổn định và duy trì hàm lượng trên nhằm bảo vệ sức khỏe. Bên trong nước ép rau má chứa các thành phần tự nhiên giúp thải độc cơ thể hiệu quả, bảo vệ gan và giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh gan. 
  • Rau má còn đặc biệt tốt cho người cao tuổi. Tình trạng suy giảm trí nhớ được cải thiện nhờ uống nước rau má. Đặc biệt các thành phần của rau má giúp loại bỏ các gốc tự do, đây là tác nhân gây nên căn bệnh ung thư, đồng thời nó còn hạn chế sự di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Thanh nhiệt, làm đẹp da: rau má là loại nước uống được chị em rất ưa thích, bởi chứng vừa ngon vừa mang lại làn da mịn màn, giúp dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó còn giúp giải khát và làm thanh mát cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị vết thương: Rau má giúp vết thương nhanh lành và làm mờ sẹo. Do trong rau má có chứa một chất tên là triterpenoids chất này giúp tăng cường hoạt động oxi hóa nhanh chóng làm lành vết thương. Bạn có thể dùng rau má giã nát và đắp lên vết thương kèm theo đó là uống nước rau má.

tác dụng rau má

Tác dụng rau má đối với con người

3. Những bài thuốc dùng với cây rau má

Nhờ tác dụng rau má đa dạng, Cây rau má được xem là một vị thuốc áp dụng cho nhiều phương thuốc khác nhau được lưu truyền trong dân gian. Cách thực các bài thuốc này khá đơn giản nhưng hiệu quả không hề kém bất kỳ loại thuốc nào. Sau đây là một số phương thuốc dành cho bạn:

  • Chữa vàng da: bạn dùng 35gr rau má tươi đã được rửa sạch rồi sắc cũng với đường phèn và nước. Bạn chờ nước rút đến khi còn khoảng 2 bát nước thì dừng rồi uống. 
  • Chữa lở loét ở lưng: Cho 35gr rau má tươi vào cối giã nát rồi chắt lấy nước. Trộn chung nước cốt trên với bột nếp để tạo độ sệt, sau đó đắp hỗn hợp lên lưng. Sử dụng rau má đắp lưng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng nhanh chóng. 
  • Trị bệnh sởi: bạn dùng rau má điều trị bệnh sởi tương tự như cách làm đối với bệnh vàng da. Sắc khoảng 35gr rau má cùng 1 lít nước để dành uống trong ngày. 
  • Trị mụn nhọt: 35gr rau má tươi đã được rửa sạch sau khi giã nát thì vắt lấy nước uống là cách tốt nhất trị mụn nhọt. Ngoài ra nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ, bạn có thể lấy bã rau má để đắp lên vết mụn nhọt. Nếu thực hiện điều độ mỗi ngày, chắc chắn chỉ sau vài ngày các vết mụn nhọt sẽ biến mất hoàn toàn. 
  • Chữa đau mắt đỏ: đau mắt đỏ có thể cải thiện bằng cách giã nát rồi đắp rau má lên vùng mạch máu lằn ở chỉ cổ tay. Ngoài ra bạn cũng có thể giã nát rau má để lấy nước cốt rồi cho một ít thuốc tím vào để nhỏ mắt. Đối với cách nhỏ mắt, bạn nên đảm bảo rau má được rửa sạch, dụng cụ phải vô trùng để hạn chế tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 
  • Chữa áp xe ở giai đoạn đầu: bạn có thể dùng một nắm rau má với vỏ cau, cho hai nguyên liệu trên vào ấm sắc nước. Nếu bạn cảm thấy khó uống, có thể cho thêm một ít rượu cho thơm và dễ uống hơn. 
  • Chữa Amidan và viêm họng: nước cốt rau má kết hợp cùng nước ấm và muối là thức uống giúp chữa amidan và viêm họng hiệu quả. Có thể sử dụng để uống mỗi ngày nhằm cải thiện tình trạng bản thân. 
  • Trị đau lưng, đau bụng khi đến kinh nguyệt: mặc dù trong quá trình hành kinh thì không nên uống rau má, bạn có thể sử dụng rau má để cải thiện tình trạng đau lưng đau bụng kinh. Rau má sau khi phơi khô sẽ mang đi nghiền thành bột và đựng trong hũ. Khi gần đến ngày, bạn có thể uống khoảng 2 muỗng trong một ngày đến khi có kinh thì ngừng lại. 
  • Đẹp da và sáng da: ngoài tác dụng rau má trong y học, tác dụng rau má trong làm đẹp cũng được nhiều người đánh giá cao. Bạn có thể nghiền rau má thành bột rồi hòa với nước tạo thành hỗn hợp đặc sệt để đắp mặt. Sau một thời gian sử dụng, da mặt bạn sẽ nhanh chóng trắng mịn hơn trông thấy. 

tác dụng rau má

Những bài thuốc dùng với cây rau má

4. Những lưu ý khi sử dụng cây rau má

Mặc dù tác dụng rau má đã được chứng thực, bạn vẫn không thể sử dụng quá nhiều rau má cho mục đích cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn:

  • Việc sử dụng rau má cần dựa theo liều lượng nhất định. Nếu bạn sử dụng rau má để uống, liều lượng hợp lí là từ 30 – 40gr trong một ngày. Đối với đắp mặt, bạn có thể sử dụng nhiều hơn liều lượng nêu trên. 
  • Trước khi giã nát rau má lấy nước bạn nên rửa sạch lá vì dễ bị lây nhiễm vi khuẩn và mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Hạn chế sử dụng rau má nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, xơ gan. 
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ chỉ nên uống rau má khi có sự chỉ định của bác sĩ, uống nhiều rau má có thể gây sảy thai và các biến chứng khác. 
  • Rau má khi kết hợp với các loại thuốc trị bệnh khác cũng cần được bác sĩ chấp thuận nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe. 
  • Mặc dù không có tác dụng phụ khi sử dụng, song rau má nếu bị lạm dụng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, gây ra các triệu chứng nhức đầu, suy giảm khả năng mang thai và tiêu chảy,… 

tác dụng rau má

Những lưu ý khi sử dụng cây rau má

Trên đây là một số thông tin về rau má và tác dụng rau má mà bạn cần biết. Hi vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã biết cách sử dụng rau má sao cho phát huy tác dụng rau má nhiều nhất nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Chúc bạn may mắn. 

Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 6 Phòng Tập Gym Cao Cấp TP. Hồ Chí Minh " Đẹp Hú Hồn" 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment