Thành tựu chọn giống ở Việt Nam, trắc nghiệm sinh học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

(đọc thêm có hướng dẫn)

I. Thành tựu chọn giống cây trồng

1.1. Gây đột biến nhân tạo

Phương pháp

Một số thành tựu

Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới

– Tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như siống lúa DT10, tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106 …, các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML-g, DT33. VLD95_19 …

– Tạo giống đậu tương DT55 (năm 2000) có thời gian sinh trường rất ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng từ giống đậu tương DT74.

– Tạo giống lạc V79 sinh trường khoẻ, hạt to trung bình và đểu, vỏ quả dễ bóc, hàm lượng prôtêin và dầu cao bằng cách chiếu xạ tia X vào hạt lạc bạch sa.

– Tạo giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.

Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến

– Giống lúa A20 (năm 1994) được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến : H20xH30.

– Giống lúa DT16 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống DT10 với giống lúa đột biến A20

– Giống lúa DT21 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415 với giống  lúa đột biến ĐV2 (từ giống lúa Nếp cái hoa vàng).

– Giống lúa Xuân số 10 là kết quả xử lí bằng hoá chất DMS 0,02% ở đời F1của tổ hợp lai kép (NN8/Xuân/Pelital), cho năng suất 61.8 tạ/ha.

Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến

– Giống lúa DR2 (năm 2000) có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45 – 50 tạ/ha được tạo ra từ dòng tế bào xôma biến dị của giống lúa CR203.

– Giống táo đào vàng (năm 1998) được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Biểu hiện, nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng và cách điều trị 2022 | Mytranshop.com

1.2. Lai hữu tính đế tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

a. Tạo biến dị tổ hợp

    Người ta đã lai giống lúa DT10 có tiềm năng năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo để tạo ra giống lúa DT17 phối hợp được những ưu điếm của hai giống lúa nói trên.

b. Chọn lọc cá thể

– Giống cà chua P375 (năm 1990) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan, thích hợp cho vùng thâm canh.

– Giống lúa CR203 (năm 1985) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ nguồn gen lúa kháng rầy nâu nhập từ Viện lúa Quốc tế, có khả năng kháng rầy, năng suât cao, trunc bình đạt 45 – 50 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 65 tạ/ha.

– Giống đậu tương AK02 (năm 1987) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống đậu tương vàng Mường Khương.

1.3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)

– Giống ngô lai LVN10 thuộc nhóm giống ngô dài ngày, là được tạo ra do lai giữa 2 dòng thuần (lai đơn,

– Giống ngô lai LVN4 đại diện cho nhóm trung ngày khả năng thích ứng rộng, có thể đạt 8 – 10 tấn/ha, thuộc nhóm này còn có các giông LVN12 và LVN31 (giống lai kép).

– Giống ngô lai LVN20 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, có thể đạt 6 – 8 tấn/ha, cùng nhóm còn có các giống LVN24, LVN25.

– Các nhà chọn giống cây trồng ở nước ta đã tạo được một sổ giống  lúa lai (F1) có “năng suất cao, chất lượng đảm bảo, góp phần tăng sản lượng gạo và tiết kiệm ngoại tệ nhập giống.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Theo Từng Thời Kỳ 2022 | Mytranshop.com

1.4. Tạo giống đa bội thể

    Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n), được tạo ra do lai giữa thể tứ bội (tạo ra từ giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n).

II. Thành tựu chọn giống vật nuôi

1.1. Tạo giống mới

– Tạo ra 2 giống lợn mới: ĐB Ỉ – 81 (Đại bạch x Ỉ – 81) và BS ỉ – 81 (Bớc sai x Ỉ – 81) vừa phối hợp được các đặc điếm quý của lợn Ỉ như phát dục sớm, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ,… với một số đặc điểm tốt của các giống lợn ngoại như tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc vừa khắc phục được nhược điểm của lợn Ỉ.

– Tạo được các giống gà lai Rốt-Ri, Plaimao-Ri, đều có sản lượng trứng và khối lượng trứng cao hơn gà Ri nhưng dễ nuôi.

– Tạo giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh đào x vịt cỏ) lớn hơn vịt cỏ, biết mò kiếm mồi, lông dùng để chế biến len.

1.2. Cải tạo giống địa phương (giống được tạo ra và nuôi lâu đời ở một địa phương)

– Phương pháp: dùng con cái tốt nhất cùa giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại tạo ra con giống địa phương có tầm vóc gần như giống ngoại, tỉ lệ thịt nạc tăng, khả năng thích nghi khá tốt.

– Thành tựu:

+ Cải tạo một số nhược điểm của lợn Ỉ Móng Cái,  nâng  tầm vóc lúc mới xuất chuồng từ 40 – 50kg/con lên 70 – 80kg/con, tỉ lệ nạc 30 – 40% lên 47 – 52%.

+ Tạo ra đàn bò hướng thịt bằng cách lai giữa bò cái nội (bò vàng Việt Nam) với một số bò đực ngoại, đã tạo ra đàn bò sữa bằng cách lai nhiều lần với giống ngoại cho sản lượng sữa cao.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Trắc nghiệm toán - Game hay giải trí 2022 | Mytranshop.com

1.3. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1)

– Tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn-sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm, tỉ lệ bơ 4 – 4,5%.

– Đã xác định được các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao: ở vịt (Bầu x Cỏ ; Cỏ x Anh đào ; Cỏ x Kaki cambell; vịt x ngan), ở gà (gà Ri  x gà Mía, gà Ri x gà Tam Hoàng, gà Ri x gà Sasso…), ờ cá (cá chép Việt x cá chép Hungari, cá trê lai…).

1.4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội

    Nhiều giống vật nuôi có các tinh trạng tốt đã được nhập nội và nuôi thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc ờ Việt Nam như vịt siêu thịt (Super meat), siêu trứng (Kaki cambell), gà Tam Hoàng, cá chim trắng.

1. 5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống

– Công nghệ cấy chuyền phôi cho phép cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang những con bò cái khác (nhờ những con bò này mang thai giúp). Nhờ phương pháp này, từ một con bò mẹ có thế cho 10 – 500 con/năm, giúp cho việc tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt, giảm được 40 – 50% thời gian tạo giống bò.

– Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế (giữ tinh được 2-3 ngày), giúp cho việc giảm số lượng và nâng cao chất lượng đực giống, tạo thuận lợi cho sản xuất con lai F1 ở vùng sâu và vùng xa.

– Công nghệ gen được ứng dụng để phát hiện sớm giới tính của phôi (7 ngày sau thụ tinh), phục vụ cho nhu cầu kinh tế. Ví dụ, nếu chăn nuôi bò sữa chỉ cấy các phôi cái, nếu chăn nuôi bò thịt thì chỉ cấy toàn phôi đực.

Leave a Comment