Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, trắc nghiệm địa lý lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

– Biểu hiện: Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ.

– Nguyên nhân: do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

 – Biểu hiện: Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 – 2000mm, những khối núi cao và sườn đón gió có thể đạt 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%. 

– Nguyên nhân: do nước ta giáp vùng biển rộng, có các khối khí di chuyển qua biển.

c.  Gió mùa:

* Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên chịu tác động của gió Tín phong. Tuy nhiên, gió Tín phong bị lấn át bởi các luồng gió thổi theo mùa là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

* Gió mùa:

– Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, xuất phát từ khối khí lạnh phương bắc (áp cao Xibia), thổi theo hướng đông bắc, chủ yếu hoạt động ở miền Bắc.

Gió mùa đông bắc tạo nên 1 mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm, gây mưa nhỏ, mưa phùn cho vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và bắc trung Bộ.

Trong thời gian này từ Đã Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của gió Tín phong, gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ và gây ra mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cho hỗn hợp X gồm NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. X được..., chi tiết câu hỏi 2022 | Mytranshop.com

– Gió mùa mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, từ 2 luồng gió thổi theo hướng tây nam vào nước ta.

Đầu mùa (tháng 5, 6) gió thổi từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. Gió này gây mưa lớn cho Nam Bộ, Tây Nguyên, gây ra gió phơn cho Bắc Trung Bộ, nam tây Bắc.

Giữa và cuối mùa gió gây mưa cho cả nước do kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.

2. Các thành phần tự nhiên khác:

a. Địa hình

– Biểu hiện:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

– Nguyên nhân: do tác động của khí hậu NĐAGM; địa hình nhiều đồi núi; tác động của con người…

 b. Sông ngòi:

– Biểu hiện: mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

– Nguyên nhân: do khí hậu NĐAGM, địa hình bị chia cắt…

c. Đất:

– Biểu hiện: Quá trình hình thành đất là quá trình feralit. Đất feralit là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

– Nguyên nhân: do tác động của khí hậu NĐAGM, địa hình nhiều đồi núi, đá mẹ…

d. Sinh vật .

– Biểu hiện: 

+ Rừng nguyên sinh của nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay là loại rừng thứ sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Thành phần động, thực vaatjchur yếu là các loài nhiệt đới.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Yogi Là Gì? Người Tập Yoga Như Thế Nào Được Gọi Là Yogi? 2022 | Mytranshop.com

– Nguyên nhân: do tác động của khí hậu NĐAGM, đất feralit

3. Ảnh  h­ưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

 * Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

– Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp…

– Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định. 

 * Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

– Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.

–  Khó khăn:

 + Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

– Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái 

 

Leave a Comment