1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
a) Phần lãnh thổ phía Bắc:
– Phạm vi: từ dãy núi Bạch Mã trở ra.
– Khí hậu: Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 18 độ C.
+ Biên độ nhiệt năm lớn.
+ Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.
– Cảnh quan thiên nhiên:
+ phổ biến là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế ngoài ra còn có các loài cận nhiệt và ôn đới.
b) Phần lãnh thổ phía Nam:
– Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào.
– Khí hậu:
+ mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C, không có tháng nào dưới 20 độ C.
+ Biên độ nhiệt năm nhỏ.
+ Phân thành 2 mùa là mưa và khô rõ rệt.
– Cảnh quan thiên nhiên:
+ Phổ biến đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây: từ đông sang tây thiên nhiên chia làm 3 dải
a. Vùng biển và thềm lục địa: rộng khoảng 1 triệu km2.
– Thềm lục địa thay đổi từ bắc vào nam.
– Sinh vật đa dạng và giàu có đặc trung cho vùng biển nhiệt đới.
b. Vùng đồng bằng ven biển:
– Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, thiên nhiên trù phú.
– Đồng bằng ven biển Trung Bộ:
+ Hẹp ngang và chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Địa hình đa dạng, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng thuận lợi để phát triển du lịch và kinh tế biển.
c. Vùng đồi núi: sự phân hóa đông tây rất phức tạp do tác động của địa hình và gió mùa.
– Giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc.
– Giữa vùng Tây Nguyên và Đông Trường Sơn có sự đối lập giữa mùa mưa và mùa khô.
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: chia làm 3 đai cao.
a. Đai nhiệt đới gió mùa:
– Giới hạn: ở miền Bắc: có độ cao trung bình dưới 600 – 700m, miền Nam dưới 900-1000m.
– Khí hậu: nhiệt đới thể hiện rõ rệt.
– Đất: có 2 nhóm chính
+ Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích cả nước, chủ yếu là đất phù sa, phèn, mặn, cát…
+ Đất đồi núi: chiếm 60% diện tích cả nước, chủ yếu là đất feralit.
– Sinh vật: có 2 hệ sinh thái rừng với các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
– Giới hạn: miền Bắc có độ cao từ 600 – 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.
– Khí hậu: mát mẻ.
– Sinh vật: có sự xuất hiện của rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim; động thực vật có các loài cận nhiệt, ôn đới
– Đất: có các loại đất feralit có mùn và đất mùn.
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi:
– Giới hạn: có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
– Khí hậu: có tính chất khí hậu ôn đới.
– Đất: mùn thô.
4. Các miền địa lí tự nhiên: 3 miền
(Phụ lục)
Tên miền |
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ |
Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ |
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ |
Phạm vi |
Ranh giới phía tây dọc theo sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng sông Hồng |
Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã |
Từ dãy Bạch Mã trở vào |
Địa chất |
Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (TQ), địa hình tương đối ổn định, Tân kiến tạo nâng yếu. |
Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam(TQ). Địa hình chưa ổn định, Tân kiến tạo nâng mạnh. |
Cấu trúc địa chất quan hệ với địa máng Đông Dương, Tân kiến tạo nâng theo từng pha không liên tục. |
Địa hình |
Chủ yếu là đồi núi thấp. Có nhiều núi đá vôi, hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rông, địa hình bờ biển đa dạng |
Địa hình cao nhất cả nước với độ dốc lớn, hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên; đồng bằng giữa núi, đồng bằng ven biển nhỏ, bị chia cắt; ven biển có nhiều dạng dịa hình |
Chủ yếu là sơn nguyên, cao nguyên xếp tầng. Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng và mở rộng. |
Khoáng sản |
Giàu khoáng sản: than, sắt, … |
Có đất hiếm, sắt, crôm, titan |
Dầu khí có trữ lượng lớn, bôxit ở Tây Nguyên. |
Khí hậu |
chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc; mùa đông lạnh, mùa hạ nóng mưa nhiều |
Chịu tác động động yếu của gió mùa đông bắc nhưng gió phơn ảnh hưởng mạnh, nhiều bão. |
Phân thành mùa mưa và mùa khô sâu sắc. |
Sông ngòi |
Dày đặc chảy theo hướng TB – ĐN và vòng cung. |
Có độ dốc lớn, chảy theo hướng tây đông là chủ yếu. |
Dày đặc. |
Sinh vật |
Nhiệt đới và á nhiệt đới và cả các loài ôn đới. |
Nhiệt đới |
Nhiệt đới, cận xích đạo. |