Các lỗi phạt trong bóng đá đã được nghiên cứu và đưa ra bởi Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Những quy định này đã trở nên cực kỳ phổ biến, nhất là với những fan hâm mộ bóng đá lâu năm. Còn đối với những người mới theo dõi bóng đá thì các lỗi phạt trong bóng đá 11 người theo quy định của FIFA đã được đề ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhanh về vấn đề này.
Trong môn thể thao bóng đá thì phạm lỗi và hành vi sai trái là những hành vi do các cầu thủ thực hiện bị trọng tài cho là không công bằng và sau đó sẽ bị phạt. Các lỗi lầm và hành vi sai trái được đề cập trong Luật 12 của Luật Trò chơi bóng đá. Để trở thành một người am hiểu bóng đá hoặc người chơi bóng sạch – fair play, cùng tìm hiểu về các lỗi phạt được quy định trong bộ môn thể thao vua ngay sau đây.
1. Các lỗi phạt trong bóng đá: lỗi phạt trực tiếp
Khi nào cầu thủ bị phạt đá phạt trực tiếp?
Đá phạt trực tiếp
Phần lớn các pha phạm lỗi dẫn tới một quả đá phạt trực tiếp liên quan đến sự va chạm giữa các cầu thủ đối phương. Mặc dù sự va chạm giữa các cầu thủ là một phần của trò chơi, nhưng Luật bóng đá hiện hành cấm hầu hết các hành động va chạm mạnh. Có nghĩa là, một pha tranh bóng trong bóng đá được yêu cầu chủ yếu hướng vào bóng chứ không phải là cầu thủ đang sở hữu bóng.
Cụ thể, các quy tắc nghiêm cấm lao vào, nhảy vào, đá (hoặc cố gắng đá), xô đẩy, tấn công (hoặc cố gắng tấn công), vấp ngã (hoặc cố gắng vấp ngã) và xử lý đối thủ kiểu bóng bầu dục theo cách được coi là bất cẩn, liều lĩnh hoặc “sử dụng vũ lực quá mức”.
Do đó, bạn có thể thấy những trận đấu mà cầu thủ tranh cướp bóng của đối phương nếu đá trúng quả bóng mà cầu thủ đối phương ngã thì không bị tính là phạm lỗi. Nhưng nếu cầu thủ đá không trúng bóng mà trúng chân đối thủ sẽ bị tính là phạm lỗi.
Lỗi này đặc biệt nghiêm trọng khi ở vị trí trong khu vực 16m50 của đối thủ. Vì đối thủ có thể được hưởng 1 quả phạt đền.
Vi phạm dùng tay chơi bóng cũng là một trong các lỗi phạt trong bóng đá. Và bị phạt bằng quả đá phạt trực tiếp. Các cầu thủ trong bóng đá hiệp hội bị cấm chạm vào bóng bằng tay hoặc cánh tay, ngoại trừ thủ môn trong vòng cấm của họ.
Tiếp xúc tình cờ có thể tránh khỏi việc bị phạt – chẳng hạn như nếu quả bóng đập vào cánh tay của cầu thủ ở cự ly ngắn và cầu thủ không thể tránh được cú va chạm đó. Tuy nhiên, nếu người chơi đặt cánh tay của họ để làm cho cơ thể của họ “lớn hơn một cách bất thường” và xảy ra va chạm, thì đây được coi là phạm lỗi.
Ngoài ra, nếu một cầu thủ ghi bàn vào khung thành đối phương bằng tay hoặc cánh tay, ngay cả khi vô tình và không thể tránh khỏi, thì hành động vẫn bị coi là chơi bóng bằng tay.
Các quả phạt trực tiếp cũng được áp dụng nếu cầm chân đối phương, cản trở họ tiếp xúc, cắn hoặc khạc nhổ vào người khác, ném một vật (không phải bóng) vào đối phương hoặc trọng tài trận đấu, hoặc tiếp xúc với bóng với vật được giữ.
Tóm lại, để ngắn gọn hơn thì có 10 trong số các lỗi phạt trong bóng đá được hưởng quả đá phạt trực tiếp, thậm chí là penalty. Cụ thể như sau:
- Người chơi đá hoặc tìm cách đá đối phương
- Người chơi ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương
- Người chơi nhảy vào đối phương
- Người chơi chèn vào đối phương
- Người chơi đánh hoặc tìm cách đánh đối phương
- Người chơi xô đẩy đối phương
- Cố ý lôi kéo đối phương
- Xoạc chân để lấy bóng nhưng chạm đối phương khá thô bạo trước rồi mới chạm bóng
- Cố tình nhổ nước bọt vào đối phương
- Cố ý chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu vực phạt đền của đội mình)
Phạt lỗi trực tiếp như thế nào?
Một đội bóng được nhận một quả đá phạt trực tiếp sẽ đặt bóng ở ngay tại vị trí bị phạm lỗi. Hoặc đặt bóng trước khung thành của đối thủ 11m nếu vị trí bị phạm lỗi nằm trong khu vực 16m50. Đây được gọi là đá phạt đền hay penalty. Bất kỳ cầu thủ nào trong đội bóng đó cũng có thể đá phạt trực tiếp, không chỉ định là cầu thủ bị phạm lỗi.
Quả bóng đá được tính là một bàn thắng khi cầu thủ thực hiện đá phạt đá bóng trực tiếp vào khung thành, không chạm vào bất kỳ cầu thủ nào khác (trừ thủ môn đối phương). Nếu quả bóng chạm vào một cầu thủ khác trước khi vào lưới thì không được công nhận là một bàn thắng.
Đá phạt trực tiếp
2. Các lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá
Khi nào cầu thủ nhận lỗi phạt gián tiếp?
Một số các lỗi phạt trong bóng đá thuộc về lỗi gián tiếp khi trên sân, các cầu thủ phạm phải những “sai lầm” dành cho thủ môn như liệt kê sau đây:
- Cố ý chạm hay bắt bóng trở về sau khi bóng đã vào cuộc và bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.
- Cố ý giữ bóng trong tay quá lâu ở thời gian hơn 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
- Bắt bóng trực tiếp từ quả ném biên do đồng đội, cũng như có hành động câu giờ.
- Cố tình hoặc vô tình dùng tay chạm bóng khi đồng đội đưa bóng về bằng chân.
- Thả bóng lăn vào cuộc rồi lại nhận bóng bằng tay (câu giờ).
Ngoài vị trí thủ môn hay bị mắc các lỗi phạt trong bóng đá theo hình thức đá phạt gián tiếp thì cầu thủ trên sân cũng có thể vi phạm:
- Ngăn cản đường tiến của đối thủ một cách thô bạo.
- Chơi bóng lăn xả nguy hiểm.
- Cố ý ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
Lưu ý: Một quả đá phạt gián tiếp cũng được thực hiện nếu vi phạm việt vị xảy ra, mặc dù việt vị không được coi là phạm lỗi.
Lỗi phạt gián tiếp được thực hiện như thế nào?
Các quả đá phạt gián tiếp được thực hiện từ nơi xảy ra lỗi, ngay cả khi nó nằm trong vòng cấm của cầu thủ vi phạm. Nếu vi phạm xảy ra trong khu vực khung thành của họ, quả đá phạt gián tiếp được thực hiện từ điểm gần nhất trên đường khung thành chạy song song với đường biên.
Quả đá phạt gián tiếp được tính là bàn thắng khi trái bóng chạm chân một cầu thủ khác trước khi vào lưới.
Đá phạt gián tiếp
3. Lỗi phạt thẻ vàng trong bóng đá
Khi nào cầu thủ nhận thẻ vàng?
Các lỗi phạt trong bóng đá không thể thiếu phạt thẻ vàng với những pha vi phạm sau:
- Xuất hiện hành vi phi thể thao như đẩy, kéo, ngáng chân,… cầu thủ đối phương.
- Cố ý gây ra hành động hay lời lẽ phản đối quyết định của trọng tài.
- Cố tình trì hoãn trận đấu để kéo dài thời gian (thường gặp ở các đội đang dẫn bàn thắng).
- Vi phạm Luật bóng đá liên tục.
- Không tuân thủ đúng đắn về cự ly trong những quả đá phạt.
- Cầu thủ tự ý vào hay trở lại sân khi chưa có sự đồng ý của trọng tài.
Thẻ vàng trong bóng đá bị phạt như thế nào?
Cầu thủ bị thẻ vàng sẽ được trọng tài ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ và là lời cảnh cáo của trọng tài dành cho cầu thủ đó. Người chơi đã bị cảnh cáo có thể tiếp tục chơi trong trận đấu bóng đá. Tuy nhiên, một cầu thủ nhận cảnh cáo thứ hai bằng một thẻ vàng tiếp theo trong trận đấu sẽ bị đuổi khỏi sân bóng. Và đội bóng đó sẽ tiếp tục chơi mà chỉ có 10 cầu thủ.
Thẻ vàng
4. Các lỗi phạt thẻ đỏ trong bóng đá
Khi nào cầu thủ bị thẻ đỏ
Những vi phạm dưới đây sẽ phải nhận lấy chiếc thẻ đỏ – một trong các lỗi phạt trong bóng đá mà không cầu thủ nào mong muốn:
- Xuất hiện hành vi bạo lực nghiêm trọng.
- Lối chơi thô bạo, nguy hiểm, gây chấn thương trầm trọng cho cầu thủ khác.
- Cố ý nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ người nào khác trên sân.
- Cố ý dùng lời lẽ hoặc hành động lăng mạ, sỉ nhụ đối phương hoặc trọng tài.
- Cố tình cản một bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn của đối phương, đặc biệt là trong khu vực 16m50 khi cố tình chơi bóng bằng tay.
- Cầu thủ phải nhận thẻ vàng thứ 2 của trận đấu.
- Trong các trận đấu sử dụng hệ thống VAR thì nếu cầu thủ vào khu vực coi lại video trận đấu cũng bị nhận ngay một thẻ đỏ.
Thẻ đỏ trong bóng đá bị phạt như thế nào?
Thẻ đỏ là một hình phạt rất nặng và có thể coi là nặng nhất nếu xét về các lỗi phạt trong bóng đá. Những cầu thủ bị phạt thẻ đỏ sẽ phải rời sân thi đấu. Và cầu thủ đó thậm chí không được phép ở lại khu vực kỹ thuật của đội và phải rời khỏi sân hoàn toàn.
Trong trường hợp cầu thủ nhận thẻ đỏ là thủ môn thì huấn luyện viên buộc phải thay thế 1 trong 10 cầu thủ trên sân để thay 1 thủ môn mới vào. Khung thành không bao giờ được để trống, không có thủ môn là quy định trong luật bóng đá.
Còn trường hợp hy hữu một đội bóng đã hết quyền thay đổi người thì bắt buộc 1 trong 10 cầu thủ trên sân phải di chuyển xuống để làm thủ môn.
Trong hầu hết các giải đấu, một thẻ đỏ trực tiếp duy nhất (tức là không phải thẻ đỏ nhận được do kết quả của hai thẻ vàng liên tiếp) dẫn đến việc cầu thủ vi phạm bị truất quyền thi đấu trong một hoặc nhiều trận đấu tiếp theo, với số trận chính xác khác nhau tùy theo hành vi phạm lỗi.
Và đồng thời, khi một cầu thủ nhận thẻ đỏ thì đội bóng kia sẽ thực hiện quả đá phạt ngay tại điểm lỗi. Trong trường hợp lỗi xảy ra trong vùng cấm địa của đội bóng, thì đội còn lại sẽ được thực hiện đá phạt đền.
Thẻ đỏ
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các lỗi phạt trong bóng đá. Không thể phủ nhận rằng, bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi thể lực dẻo dai, bền bỉ. Chính vì thế, để có thể chơi xuất sắc được bộ môn này, bạn cần phải kết hợp rèn luyện thêm thật nhiều với các sản phẩm khác như máy chạy bộ điện giá rẻ, xe đạp tập gym,… hoặc các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội,… Khi sở hữu được tinh thần chiến binh và thể lực vững mạnh, chắc chắn bạn sẽ làm chủ được mọi cuộc chơi. Nếu muốn biết thông tin về các sản phẩm, đừng ngần ngại truy cập ngay vào website elipsport.vn hoặc gọi vào hotline 1800 6843 bạn nhé!
Để có sức khoẻ như các cầu thủ chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục mọi lúc tại nhà cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc Xe đạp tập , Ngoài ra giác ngủ và giảm stress cũng rất quan trọng cho sức khoẻ bạn và gia đình nên chúng ta hãy cân nhắc lựa chọn một chiếc Ghế massage ELip sau một ngày làm việc mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Các lỗi phạt trong bóng đá bao gồm lỗi đá phạt trực tiếp, gián tiếp, lỗi phạt thẻ vàng, lỗi phạt thẻ đỏ.
Đá phạt trực tiếp và gián tiếp
Sự khác biệt đơn giản giữa hai loại này là: Trên một quả đá phạt trực tiếp, bạn có thể ghi bàn bằng cách sút bóng trực tiếp vào khung thành . Trên một cú đá gián tiếp, bạn không thể ghi bàn. Một cầu thủ khác phải chạm vào một quả đá gián tiếp trước khi nó có thể đi vào khung thành – đó là người thực hiện quả đá và một người thứ hai.
Khi quả đá phạt gián tiếp được thực hiện, quả đá phạt được thực hiện từ vị trí phạm lỗi. Cầu thủ thực hiện cú đá không thể chạm vào bóng lần nữa cho đến khi nó chạm vào một cầu thủ khác – và nếu quả đá gián tiếp đi vào khung thành trước khi chạm vào cầu thủ khác, quả phát bóng lên sẽ được trao.
Lỗi đá phạt trực tiếp có thể được thực hiện ở vị trí đá phạt hoặc ở vị trí cách khung thành 11 m (đá phạt đền). Chi tiết trong bài viết này.
Cầu thủ chơi bóng thô bạo, bạo lực, nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ người nào khác trên sân, cố ý dùng lời lẽ hoặc hành động lăng mạ, sỉ nhụ đối phương hoặc trọng tài, cố tình cản một bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn của đối phương bằng việc chơi bóng bằng tay, nhận 2 thẻ vàng.