Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì do đâu? 2022 | Mytranshop.com

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng mới đáng báo động hiện nay. Việc các em ở tuổi dậy thì bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường sau này.

Nhiều phụ huynh gặp những lo lắng khi thấy con em mình thường xuyên thức khuya và xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi trông thấy. Những biểu hiện đó lên tiếng cảnh báo về việc con bạn đang có triệu chứng mắc phải mất ngủ ở độ tuổi dậy thì. Mất ngủ tuổi dậy thì là một tình trạng rất đáng báo động, thế nhưng nguyên do là gì, hãy đọc tiếp thông tin dưới đây.

1. Triệu chứng khi gặp phải mất ngủ ở tuổi dậy thì

Khi bị mất ngủ ở tuổi dậy thì, trẻ thường có những dấu hiệu phổ biến sau đây:

– Không thấy buồn ngủ vào ban đêm, thao thức trằn trọc

– Không ngủ được giấc sâu, hay bị thức và khó có thể ngủ lại

– Thời gian ngủ rất ít, thậm chí chỉ ngủ được 2-3 tiếng rồi tỉnh dậy

– Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng và uể oải vào buổi sáng

– Buồn ngủ liên tục, ngủ gục vào ban ngày.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ ở tuổi dậy thì khiến cho trẻ hay mệt mỏi, uể oải.

Tùy vào biểu hiện và triệu chứng mà mất ngủ ở tuổi dậy thì được chia thành hai loại chính:

– Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính được các bác sĩ giải thích là chứng mất ngủ tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian ngắn. Với loại mất ngủ này, trẻ dễ được điều trị khỏi và thường không tái phát.

– Mất ngủ mãn tính

Nếu trẻ ở tuổi dậy thì thường xuyên mất ngủ  với tần suất ít nhất 3 đêm/tuần và lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên thì được gọi là mất ngủ mãn tính. Lúc này, chứng khó ngủ ở trẻ đã trở thành căn bệnh mất ngủ tuổi dậy thì.

2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ ở tuổi dậy thì

Nhiều người có lẽ vẫn chưa tin chuyện tuổi dậy thì cũng có thể bị mất ngủ bởi vì triệu chứng này chỉ thường xuất hiện ở các độ tuổi lớn hơn. Thế nhưng, với những nguyên nhân sau đây, mất ngủ ở tuổi dậy thì xảy ra là việc hết sức dễ hiểu:

2.1. Mất ngủ ở tuổi dậy thì do sự thay đổi hormone

Ai cũng biết rằng, trong độ tuổi dậy thì, việc hormone bị thay đổi là điều hiển nhiên bởi những biến động bất thường nơi hormone tuyến giáp sẽ khiến trẻ khó ngủ. Bên cạnh đó, nồng độ cortisol tiết ra không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ dậy thì bị mất ngủ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Câu chẻ , trắc nghiệm tiếng anh lớp 11 2022 | Mytranshop.com

2.2. Áp lực của việc học tập, thi cử

Áp lực học tập của trẻ ngày nay thật sự không hề nhỏ. Các cuộc đua về điểm số cũng như thành tích trên lớp đã khiến các con trở nên quá căng thẳng. Sự kỳ vọng của bậc phụ huynh vô tình gây ra gánh nặng cho các con mà đôi lúc, chúng có thể stress hơn cả khi bạn làm việc. Hệ thần kinh vốn dĩ đang phải nạp vào một lượng kiến thức rất lớn mỗi ngày, nay lại phải chịu áp lực cao chính là lý do mà mất ngủ ở tuổi dậy thì xuất hiện ở trẻ.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Áp lực học tập khiến trẻ căng thẳng

2.3. Lạm dụng các thiết bị điện tử gây mất ngủ

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, việc trẻ em được sớm tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều quá dễ hiểu. Đặc biệt, trong độ tuổi dậy thì thích khám phá, tìm tòi và đam mê những trò chơi giải trí, các em dễ bị nghiện game, nghiện sử dụng các thiết bị này. Thông thường, thời gian các em hay chơi điện thoại, ipad, laptop,… là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngay lúc này, các tia sóng từ các thiết bị công nghệ sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ. Thêm vào đó, sự hưng phấn và kích thích khi chơi game khiến các em khó lòng “dứt” cuộc chơi rồi đi ngủ mà thay vào đó, các em sẽ chơi liên tục, có khi là chơi thâu đêm. Dần dần, với nhịp độ đó, trẻ sẽ bị hình thành thói quen thức khuya và do vậy mà cũng vô tình mắc phải mất ngủ ở tuổi dậy thì.

2.4. Thói quen thức khuya học bài

Khối lượng sách vở trên trường đã nhiều, ngày nay các em còn phải đi học thêm khắp nơi. Việc có quá nhiều bài tập và kiến thức cần phải tiếp thu mỗi ngày như vậy khiến cho trẻ buộc phải thức khuya, thậm chí sử dụng cà phê để duy trì sự tỉnh táo. Điều này sẽ làm cho đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể trẻ xáo trộn, từ đó gây ra mất ngủ ở độ tuổi dậy thì.

2.5. Mất ngủ ở tuổi dậy thì vì ăn vặt vào buổi tối

Những ly trà sữa, những phần bánh ngọt hay thức ăn nhanh chính là “cám dỗ” khó vượt qua của các em đang trong độ tuổi dậy thì. Chính những loại thực phẩm này là nguyên nhân lớn gây ra chứng khó ngủ, lâu dần thành mất ngủ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu nhà 1 trệt 1 lầu đơn giản 4x12 tiêu chí rẻ, thoáng, hiện đại - 2022 | Mytranshop.com

2.6. Không gian ngủ không chất lượng

Khi không gian ngủ kém chất lượng như quá chật, quá bí, quá nóng bức,… trẻ cũng sẽ dễ bị mất ngủ. Thêm vào đó, nếu phải ngủ trong một không gian nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh, trẻ sẽ dễ giật mình khi ngủ, nếu có ngủ cũng sẽ mộng mị linh tinh, thậm chí là ác mộng.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Căn phòng bị thiếu ánh sáng cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ cho trẻ

2.7. Yếu tố bệnh lý của trẻ dậy thì

Ngoài những nguyên nhân thường gặp vừa kể trên, mất ngủ ở tuổi dậy thì còn có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một số căn bệnh gây ảnh hưởng giấc ngủ thường được kể đến như viêm da, bệnh tim, trầm cảm, nhiễm trùng đường hô hấp, thiếu máu não, suy nhược thần kinh…

3. Cách hạn chế khả năng mất ngủ ở tuổi dậy thì cho trẻ

Mất ngủ ở tuổi dậy thì thường ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Hầu hết các trẻ bị mất ngủ tuổi dậy thì đều gặp phải các vấn đề như suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, khó hòa đồng, trầm uất, sa sút kết quả học tập,…

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể khiến trẻ bị trầm cảm.

Chính vì thế, việc hạn chế, phòng ngừa khả năng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì cho trẻ là rất quan trọng mà các bậc phụ huynh không nên lơ là bỏ qua. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả nên được áp dụng cho con:

  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy sớm vào một giờ cố định, duy trì trong vòng ít nhất 28 ngày.
  • Hạn chế ngủ trưa nhiều, nếu có chỉ nên ngủ tối đa 60 phút.
  • Giúp cho trẻ có tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ về áp lực thi cử hay bài vở. Bạn có thể cùng con sử dụng xe đạp tập để vận động nhẹ nhàng tại nhà, giải tỏa căng thẳng chẳng hạn.
  • Vận động đều đặn vào mỗi buổi sáng với máy tập chạy bộ đa năng tại nhà nếu không có quá nhiều thời gian ra ngoài.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gần sát giờ đi ngủ. Các bác sĩ tâm lý khuyên rằng ta nên để trẻ ngưng sử dụng đồ điện tử trước khi đi ngủ khoảng từ 30 – 60 phút.
  • Ngâm chân bằng nước ấm, massage chân hoặc nghe nhạc, giải trí nhẹ nhàng trước khi ngủ.
  • Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Kiểm soát lượng thức ăn trẻ nạp vào trước khi đi ngủ. Tuyệt đối tránh các loại đồ ăn gây khó tiêu, thức ăn nhanh, đồ uống có caffeine,… Bên cạnh đó, bạn có thể cho con uống một ly sữa ấm trước khi ngủ 30 phút để giúp con dễ đi vào giấc, hạn chế khả năng bị mất ngủ ở độ tuổi dậy thì nhiều hơn.

Hãy giúp con phòng tránh chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì ngay hôm nay bằng cách tập cho con những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều cơ hội được vận động thể chất lành mạnh. Tập đoàn thể thao Elipsport tin rằng, chỉ cần một chiếc máy chạy bộ hay xe đạp tập ngay tại nhà, gia đình bạn hoàn toàn có thể trở nên khỏe mạnh cùng nhau, hạnh phúc bên nhau khi có những giây phút rèn luyện cơ thể, tiêu biến đi những năng lượng tiêu cực.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Cùng nhau tập thể dục giúp cho gia đình gắn kết với nhau nhiều hơn

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về mất ngủ ở tuổi dậy thì

 

Mất ngủ sẽ khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn, để lấy lại đồng hồ sinh học biện pháp nhất thiết phải thực hiện đó là tập thể dục. Bạn có thể tham khảo máy chạy bộ giá rẻ chất lượng bên bỉ để có thể tập luyện ngay tại nhà hoặc chiếc xe đạp tập tại chỗ cũng rất tiện lợi. Đặc biệt hơn, nếu có điều kiện bạn có thể trải nghiệm thả lỏng cơ thể trên chiếc ghế massage toàn thân, liệu pháp massage thư giản được các chuyên gia của Elipsport sẽ giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon hơn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Leave a Comment