Tìm hiểu thừa cân béo phì là gì? Chế độ ăn giảm cân cho trẻ em béo phì 2022 | Mytranshop.com

Tình trạng thừa cân béo phì bị coi là một trong những hiểm họa trong thế kỷ 21 bởi sự gia tăng nhanh chóng và tác động xấu tới sức khỏe con người. Vậy béo phì có phải là bệnh không? Bệnh béo phì trẻ em thì như thế nào? Chúng ta cần làm gì để thoát khỏi tình trạng này?

Trẻ thừa cân béo phì đang là một tình trạng đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra trên toàn thế giới. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mà còn có những tác động tiêu cực đến hoạt động cũng như tình thần của trẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thừa cân gây béo phì qua bài viết dưới đây của tập đoàn thể thao Elipsport.

1. Thừa cân béo phì là gì?

thừa cân béo phì

Tình trạng trẻ béo phì thừa cân đang gia tăng trên toàn thế giới

Có thể chúng ta đã nghe nhiều về thừa cân béo phì nhưng thừa cân là gì thì không hẳn ai cũng biết chính xác. Theo WHO, thừa cân béo phì là hiện tượng tích lũy mỡ quá mức, vượt qua tình trạng bình thường trên toàn thân hay một vùng cơ thể và gây ra những tác động xấu tới sức khỏe. Tình trạng này rất dễ nhận thấy khi người mắc phải có trọng lượng cơ thể cao hơn nhiều so với trọng lượng của người bình thường. Vậy béo phì có phải là bệnh không?

Trong thực tế, tình trạng bị thừa cân và béo phì là một bệnh mãn tính có nguyên nhân chính là do sự dư thừa và tích trữ quá mức năng lượng trong cơ thể dưới dạng mỡ. Việc xác định một người có bị bệnh dư thừa cân nặng quá mức gây béo phì hay không được dựa trên chỉ số BMI của cơ thể, chi tiết như sau:

BMI bằng trọng lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số này liên quan chặt chẽ đến số lượng mỡ phân bố trong cơ thể. Theo đó người lớn có chỉ số BMI từ 25 đến dưới 30 được coi là thừa cân, chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Số liệu này không áp dụng với phụ nữ mang thai.

2. Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ

2.1. Nguyên nhân gây béo phì nguyên phát

Cơ thể mất cân bằng năng lượng: Lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu mà cơ thể cần hoặc việc giảm tiêu hao năng lượng trong thời gian dài khiến mỡ tích tụ trong cơ thể. Một số bộ phận thường bị là mông, bụng, vai, đùi… Tình trạng này thường gặp ở những trẻ em thích ăn thức ăn nhanh, háu ăn, thích ăn đồ nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt và không thường xuyên hoạt động.

thừa cân béo phì

Trẻ béo phì do thích ăn thức ăn nhanh

2.2. Nguyên nhân gây béo phì thứ phát

Nguyên nhân thường gặp là bé mắc phải các bệnh lý di truyền, bệnh lý nội tiết hoặc do dùng nhiều loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Bệnh suy giáp trạng khiến toàn thân bị béo lùn, da khô, thiểu năng trí tuệ.
  • Bệnh cường năng tuyến thượng thận gây béo bụng, da có vết rạn, đỏ, nhiều mụn trứng cá, chỉ số huyết áp cao.
  • Thiểu năng sinh dục: Trẻ thường gặp các hội chứng như Prader-Willi (lùn, béo bụng, trí tuệ thiểu năng, hay gặp tinh hoàn ẩn), Laurence Moon Biedl (đái nhạt, toàn thân béo đều, có tật về mắt, thừa ngón).
  • Bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi di chứng viêm não. Khi mắc bệnh, trẻ bị béo, trí tuệ thiểu năng, có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Việc uống thuốc Corticoid kéo dài trong quá trình điều trị bệnh khớp, bệnh hen, hội chứng thận hư hoặc uống thuốc đông y có trộn thành phần corticoid trong điều trị dị ứng, chàm và hen.

3. Các mức độ của bệnh béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì ở trẻ em cũng được xác định dựa trên chỉ số BMI với cách tính tương tự như người lớn và chia ra các cấp độ như sau:

  • Béo phì độ 1: chỉ số BMI từ 30- dưới 35.
  • Béo phì độ 2: chỉ số BMI từ 35- dưới 40.
  • Béo phì độ 3: chỉ số BMI từ 40- dưới 50.
  • Siêu béo phì độ 4: chỉ số BMI từ 50 trở lên.

4. Béo phì dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nào?

Không những ảnh hưởng đến ngoại hình mà tình trạng béo phì ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, chúng bao gồm:

  • Bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn mỡ máu. Những trẻ bị rối loạn mỡ máu từ nhỏ nếu béo phì thì sẽ sớm bị bệnh xơ vữa động mạch sớm hơn người bình thường, có trường hợp mắc bệnh từ khoảng 10 tuổi.
  • Bệnh lý về nội tiết – chuyển hóa: đái tháo đường type 2, đề kháng insulin, hội chứng đa nang buồng trứng, rối loạn mỡ máu, dậy thì sớm, tăng đường huyết, tăng huyết áp. Khi bị rối loạn chuyển hóa, trẻ dễ bị gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch cùng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
  • Bệnh lý về hô hấp: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và hội chứng giảm thông khí do béo phì đe dọa tính mạng của trẻ.

thừa cân béo phì

Bé dễ mắc bệnh lý về hô hấp nếu bị béo phì

  • Bệnh lý về đường tiêu hóa: Tỷ lệ trẻ em bị gan nhiễm mỡ khi béo phì lên đến 34%. Chưa kể, bé có nguy cơ mắc bệnh sỏi đường mật cao gấp 7 lần so với những trẻ có cân nặng bình thường. 
  • Bệnh lý cơ xương: Trượt đầu trên xương đùi, chân vòng kiềng (bệnh Blount). Chưa kể, trẻ béo phì có tỉ lệ bị đau khớp thần kinh, gãy xương, khả năng di chuyển bị giảm, dị tật chi dưới, đau cơ xương khớp ở mắt cá, chân, lưng, đầu gối, bàn chân.
  • Nhiều bất thường về da: Rạn da, gai đen da…
  • Tăng áp lực nội sọ vô căn: Bệnh còn được biết với tên gọi là hội chứng giả u não với các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, nôn ói, đau mắt, có khả năng bị mù lòa hoặc suy giảm thị lực nghiêm trọng.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng, bé bị phân biệt đối xử, mắc chứng rối loạn ăn uống sau này dẫn đến bé có thói quen ăn uống không lành mạnh.

5. Trẻ em bị béo phì phải làm sao?

Rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng và đặt ra câu hỏi trẻ béo phì phải làm sao khi đối mặt với tình trạng này của con em mình. Trong thực tế, tình trạng trẻ em bị béo phì không hiếm gặp và chúng có những tác hại lớn đến sức khỏe như: tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và hô hấp, bệnh tiểu đường, tác động tâm lý xấu do bị béo phì….. Do vậy, khi xác định bé bị béo phì, bố mẹ cần có những biện pháp kiểm soát cân nặng của trẻ kịp thời. Để làm được điều này, trước hết hãy cho trẻ đi khám ở chuyên khoa dinh dưỡng để có những kết luận chính xác về nguyên nhân béo phì cũng như những bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải do thừa cân. Ngoài ra, bác sĩ dinh dưỡng cũng sẽ đưa ra những phương pháp và lời khuyên khoa học để trẻ có thể giảm cân dễ dàng hơn.

6. Chế độ giảm cân cho trẻ béo phì

Để trẻ em béo phì giảm cân cần có những biện pháp đồng bộ giữa chế độ ăn uống và vận động thể chất. 

6.1. Về chế độ ăn uống

  • Hạn chế các chất béo, ngọt, nhiều đường sữa trong khẩu phần ăn của trẻ như bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường. Trẻ lúc này có thể uống sữa nhưng nên lựa chọn sữa tách béo.
  • Chế biến các món ăn như luộc, hấp. Để giảm cân cho trẻ béo phì cần hạn chế tối đa các món ăn như chiên, rán, xào, các món chứa sốt béo.
  • Tăng khẩu phần ăn các loại rau củ, trái cây, sữa chua…. Nếu trẻ có thói quen lục tủ lạnh, hãy để sẵn những thức ăn này thay vì những thức ăn có khả năng gây tăng cân như đường sữa.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, những loại nước ít năng lượng như nước ép ổi, cam nên được tăng cường. Nước uống sẽ giảm bớt cảm giác đói và không khiến trẻ thèm ăn, do vậy sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì gia tăng.
  • Trẻ vẫn cần được ăn đủ 3 bữa và bữa phụ nếu trẻ vẫn đói, tuy nhiên cần chọn lựa những thực phẩm lành mạnh.

thừa cân béo phì

Nên có chế độ giảm cân cho trẻ béo phì

6.2. Về vận động thể chất

  • Chọn lựa những bộ môn vận động phù hợp với thể trạng của bé như đá banh, bơi lội, nhảy dây, đạp xe… Bạn có thể trang bị máy chạy bộ tại nhà, máy chạy thể dục hay xe đạp tập thể dục để bé luyện tập dễ dàng hơn.
  • Cường độ vận động cần duy trì đều đặn và thay đổi từ thấp đến cao để trẻ béo phì giảm cân hiệu quả.

6.3. Những chú ý cho cha mẹ khi giúp trẻ béo phì giảm cân

  • Giảm cân cho trẻ béo phì là một quá trình dài kỳ và đòi hỏi sự kiên trì, theo sát của cha mẹ.
  • Không giảm cân tùy tiện cho trẻ, nên giúp trẻ duy trì cân nặng không tăng thêm và chỉ tăng chiều cao do trẻ đang trong độ tuổi phát triển. Chỉ thực hiện các biện pháp giảm cân khi trẻ trên 2 tuổi bị thừa cân quá nhiều.
  • Cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ trong việc ăn uống và vận động để giúp trẻ xây dựng hứng thú và duy trì được lâu dài.
  • Tránh những tác động xấu đến tâm lý trẻ, hãy giải thích cho trẻ hiểu tác hại của thừa cân béo phì để trẻ hợp tác.

7. Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì cần được xây dựng cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt. Dưới đây sẽ là thực đơn gợi ý trong một tuần mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ

7.1. Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì ngày 1

  • Sáng: bánh ướt ăn kèm chả lụa, 1 múi bưởi
  • Trưa: Nửa chén cơm, canh bầu nấu tôm, cam tươi
  • Tối: Bún tươi, thịt và rau luộc, 1 múi bưởi.

7.2. Thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân ngày 2

  • Sáng: 1 chiếc bánh giò, 2 quả quýt
  • Trưa: nửa chén cơm, cá nấu canh chua.
  • Tối: Bún, canh thịt nạc nấu rau cải, trái cây tươi.

thừa cân béo phì

Cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ trong việc giảm cân

7.3. Thực đơn giảm cân cho trẻ ngày 3

  • Sáng: Bún riêu cua, 1 quả táo
  • Trưa: Nửa chén cơm, canh cá thu nấu rau ngót, tráng miệng bằng thơm.
  • Tối: Nửa chén cơm, thịt heo luộc, củ cải luộc, táo.

7.4. Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì ngày 4

  • Sáng: Bánh mì với ruốc thịt heo, thanh long tráng miệng.
  • Trưa: Nửa chén cơm, ức gà luộc, rau bắp cải luộc.
  • Tối: Nửa chén cơm, canh mướp đắng nấu cá thác lác, thanh long tráng miệng.

7.5. Thực đơn giảm cân cho trẻ ngày 5

  • Sáng: Cháo ăn với ruốc thịt lợn(chà bông), sữa đậu nành.
  • Trưa: Nửa chén cơm, nấm rơm rim, rau cải luộc.
  • Tối: Bún tươi, tôm hấp, rau sống, ổi tráng miệng.

7.6. Thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân ngày 6

  • Sáng: Bánh canh, nước cam
  • Trưa: Nửa chén cơm, thịt bò trộn xà lách, dưa hấu tráng miệng.
  • Tối: Bún tươi, canh cà chua, táo.

7.7. Thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân béo phì ngày 7

  • Sáng: Phở gà, sữa chua
  • Trưa: Nửa chén cơm, cá sốt cà chua.
  • Tối: Nửa chén cơm, thịt nạc nấu canh rau, trái cây tươi.

Trên đây là những thông tin về thừa cân béo phì cũng như thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì. Việc giảm cân cho trẻ cần chú ý thực hiện đúng cách để không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tâm lý trẻ. Khi cho trẻ vận động, cha mẹ có thể tập luyện cùng trẻ để trẻ có hứng thú hơn trong vận động thể chất. Việc tập thể dục tại nhà của cha mẹ có thể sẽ khiến trẻ thích thú và nhìn cha mẹ như một tấm gương trong vận động giảm cân và duy trì sức khỏe. 

Tập luyện thể dục thể thao tại nhà hàng ngày là phương pháp tốt nhất để có được body săn chắc, cân đối và là phương pháp giảm cân hiệu quả cũng như tăng cường sức khoẻ, sức đền kháng phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy chúng ta nên lựa chọn sản phẩm máy tập chạy bộ Elipsport hay xe đạp tập thể dục Elipsport luyện tập tại gia là điều rất cần thiết cho bạn và cả gia đình vì một cuôc sống khỏe mạnh và một Việt Nam Hùng Cường dựa trên một nền tảng sức khỏe vững chắc.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì.

Trẻ bị thừa cân béo phì do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao; yếu tố di truyền, bệnh sụn tuyến giáp hoặc thiếu ngủ.

Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, người sống tĩnh tại, phụ nữ sau sinh, người ngồi văn phòng hoặc người ít hoạt động thể lực có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì.

Người thừa cân béo phì có thể bị mắc bệnh xương khớp, tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, hô hấp, rối loạn nội tiết, trí nhớ suy giảm và ung thư.

Gia đình cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Zenfit Fitness & Yoga Center Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment