Tổng Hợp Các Bài Tập Cho Người Giãn Dây Chằng Lưng 2022 | Mytranshop.com

Dây chằng lưng là một dạng như dải băng bao gồm các bó mô liên kết nhau và bao quanh các khớp xương. Dây chằng có chức năng kết nối và cố định hệ thống xương. Chính vì thế, một khi dây chằng lưng bị giãn, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó chịu, bất tiện trong vận động hàng ngày.

Nguyên nhân gây nên tình trạng giãn dây chằng thắt lưng khá đa dạng và các triệu chứng cũng tùy thuộc vào mức độ bệnh. Việc chữa trị giãn dây chằng lưng hoàn toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, kết hợp luyện tập vận động là một giải pháp hữu hiệu nếu muốn phục hồi chức năng của dây chằng lưng. Đâu là các bài tập giúp hỗ trợ bệnh nhân đẩy lùi chứng bệnh này hiệu quả và nhanh chóng?

1. Giãn dây chằng lưng là gì?

dây chằng lưng

Dây chằng lưng – Một cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ thống cơ xương khớp

Dây chằng lưng có tính đàn hồi và nó được cho phép co giãn trong giới hạn nhất định. Một khi bị căng quá mức, dây chằng sẽ bị giãn và khó có thể đàn hồi lại như trước. Chính lúc ấy, dây chằng đã bị tổn thương và khiến lưng bị đau nhức. Triệu chứng này chính là giãn dây chằng lưng. Bệnh sẽ xảy ra khi bạn thực hiện các vận động liên quan đến khu vực thắt lưng như xoay người mạnh, cúi người, bê vác đồ nặng,… Từ đó, khiến cho bạn gặp khó khăn rất nhiều khi vận động.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của giãn dây chằng lưng

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Dây chằng thắt lưng bị giãn là một căn bệnh lý về cơ xương khớp khá phổ biến. Bệnh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Lưng bị chấn thương do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Vận động sai tư thế hoặc dùng quá sức, chẳng hạn như khiêng vác vật nặng, ngồi làm việc, chơi thể thao sai cách, ngủ sai tư thế thời gian dài, đột ngột vặn mình…
  • Thường xuyên bị rung xóc do tiếp xúc với máy móc, động cơ.
  • Dây chằng bị lão hóa tự nhiên do tuổi tác.
  • Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị giãn dây chằng.

Có nhiều trường hợp, dù người bệnh bị đau thắt lưng trong khoảng thời gian dài nhưng vẫn không tìm thấy bệnh lý trong quá trình thăm khám. Đây cũng là do một số nguyên nhân liên quan đến vấn đề tâm lý như lo âu, căng thẳng quá mức, hình dạng cột sống bất thường, thừa cân, béo phì.

2.2. Triệu chứng

dây chằng lưng

Cơn đau có thể nhẹ nhàng hoặc âm ỉ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng mà biểu hiện của các triệu chứng sẽ không giống nhau. Đặc điểm chung của căn bệnh này sẽ tương tự với bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đó là cảm giác vùng lưng bị đau nhức cùng với nhiều hạn chế trong quá trình vận động, chẳng hạn như:

  • Cơn đau có thể nhẹ nhàng, đau âm ỉ hoặc đau đột ngột khi bệnh nhân xoay người, cúi gập người, ho, mang vác vật nặng có ảnh hưởng đến lưng.
  • Khi tình trạng bệnh chuyển nặng, cơn đau có khả năng lan rộng xuống vùng mông nhưng thường sẽ không tác động đến vùng chân. Trong trường hợp chân bị tê cứng, yếu, gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh thì có khả năng dây thần kinh đã bị tổn thương. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm.
  • Khớp bị nóng đỏ, sưng viêm.
  • Khớp bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy, gặp khó khăn khi vận động vùng lưng. Thông thường, triệu chứng cứng khớp sẽ giảm đi sau khi được xoa bóp và người bệnh có thể vận động bình thường trở lại.
  • Các cơn đau nhức xuất hiện kèm theo cảm giác tê buốt, thường đau hơn khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.
  • Mắt thường quan sát thấy vùng lưng bị mất đi đường cong tự nhiên. Nguyên nhân của vấn đề này là do phần cột sống đã bị lệch.
  • Toàn thân có cảm giác đau nhức, mệt mỏi, khó chịu.

Các triệu chứng này khi bắt đầu xuất hiện thường kéo dài khiến cho tinh thần của người bệnh bị mất tập trung, sa sút, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, chất lượng cuộc sống suy giảm.

3. Những biện pháp điều trị giãn dây chằng lưng

Căn cứ vào mức độ chấn thương của dây chằng và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định được quá trình hồi phục của dây chằng. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ quyết định được phác đồ điều trị phù hợp bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nếu gặp trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau thắt lưng thì nên nghỉ ngơi nhiều và tránh vận động quá sức, không nằm trên nệm quá dày hoặc quá cứng để mạch máu không bị đè ép. Tốt nhất, người bệnh hãy nằm ngửa, thả lỏng, để phần đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
  • Chườm lạnh sẽ giúp co cơ và dây chằng, từ đó giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Người bệnh cần thực hiện chườm lạnh ở vị trí tổn thương trong khoảng 30 phút, kết hợp với liệu pháp massage nhẹ nhàng để giúp máu tuần hoàn, tăng hiệu quả giảm đau.
  • Tập yoga để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, giúp xương khớp thêm chắc khỏe, đây là bộ môn tốt cho cả dây chằng và cơ bắp. Bệnh nhân bị giãn dây chằng hãy tham khảo nhiều bài tập yoga để nâng cao tinh thần, cải thiện sức khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục. Tuy nhiên, người bệnh cần tập theo quá trình, không nên thực hiện bài tập khó quá sức để tránh khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng.
  • Massage, xoa bóp đã được y học cổ truyền chứng minh đem lại công dụng giảm đau, tăng cường máu lưu thông, điều hòa khí huyết, giảm tình trạng tắc nghẽn. Bạn có thể áp dụng liệu pháp massage ở hai bên cột sống mỗi ngày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện tập vật lý trị liệu đúng cách.

dây chằng lưng

Uống thuốc điều trị chứng giãn dây chằng

  • Uống thuốc điều trị: Nếu các cơn đau nhức trở nên dữ dội, tổn thương ở mức độ nghiêm trọng không thể kiểm soát, cuộc sống sinh hoạt ngày thường gặp khó khăn thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc điều trị. Bạn có thể dùng thuốc tây y hoặc đông y để khắc phục chứng bệnh này với điều kiện là phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc đúng cách. Bạn không nên tự ý dùng thuốc theo dân gian truyền miệng hoặc thay đổi liều lượng để không làm bệnh tình thêm nguy hiểm.
  • Điều trị ngoại khoa nếu quá trình điều trị nội khoa không đạt hiệu quả như mong muốn sau thời gian dài. Một số phương pháp ngoại khoa sẽ được áp dụng nếu cơn đau trở nên dữ dội, người bệnh bị ảnh hưởng vận động nghiêm trọng như: kéo dãn cột sống, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng, châm cứu, điều trị điện xung, chiếu đèn hồng ngoại…
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nguồn omega 3 dồi dào để kháng viêm. Bệnh nhân cũng cần ăn nhiều rau củ quả để nạp canxi và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, uống sữa để cung cấp canxi cho xương khớp… Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, tránh sử dụng chất kích thích, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm để tình trạng sưng đau không trở nên nghiêm trọng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để các cơ được hạn chế tiết axit lactic, đây là một trong các nguyên nhân gây ra cơn đau nhức ở thắt lưng.

4. Bài tập cho người bị giãn dây chằng lưng

Việc kết hợp vận động cho người bệnh giãn dây chằng lưng rất quan trọng. Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà bệnh nhân có thể áp dụng để sớm thoát khỏi tình trạng bệnh lý đau nhức này.

4.1. Động tác với tư thế chào mặt trời

  • Bạn nằm úp xuống giường và kê mặt trên một cái gối (chú ý không dùng gối quá cao).
  • Tiếp theo, chống 2 tay đồng thời nâng phần phía trên cơ thể lên, phần dưới chân vẫn giữ nguyên.
  • Thực hiện lặp lại tư thế này một cách nhẹ nhàng (khoảng từ 10 – 20 lần).

4.2. Động tác tự kéo giãn cột sống thắt lưng

dây chằng lưng

Động tác tự kéo giãn cột sống thắt lưng quen thuộc nhưng hữu hiệu trong việc chữa bệnh

  • Đầu tiên, bạn nhấc phần mông lên rồi từ từ bò ra phía sau, chân quỳ xuống để đỡ phần thân người.
  • Sau đó, hãy rướn người về phía trước trong lúc phần chân vẫn ở tư thế quỳ xuống và thả lỏng phần tay.
  • Tiếp tục chống tay lên, đẩy người về phía trước và lại đẩy người trở lại phía sau.
  • Thực hiện lặp lại tư thế này khoảng 10 – 20 lần.

4.3. Động tác hai gối gập nâng chậu lên cao

  • Bạn bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa với 2 chân co lên.
  • Sau đó, nâng phần mông lên khỏi mặt giường và gót chân vẫn giữ nguyên.
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng ít nhất 5 giây.
  • Chú ý hít sâu, thả lỏng cơ thể và thở đều trong 3 giây sau đó lại thực hiện động tác nhấc mông lên lần nữa.
  • Thực hiện lặp lại động tác này từ 10 – 20 lần.

4.4. Động tác gập gối từng bên nâng chân lên cao

  • Để bệnh nhân nằm ngửa với một chân gập, chống xuống giường và chân còn lại giơ lên khoảng 45 độ.
  • Thực hiện động tác tương tự cho chân còn lại.
  • Lặp lại từ từ khoảng 10 – 20 lần.

4.5. Động tác gập gối, nghiêng chân sang hai bên

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa và gập gối, chân chống trên giường.
  • Sau đó, nghiêng người sang 2 bên khoảng từ 10 – 20 lần và giữ nguyên phần người phía trên.

Các chuyên gia vật lý trị liệu khuyên bạn nên luyện tập các động tác này đều đặn, kiên trì cho đến khi dây chằng lưng giảm đau nhức. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người thân trong lúc luyện tập những ngày đầu tiên để quen dần và gia tăng tối ưu hiệu quả.

5. Phòng ngừa giãn dây chằng lưng

dây chằng lưng

Chạy bộ mỗi ngày để giúp cải thiện sức khỏe xương khớp thật hiệu quả

Giãn dây chằng lưng là một bệnh lý không thể coi thường. Do đó, ta nên chủ động phòng ngừa nó bằng các yếu tố cụ thể sau đây:

  • Nên khởi động, làm nóng cơ thể kỹ lưỡng trước khi bắt đầu các bài tập vận động, chơi thể thao,…
  • Đứng, ngồi đúng tư thế, giữ thẳng lưng. Chú ý đứng dậy vận động thường xuyên để tuần hoàn lưu thông hữu hiệu và tránh mỏi cơ – xương khớp.
  • Không gắng sức nếu trong lúc luyện tập, làm việc,… cảm thấy đau vùng thắt lưng để tránh bị giãn dây chằng lưng.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao vừa phải như yoga, bơi lội, sử dụng máy chạy bộ, xe đạp tập,… để đảm bảo sự dẻo dai cho xương khớp. 

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ nắm được cách đối phó với giãn dây chằng lưng sao cho hiệu quả cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Trên hết, hãy luôn ghi nhớ về tầm quan trọng của việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, việc luyện tập với máy chạy bộ, xe đạp tập của tập đoàn thể thao Elipsport sẽ giúp bạn có được một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, chống lại mọi vấn đề cơ – xương khớp ngoài ý muốn. Đồng thời, các sản phẩm của chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một tinh thần chiến binh tỉnh táo và mạnh mẽ tuyệt vời. Gọi ngay vào hotline 1800 6854 để được tư vấn cụ thể hoàn toàn miễn phí!

Thường thì bỏ lỡ khi tập, cơ lưng cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc bả vệ cột sống. Tuy nhiên, một cơ thể khỏe mạnh sẽ là một cơ thể với tất cả các bộ phận đều khỏe mạnh. Chính vì vậy, các bạn cần bổ sung các bài tập toàn thân để cả cơ thể được vận động. Các bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như chạy bộ với máy chạy bộ hoặc đạp xe. Đối với người bị đau lưng do tập nhiều hoặc sai cách, hãy thử ngồi ghế massage để cải thiện cơn đau nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Giãn dây chằng lưng là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng. Khi có tác động mạnh vào lưng, dây chằng có thể bị kéo giãn bất thường dẫn đến cơn đau lưng rất khó chịu.

Giãn dây chằng có thể diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng. Nếu giãn dây chằng nhẹ, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, sau đó bạn có thể vận động bình thường. Nếu giãn dây chằng nặng, cơn đau dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống, cần được điều trị sớm và đúng hướng.

Đa số bệnh nhân giãn dây chằng sau 1 – 2 tháng có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tổn thương dây chằng kèm theo các bệnh lý ở cột sống thì quá trình điều trị phức tạp hơn.

Ngay sau bị chấn thương, bạn nên chườm đá lạnh vào vùng lưng. Việc dùng miếng dán hay cao (có công dụng làm nóng) nên làm sau 2 ngày tổn thương.

Được. Một số tư thế yoga có thể giúp bạn giảm đau do giãn dây chằng lưng, tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng độ dẻo dai cho cơ bắp và dây chằng, cải thiện sức mạnh, ổn định cột sống, tăng khả năng vận động và tính linh hoạt cho các khớp xương.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các Sơ Đồ Bóng Đá Sân 9 Người Tốt Nhất 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment