Test đột quỵ là một trong những chủ đề hot và đang rất được quan tâm. Tuy nhiên nổi bật trong đó là trào lưu đứng một chân để kiểm tra đột quỵ. Vậy phương pháp này có thật sự hiệu nghiệm hay có cơ sở gì để chứng minh không?
Đột quỵ đã gây ra những tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ vô tình dẫn đến tử vong. Những bài test đột quỵ sẽ giúp bạn kiểm tra được sức khỏe và ngăn chặn rủi ro kịp thời. Trong đó trào lưu đứng bằng 1 chân đã và đang được ưa chuộng hơn.
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là bệnh gì?
Đột quỵ còn được gọi là căn bệnh tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu não gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Điều này đã khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não cũng sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết lại càng nhiều. Hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là bị tử vong. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu. Hoặc họ cũng bị mất các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần của cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc hay thị giác suy giảm…
2. Các dạng đột quỵ
2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do những cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu đi lưu thông lên não.
2.2. Đột quỵ do xuất huyết
Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não đã bị vỡ. Điều này cũng khiến máu chảy ồ ạt gây ra xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện những vết nứt, rò rỉ.
3. Test đột quỵ đứng 1 chân là gì?
Phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ là thước đo quan trọng giúp đánh giá được khả năng hoạt động của não. Một người bình thường có thể giữ thăng bằng bằng một chân trong hơn 20 giây. Nếu ít hơn thời gian này và nguyên nhân dẫn đến là không do các yếu tố vật lý (như đau chân) thì cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Kiểm tra đột quỵ bằng việc đứng một chân
Một nghiên cứu của các chuyên gia trường Đại học Kyoto đã thu hút khoảng 1.300 người tham gia, trong độ tuổi khoảng từ 67 tuổi. Những tình nguyện viên này đã được yêu cầu đứng bằng một chân, mở mắt và giữ thăng bằng khoảng 20 giây. Sau đó, các chuyên gia sẽ bắt đầu kiểm tra não của họ.
Kết quả của cuộc kiểm tra đã được công bố vào tháng 12/2014 khiến nhiều người bất ngờ. Hơn 30% tình nguyện viên gặp khó khăn khi giữ thăng bằng đều mắc bệnh mạch máu não nhỏ hoặc xuất huyết.
4. Vì sao bài test đột quỵ đứng 1 chân lại hiệu quả?
4.1. Yếu tố mắc bệnh
Kết quả kiểm tra đã được điều chỉnh theo những yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ như tiền sử gia đình và cá nhân mắc bệnh tim hay bị tăng huyết áp. Do đó, kết quả kiểm tra đột quỵ có độ chính xác cao theo tiền sử của tình nguyện viên.
4.2. Mối liên hệ giữa mạch máu não và đột quỵ
Một số nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa bệnh mạch máu não nhỏ và nguy cơ đột quỵ. Theo đó, bệnh mạch máu não nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ ở một số người cho dù họ có tiền sử bị bệnh mạch máu não hay không.
4.3. Các yếu tố khác
Ngoài ra, vẫn có một số nghiên cứu khác đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc giữ ổn định tư thế và dáng đi cùng với sức khỏe não bộ. Do đó, phương pháp test đột quỵ bằng tư thế đứng một chân là hoàn toàn hợp lý và đáp ứng được các cơ sở khoa học.
Theo một nghiên cứu, sự phối hợp tay và chân trong cơ thể được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác giúp kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong một không gian. Mạch cũng có chức năng tối ưu hệ thống tiền đình quyết định được khả năng tự cân bằng của một người. Vì vậy, nếu cơ thể không thể giữ thăng bằng lâu khi đứng một chân thì có thể cho thấy cơ thể đã bị tổn thương trong mạch thần kinh và cần phải được điều trị.
Vì sao đứng một chân kiểm tra lại hiệu quả?
5. Bạn đã thực hiện bài test đúng cách?
Phong trào này bắt đầu từ bác sĩ Michael Mosley (Anh). Ông cũng chính là người đã hưởng ứng tích cực bài thử thách này trong suốt nhiều năm qua. Không chỉ vậy mà còn đưa cả nó lên truyền hình. Trong đó ông cũng hướng dẫn cách đứng đúng chính là phải cởi giày. Sau đó đặt tay lên hông và đứng bằng một chân. Cuối cùng là nhắm mắt lại. Bài test này sẽ kết thúc ngay khi di chuyển phần bàn chân trụ hay khi chân còn lại đặt xuống dưới sàn để tránh khỏi bị ngã.
Một cách thử để phép đo chính xác hơn đó là hãy thực hiện ba lần, sau đó chia ra thời gian trung bình. Nếu bạn đứng ít hơn 20 giây mà nguyên nhân không do yếu tố bệnh lý thì sẽ nên sớm đi đến gặp bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra sức khỏe đúng hơn. Bác sĩ Michael cũng đã lưu ý, khi đứng bằng một chân với mắt nhắm lại, sẽ khó hơn với việc mắt mở. Nhiều bệnh nhân có thể xoay xở trên 30 giây nếu họ đang không nhắm mắt lại. Cuối cùng lại nhầm tưởng rằng thử thách này đã thành công và cho rằng sức khỏe cũng đã được ổn định. Do vậy, hãy chú ý cách đứng để nhận được đánh giá khách quan nhất của sức khỏe não bộ.
6. Các bài tập test đột quỵ khác
6.1. Bài test đột quỵ nhanh
Khi bạn có bất kỳ lo lắng về sức khỏe của mình thì hãy thử ngay bài test đột quỵ nhanh để xem bản thân và người thân có nguy cơ bị đột quỵ hay không.
6.1.1. Cười
Khi mỉm cười, nếu một bên mặt bị xệ xuống, không đối xứng, một bên góc miệng không di chuyển được thì đó là một dấu hiệu của việc đột quỵ não.
6.1.2. Tay
Nâng hay yêu cầu tự người đó nhấc hai tay lên và giữ trong vòng 5 giây ở góc 90°. Nếu trường hợp bị đột quỵ thì một tay sẽ tự động hạ xuống.
6.1.3. Nói
Phát âm hoặc yêu cầu người đó phát âm cụm từ đơn giản như tên. Nếu người đó bị líu lưỡi, nói chậm hay khó trả lời, không thể hiểu được những câu đơn giản đó thì đều là dấu hiệu của đột quỵ. Nếu bạn nhận thấy một trong những dấu hiệu đó, hãy nhanh chóng gọi xe cứu thương ngay lập tức. Hãy nhớ rằng bác sĩ chỉ có 4 tiếng rưỡi để cứu chữa người bệnh và trả lại cuộc sống bình thường cho họ.
Nói chậm, khó trả lời
6.2. Kiểm tra sức mạnh cơ bắp ở 2 bàn tay
- Yếu cơ là một trong những triệu chứng của bệnh đột quỵ não. Nếu một trong hai bàn tay lực cơ không đủ thì nó sẽ khiến bàn tay lệch về một phía và cũng không tự xoay lại được.
- Đưa hai tay thẳng về phía trước, giơ cao lên bằng vai, lòng bàn tay hướng lên.
- Nhắm 2 mắt từ 1 đến 3 phút.
- Mở mắt, xem bàn tay có bị xoay lệch vào bên trong hay không.
- Nếu sau 3 phút tay không lệch về bên trong nghĩa là bạn chưa có dấu hiệu của đột quỵ não.
6.3. Kiểm tra đột quỵ thông qua việc chạm mũi
- Tay với mắt phối hợp không nhịp nhàng cũng là một trong những triệu chứng của đột quỵ và khuyết tật tiểu não. Khi kiểm tra có thể phát hiện được tình hình các đầu ngón tay chạm không đúng đích.
- Hai người đứng đối diện, một người là người bệnh, còn người kia sẽ kiểm tra.
- Người bệnh dùng ngón tay trỏ chạm vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, sau đó lại đưa tay tự chạm vào mũi mình.
- Tiếp theo người kiểm tra di chuyển vị trí của các ngón tay, người bệnh lại chạm lần nữa vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Nếu đầu ngón tay trò của người bệnh nhiều lần chạm đích không chính xác thì họ cần phải cảnh giác với đột quỵ.
6.4. Kiểm tra đột quỵ thông qua việc đi trên một đường thẳng
Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hầu hết mọi người đều lầm tưởng đó là cảm lạnh. Nhưng thực tế, nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ ở tiểu não. Nếu tiểu não bị đột quỵ hay khuyết tật, thường không có cách nào để đi theo một đường thẳng.
- Tìm một đường thẳng ở trên mặt đất hoặc một dải băng đen thẳng trên mặt đất.
- Khi đi trên đường thẳng, gót chân trước phải chạm vào đầu ngón chân sau và tiến lên phía trước.
- Nếu tự kiểm tra thấy mình không thể đi qua hết đường thẳng kèm theo dấu hiệu chóng mặt, đau đầu thì cần phải đến các bệnh viện gần nhất kiểm tra kịp thời.
Đi trên đường thẳng kiểm tra đột quỵ
7. Cách phòng tránh đột quỵ
7.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ chủ yếu đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhằm quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
7.2. Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
- Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng nhằm bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn những loại thịt đỏ.
- Hạn chế sử dụng loại thực phẩm giàu chất béo, chiên xào, thức ăn nhanh,…
- Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, sữa đậu nành…
7.3. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu ở trong cơ thể. Nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, giúp tim thêm khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
7.4. Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây ra tăng huyết áp, áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Tốt nhất là cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
7.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Luôn kiểm tra sức khỏe định kì
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm sẽ phát hiện các yếu tố gây đột quỵ. Nếu bạn chủ động can thiệp kịp thời sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát được tình trạng bệnh. Không nên để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.
Đột quỵ là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vì thế việc biết được đột quỵ qua các bài test đột quỵ sẽ giúp cải thiện rất nhiều những hậu quả không đáng có. Vì thế tốt nhất bạn phải luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất. Bên cạnh đó cũng phải luôn giữ cho bản thân lối sống lành mạnh. Bạn có thể tận dụng thời gian ở nhà để tập thể dục bằng các thiết bị hỗ trợ như xe đạp tập, máy chạy bộ để luôn khỏe mạnh. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác được cập nhật tại elipsport.vn nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Dạ chào chị. Đột quỵ còn được gọi là căn bệnh tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu não gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Điều này đã khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não cũng sẽ bắt đầu chết.
Dạ chào chị. Người bị đột quỵ cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết lại càng nhiều. Hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là bị tử vong. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu.
Dạ chào chị. Phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ là thước đo quan trọng giúp đánh giá được khả năng hoạt động của não. Một người bình thường có thể giữ thăng bằng bằng một chân trong hơn 20 giây. Nếu ít hơn thời gian này và nguyên nhân dẫn đến là không do các yếu tố vật lý (như đau chân) thì cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Dạ chào chị. Khi đứng một chân với mắt nhắm lại, sẽ khó hơn mắt mở. Nhiều người có thể xoay xở trên 30 giây nếu họ không nhắm mắt lại. Sau đó lại nhầm tưởng thử thách thành công và cho rằng sức khỏe được ổn định. Do vậy, hãy chú ý cách đứng để có thể đánh giá khách quan sức khỏe của não bộ.
Dạ chào chị. Tìm một đường thẳng ở trên mặt đất hoặc một dải băng đen thẳng trên mặt đất. Khi đi trên đường thẳng, gót chân trước phải chạm vào đầu ngón chân sau và tiến lên phía trước. Nếu tự kiểm tra thấy mình không thể đi qua hết đường thẳng kèm theo dấu hiệu chóng mặt, đau đầu thì cần phải đến các bệnh viện gần nhất kiểm tra kịp thời.