Ngải cứu là loại rau rất phổ biến được dùng làm thực phẩm và cả dược liệu. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Cách làm nước ép ngải cứu như thế nào? Bạn hãy tham khảo những lợi ích mà ngải cứu mang đến cho sức khỏe qua bài viết này.
Một trong những loại cây quý được sử dụng khá nhiều ở nước ta là cây ngải cứu. Không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng mà ngải cứu còn được tận dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Cây ngải cứu được trồng trong vườn nhà của người dân bởi những công dụng mà nó mang đến. Biết được uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì sẽ giúp bạn xử lý một số tình trạng tại nhà hiệu quả, lành tính.
1. Khái quát chung về cây ngải cứu
Ngải cứu là cây họ cúc, mùi hăng, vị đắng, được sử dụng để làm thực phẩm và làm thuốc. Loại cây mọc hoang này sống lâu năm, hình dạng lá mọc so le, chẻ lông chim. Phiến lá men theo cuốn dài đến tận gốc. Hoa ngải cứu không chẻ ngọn ở lá. Ngải cứu là loại cây ưa ẩm, được trồng bằng cách dùng cây con hoặc giâm cành.
Lá ngải cứu có nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau
Tại các vùng trên cả nước, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây ngải cứu mọc hoang, được trồng quanh nhà, quanh các nhà thuốc đông y. Ngọn hoặc lá cây có thể được dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Cây ngải cứu khô có thể bảo quản được lâu. Lá cây ngải cứu khô được gọi là ngải diệp. Ngải cứu phơi khô, lấy lông trắng tán thành bột vụn thì được gọi là ngải nhung.
2. Giải đáp: Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Trị đau đầu, cảm cúm, ho
Cây ngải cứu có tính ấm, được dùng cho việc giải cảm. Bạn hãy dùng 300g lá ngải cứu, 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp nấu với 2l nước trong khoảng 20 phút rồi xông hơi.
Một bài thuốc khác là bạn hãy lấy 100g ngải cứu, 100g lá húng chanh, 100g lá tía tô, 50g sả nấu với 0.5l nước. Dùng thuốc liên tục trong 5 ngày để trị cảm, giảm ho, chóng mặt, hoa mắt.
Trị mẩn ngứa, mụn nhọt, làm trắng da
Ngải cứu không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn có khả năng giúp da được mịn màng, trắng hồng. Cách thực hiện như sau: Bạn đắp lá ngải cứu tươi lên mặt trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Đối với bé nhỏ bị rôm sảy, mẹ hãy giã nát lá ngải cứu rồi chắt lấy nước tắm cho bé.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? – Bồi bổ cơ thể
Nước ngải cứu tươi chẳng những giúp thanh nhiệt mà còn hỗ trợ cơ thể tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhiều vitamin trong lá ngải cứu có công dụng bồi bổ sức khỏe, phòng chống suy nhược cơ thể ở người hấp thụ kém. Những người ăn không ngon, ngủ không sâu giấc có thể hầm gà với nước ngải cứu ăn nhằm tẩm bổ cho cơ thể.
Thúc đẩy máu lưu thông lên não
Bạn hãy chế biến ngải cứu với trứng gà thành một món ngon bổ dưỡng. 2 thực phẩm này có chứa nhiều choline, protein và adenin có công dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường máu lên não, kích thích khí huyết lưu thông.
Công dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
Giảm đau nhức xương khớp
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Không thể phủ nhận được công dụng điều trị đau nhức xương khớp của dược liệu này. Các bệnh nhân bị viêm khớp, đau thần kinh tọa, đau gai cột sống, thấp khớp, tràn dịch khớp gối, đau cổ vai gáy… có thể dùng bài thuốc từ cây ngải cứu mà không cần sợ bị tác dụng phụ làm ảnh hưởng.
Để chấm dứt cơn đau xương khớp, bệnh nhân hãy rửa sạch lá ngải cứu, giã nát và vắt lấy nước cốt. Kế đó, bạn cho thêm vào hỗn hợp 2 muỗng cà phê mật ong, trộn đều lên và uống. Mỗi ngày, bạn sử dụng 2 lần. Bạn hãy kiên trì uống nước ngải cứu mật ong để bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Hầu như các chị em đều gặp phải tình trạng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Uống nước ngải cứu tươi có khả năng điều hòa kinh nguyệt. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy hãm lá ngải cứu với trà hoặc nước sôi uống hàng ngày. Mỗi ngày, bạn uống nước lá ngải cứu 3 lần vào trước kỳ kinh nguyệt. Nếu không có lá tươi, bạn có thể uống lá ngải cứu dạng bột hoặc dạng cao.
Một cách điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều với lá ngải cứu mà bạn có thể áp dụng là: Sắc 100g lá ngải cứu khô trong 200ml nước đến khi đặc lại còn 100ml. Bạn có thể thêm đường và uống 2 lần mỗi ngày. Nếu muốn nhanh giảm đau bụng kinh, bạn hãy tăng lượng dùng và giảm lại khi tình trạng đau bụng thuyên giảm.
Nhiều người đã nhận được kết quả điều trị mụn, điều hòa kinh nguyệt tốt với việc uống ngải cứu và nghệ. Cách thực hiện là dùng nghệ và lá ngải cứu giã ra, lọc lấy nước. Đem hỗn hợp đi phơi sương rồi uống trước khi ngủ.
3. Ngâm rượu ngải cứu có tác dụng gì?
Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc được các lương y dùng khá nhiều. Bên cạnh công dụng giảm đau, hoạt huyết, an thai thì rượu ngải cứu ngâm còn cho hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp, phù nề, sưng đỏ khớp, bầm tím vì chấn thương.
Rượu ngải cứu ngâm có công dụng làm giảm tình trạng bầm tím, huyết ứ ở khớp xương, hoạt huyết. Ngải cứu với tính ấm giúp tán khí hàn xâm nhập vào kinh mạch, nhờ đó giảm đau nhức xương khớp. Mỗi ngày, người bệnh hãy uống 1 cốc rượu ngải cứu nhỏ để cải thiện tình trạng bệnh.
Rượu ngải cứu trị bệnh xương khớp
Cách làm rượu ngâm ngải cứu như sau:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vỏ bưởi, 2l rượu trắng, 1kg ngải cứu, 1kg chanh tươi, 200g đường phèn.
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước.
- Sao vàng vỏ bưởi và ngải cứu.
- Đổ rượu cùng các nguyên liệu vào bình, đậy nắp kín, ngâm trong vòng 1 tháng rồi sử dụng.
4. Hướng dẫn cách làm nước ép ngải cứu
Nguyên liệu làm nước ép ngải cứu tươi
- 100g rau ngải cứu
- 2 muỗng canh mật ong
- 200ml nước lọc
Cách làm nước ép ngải cứu tươi
- Sau khi mua ngải cứu về, bạn nhặt lá non, bỏ lá sâu úa. Ngâm ngải cứu trong nước muối pha loãng từ 10 đến 15 phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.
- Cho ngải cứu cùng 200ml nước lọc vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp vừa xay qua rây để lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Cho 2 muỗng canh mật ong vào nước ngải cứu, khuấy đều rồi thưởng thức.
Nước ép ngải cứu pha mật ong có vị thanh mát và dễ uống. Khi uống, bạn sẽ thấy có vị đắng nhẹ đặc trưng hòa cùng vị mật ong ngọt dịu, vừa miệng.
Nước ép lá ngải cứu
5. Cần lưu ý gì khi sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh?
Không phải sau khi biết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì thì ai cũng có thể uống bao nhiêu tùy thích. Bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Ngải cứu có tác dụng phụ là làm tổn thương thần kinh, gây hưng phấn quá mức, thậm chí khiến cơ thể co giật. Mỗi tuần, bạn chỉ nên uống nước lá ngải cứu 2 lần.
- Người có thể trạng bình thường không nên nấu nước ngải cứu uống hàng ngày.
- Mẹ bầu không nên dùng các món ăn liên quan đến lá ngải cứu.
- Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên dùng lá ngải cứu vì nó sẽ gây khó khăn trong kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột.
- Việc dùng tinh dầu ngải cứu cần thực hiện hợp lý để không tạo độc tính cho gan thận.
Ngải cứu từ lâu đã được tận dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất cho thắc mắc uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Bạn cần hiểu rõ về công dụng, cách sử dụng và liều dùng loại dược liệu này để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, nếu có cơ địa đặc thù, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu muốn chữa bệnh bằng cây ngải cứu.
Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc từ rau ngải cứu giúp an thai, dành cho các mẹ từ 3 tháng trở đi. Nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.
Những người muốn thanh lọc cơ thể, chữa mụn nhọt; Người muốn điều hòa kinh nguyệt; Đối tượng bị táo bón, khó tiêu; Người muốn giảm mỡ bụng, giảm cân; Đối tượng mắc một số bệnh lý viêm mà đặc biệt là viêm xương khớp hay amidan nên uống nước ngải cứu tươi.
Muối biển rang ngải cứu chườm đắp lên vùng bị đau sẽ giúp nâng cao hiệu quả khắc phục chứng đau lưng.
Một số trường hợp nên tránh sử dụng nước ngải cứu tươi bao gồm: Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ; Người bị bệnh viêm gan; Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành; Người bị bệnh sỏi thận; Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính.
Nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm thân mình vào nước này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.