Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 2022 | Mytranshop.com

PHẦN MỘT : TÁC GIẢ

I.  CUỘC ĐỜI 

–  Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ( nay là thành phố  Hồ Chí Minh ), mất năm 1888 tại Bến Tre.

– Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát.

– Là một con người giàu niềm tin và nghị lực, vượt qua số phận để giúp ích cho đời: bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, làm thơ…

– Năm 1859 khi Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi về Bến Tre, ông vẫn đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quan bàn mưu kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù.

– Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về:

– Nghị lực phi thường vượt lên số phận.

– Lòng yêu nước thương dân.

– Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.

II.  SỰ NGHIỆP THƠ VĂN

1. Những tác phẩm chính:

a. Trước khi Pháp xâm lược:

– “Lục Vân Tiên”

– “Dương Từ – Hà Mậu”

→ Truyền bá đạo lí làm người.

b. Sau khi Pháp xâm lược:

“Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định”, “thơ điếu Trương Định”, “thơ điếu Phan Tòng”, “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”,…

→ Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Nội dung thơ văn:

Viết thơ, văn với quan niệm: coi ngòi bút là vũ khí đánh giặc, chở đạo lí giúp đời.Quan niệm ấy thể hiện trong hai nội dung:

a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:

Thể hiện rõ trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”.

– Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.

– Mẫu người lí tưởng:

+ Nhân hậu, thuỷ chung.

+ Bộc trực, ngay thẳng.

+ Trọng nghĩa hiệp..

b. Lòng yêu nước thương dân.

– Cảm thương nỗi khổ của nhân dân, tố cáo tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân.

– Lên án những kẻ làm tay sai cho giặc.

– Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì dân, vì nước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

– Ngợi ca những người dân nghèo khổ đáng giặc kiên cường.

– Ngợi ca những người trí thức bất hợp tác với kẻ thù.

– Kiên trì thái độ bất khuất trước kẻ thù.

– Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

3. Nghệ thuật thơ văn.

– Văn chương trữ tình đạo đức.

– Đậm đà sắc thái Nam Bộ:

+ Ngôn ngữ: mộc mạc bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

+ Nhân vật: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đầm thắm ân tình.

III. TỔNG KẾT

– Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách nghị lực và ý chí,về lòng yêu nước thương dân và thái độ kiên trung,bất khuất trước kẻ thù. Thơ ca ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật đặc sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.

PHẦN II:TÁC PHẨM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14-12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên  đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Xóa xăm lông mày hiệu quả không để lại sẹo 2022 | Mytranshop.com

2. Thể loại

– Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

3. Bố cục gồm bốn phần:

– Lung khởi (Từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân-nghĩa sĩ.

– Thích thực (Từ “Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ”) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

– Ai vãn (Từ “Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ” là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

– Kết (còn lại) Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Phần1: Lung khởi

– Tiếng than nay động lòng người: Mở đầu “Hỡi ôi !”

– Nghệ thuật đối: Súng giặc đất rền với Lòng dân trời tỏ. Âm vang của tiếng súng gợi lên cơn tao loạn của đất nước một thời, làm nổi bật lên một vấn đề trung tâm của thời đại: sự đối lập giữa súng giặc và lòng dân, súng giặc thì rền vang mặt đất, lòng dân thì rực sáng cả bầu trời.

→ Phác hoạ lại một thời đại đau thương nhưng anh hùng. Thực dân Pháp xâm lược, hung bạo với vũ khí tối tân, ta chống lại giặc chỉ có tấm lòng, chiến đấu vì chính nghĩa.

– Y thức rõ con đường đánh Tây là hoàn toàn đúng, vì nhân nghĩa, là hành động cao cả đáng biểu: “Mười năm công vỡ ruộng…vang như mõ”

→ Rõ ràng người nghĩa binh – nông dân đã xác định một quan niệm sống chết cao đẹp: “chết vinh hơn sống nhục”. Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ một thời đại hỗn tạp, một cuộc chiến đấu khỗ nhục nhưng vĩ đại. Hai tư cách xuất hiện trong một đoạn văn nói lên sự chuyển biến của nông dân khi giặc tới, sự chuyển biến này như thánh Gióng, rất nhanh, dứt khoát.

→ Tình yêu thương đối với người nông dân và cảm xúc to lớn của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Phần 2:Thích thực

a. Cuộc đời

– Họ làm ăn một cách âm thầm, lặng lẽ tội nghiệp – “Cui cút làm ăn”

– Quanh năm lo làm ăn vất vả mà quanh năm vẫn cứ đói rách – “Toan lo nghèo khó”

– Họ biết: ruộng trâu, làng bộ, cày cấy, cuốc, bừa.

– Không hề biết: cung ngựa, trường nhung, tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ,

→ Họ là những người nông dân, mà là nông dân Nam Bộ giữa thể kỉ XIX – nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

→ Với những từ ngữ gợi tả, biệt pháp liệt kê, tác giả cho thấy cuộc đời của nghĩa sĩ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ, chất phác, cần cù, gắn bó với làng quê thanh bình, chưa hề biết đến chiến trận binh đao.
Vì là nông dân thuần tuý, nên họ chỉ quen những gì và chưa hề biết đến những gì?

Nguyễn Đình Chiểu nói lên những điều rất bình thường của người nông dân, nhưng nó là bước đệm cho lời khen của tác giả, họ không biết gì đến giặc mà phải đánh giặc, họ làm những điều không thuộc về họ. Họ có lòng yêu nước sâu sắc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Quy trình làm móng nhà và cách tính chi phí xây móng chi tiết 2022 | Mytranshop.com

b. Khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương, họ trở thành người nghĩa sĩ anh dũng đánh Tây

– Ban đầu: Họ sợ sệt, lo lắng, căng thẳng và cảm thấy thất vọng khi bị bỏ rơi “tiếng phong hạc…mưa”

– Kiểu căm ghét rất nông dân, tự nhiên, cụ thể. -Căm ghét: “Mùi tinh chiên…như nhà nông ghét cỏ.”

 – 3 động từ mạnh + 1 danh từ: Sự căm thù lên đến tột đỉnh, muốn hành động một cách dứt khoát. Căm thù cao độ: “muốn tới ăn gan,muốn ra cắn cổ.”

→ vạch trần bộ mặt của Pháp khi xâm lược Việt Nam

– Nhận thức: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó” → nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.

– Càng căm thù, người nghĩa binh nông dân càng đau đớn, xót xa khi nhìn thấy cảnh Tổ quốc giang sơn hùng vĩ bị kẻ thù đoạt mất chủ quyền, và họ quyêt không dung tha cho bọn chúng, sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ.Họ hành động tự nguyện: “Nào đợi ai đòi ai bắt….”

→ Đây là sự chuyển hoá phi thường từ người nông dân hiền lành chất phác, trở thành người có ý thức trách nhiệm và tự nguyện vì đại nghĩa mà đứng lên đánh giặc cứu nước.
Người nông dân trở thành chiến sĩ với sự hăm hở, tự tin với sức mạnh truyền thống của dân tộc, với lòng yêu nước mãnh liệt.

c. Trong trận tập kích công đồn, họ là những dũng sĩ

-Họ chỉ là con người thật thà, chỉ có một tấm lòng mến nghĩa mà đánh giặc.Khẳng định:”chẳng phải quân cơ quân vệ; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.”

– Vũ khí quá thô sơ, chỉ là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của họ. Trang bị: “chưa tập rèn võ nghệ, chưa bày bố binh thư, manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi.”

– Khi ra trận: 

+ đốt xong nhà dạy đạo kia,chém rớt đầu quan hai nọ

+ Đạp rào lướt tới,xô cửa xông vào liều mình như chẳng có

+ Kẻ đâm ngang, người chém ngược;bọn hè trước, lũ ó sau

– Nghệ thuật:

+ Động từ hành động với mật độ cao: đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xô, xông.

+Động từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát: Đốt xong, chém rớt.

+ Cách dùng từ chéo: đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau.

+ Ngắt nhịp ngắn gọn, giọng điệu khẩn trương.

→ gợi khí thế tấn công như thác đổ.

– Họ hy sinh nhưng vẫn là những anh hùng bất tử. Họ lấy gan vàng đọ với đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng ( vũ khí tối tân, hiện đại)

– Kẻ thù phải khiếp sợ

→ Gan dạ, coi thường sự hiểm nguy, xông vào đồn giặc với tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

→ Với việc sử dụng các động từ mạnh, từ chéo, ngắt nhịp câu ngắn gọn, giọng điệu khẩn trương, sôi động,tác giả đã dựng lên bức tranh công đồn chân thực hào hùng, sinh động, làm sống dậy khí thế xông trận ồ ạt như vũ bão, một khí thế hiếm thấy trong lịch sử văn học và lịch sử dân tộc.

Đây là cuộc chiến không cân sức, vì vậy, dù họ có thất bại, họ vẫn là những anh hùng bất tử.

Ý nghĩa của trận đánh ấy không chỉ là tạo được chiến thắng oanh liệt mà còn ở chỗ qua trận đánh, người nghĩa quân đã khẳng định thêm, làm sáng tỏ chân lí của lịch sử:

+ Chân lí về lòng yêu nước, vai trò tự nguyện, tự giác của người dân trong chiến đấu từ xưa đến nay.

+ Chân lí về khả năng chiến thắng của ý chí con người.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nhân Sâm Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Sâm Đối Với Sức Khỏe 2022 | Mytranshop.com

Lời văn có tính chất hồi tưởng, đặc biệt với cảm hứng ngợi ca anh hùng, hình ảnh người nông dân nghĩa quân Cần Giuộc hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ hiếm thấy. Lần đầu tiên người nông dân VN bước vào văn học với tư thế đưòng hoàng, đĩnh đạc mang tầm vóc và vẻ đẹp có thực của mình.

3. Phần 3 và phần 4 ( ai vãn và kết )

a. Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ

– Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành ( câu 16, 24 )

– Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ ( câu 25 )

– Nỗi căm hờn đã gây nên nghịch cảnh éo le ( câu 21 ), hoà chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào, trước tình cảnh đau thưong của đất nước, của dân tộc ( câu 27)

→ Tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương. – Nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng ngưòi mà còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình.

Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hưóng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân, nó không chỉ gợi nỗi đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người nghĩa sĩ.(Tiếng khóc mang tầm sử thi)

→ Tiếng khóc đau thương mà không bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào, kính phục và ngợi ca những người đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Họ chết, nhưng tinh thần và việc làm của họ sống mãi trong lòng người.

b.Niềm cảm phục trước cái chết vẻ vang của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau,bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn ( câu 19,20), đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục ( câu 22, 23 )

c. Biểu dương công trạng của người nông dân- nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, tổ quốc ghi công ( câu 26, 28 )

Tiếng khóc cho thời đại đau thương:

– Trở lại hiện thực, khóc thương, chia sẻ với gia đình nỗi mất mát: mẹ mất con, vợ mất chồng.

– Ngợi ca tấm lòng vì dân của nghĩa sĩ theo hướng vĩnh viễn hóa: danh thơm đồn sáu tỉnh..

– Đông viên, tin tưởng, quyết tâm đánh giặc.

– Cảm thương nhân dân đang phải khổ đau; thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất lại chạnh lòng nghĩ đế nước non.

4. Nghệ thuật

– Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt ( câu 3, 25 ); giọng văn bi tráng, thống thiết ( câu 22, 23, 24); hình ảnh sống động ( câu 13, 14, 15).

– Ngôn ngữ giản dị, dân dã được chọn lọc tinh tế, có sức biểu cảm lớn, giá trị thẩm mĩ cao( cui cút, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo,), sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

– Giọng điệu thay đổi theo dòng cảm xúc.

III. TỔNG KẾT

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc ,là bức tượng đài bất tử của người nghệ sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

Leave a Comment