6101, Bài số 11, Level 1, Tiếng Việt (Chuyên đề Đọc 2022 | Mytranshop.com

Ngữ văn 12

Tiếng Việt (Chuyên đề Đọc – hiểu)

Level 1 – Bài số 11

Số câu hỏi: 3

Thời gian làm bài: 40 phút

Yêu cầu nhiệm vụ: 3/3

Nếu là thành viên VIP: 2/3

Điểm ôn luyện lần trước

Chưa có kết quả

Nhiệm vụ bài học là gì?

Nhiệm vụ bài học là số điểm tối thiểu mà em cần đạt được để có thể:
– Xem được đáp án và lời giải chi tiết của bài học.
– Mở khóa bài học tiếp theo trong cùng Level hoặc mở Level tiếp theo.
Nếu chưa vượt qua được điểm nhiệm vụ, em phải làm lại bài học để rèn luyện tính kiên trì cũng như sự cố gắng nỗ lực hoàn thành bài tập, giúp kỹ năng làm bài được tốt hơn.

Lưu ý: Với mỗi bài học bạn chỉ được cộng điểm thành tích 1 lần duy nhất.

Công thức tính điểm thành tích:

Tỉ lệ % = (số đáp án đúng / tổng số câu hỏi) * 100.
Điểm thành tích:
* Với bài làm có tỉ lệ đúng > 80% : +5 điểm

* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 70% và 3 điểm

* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 60% : +2 điểm

Thành viên VIP được +1 cho điểm thành tích đạt được

Preview

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

       “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

         Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”

  (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người –  Nanomic.com.vn)     

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 2: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ  và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY

 Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.

(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Theo anh chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” ?

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

Đọc đoạn trích sau đây (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)  và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

                                                                       (Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích.

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Thành viên đã làm bài (0)

Chưa có thành viên làm bài. Bạn hãy là người đầu tiên.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  7 mẫu nhà cấp 4 mái thái 5x15 nên thi công ngay khi có tiền 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment