1. Vương triều Hồi giáo Đê-li
– Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
– Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập lên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li.
– Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
– Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song mất được sự phân biệt tôn giáo.
– Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
– Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
– Vị trí của Vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
2. Vương triều Mô-gôn
– Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra Vương triều Mô-gôn.
– Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605).
– Vua A-cơ-ba tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ. Vua A-cơ-ba được xem như một vị anh hùng dân tộc.
– Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
– Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
– Vua cuối cùng của vương triều là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và để mất một vài nơi như Ma-đrát, Bom-bay.