ADN – ARN – PROTEIN, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. ADN

– ADN là axit hữu cơ có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotide

– Cấu tạo hóa học của ADN

+ Có 4 loại Nu A, T, G, X

+ Mỗi Nu có cấu trúc 3 phần: 1 phân tử axit H3PO4, 1 phân tử đường deoxiribozo C5H10O4, 1 trong 4 loại bazo nito Ađênin, Timin, Guanin, Xitozin. Các bazo nito chia làm 2 nhóm: kích thước lớn (purin) gồm A, G và nhóm có kích thước nhỏ (pyrimidine) gồm T, X

+ Các Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết photpho dieste). Đường của Nu này liên kết với axit photphoric của Nu tiếp theo tạo ra chuỗi poliNu. Nếu đường của Nu trước liên kết với axit của Nu tiếp theo thì sẽ tạo ra mạch có chiều 5’ đến 3’ và ngược lại.

– Cấu trúc không gian:

+ Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch poliNu chạy song song ngược chiều nhau, xoắn đều đặn quanh 1 trục không gian tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (chuỗi xoắn phải)

+ Mô hình của Watson-Crick dạng B:ADN xoắn theo chu kì, 1 chu kì xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp Nu, đường kính xoắn 20 A0

+ Mỗi phân tử ADN đều có số lượng, thành phần, trình tự các Nu khác nhau nên chỉ cần thay đổi 1 yếu tố là có thể xuất hiện đột biến

– Chức năng của ADN:mang (lưu trữ) và truyền đạt thông tin di truyền

– Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định 1 sản phẩm xác định, đó là chuỗi polipeptit hoặc 1 loại ARN.

– Chú ý:

+ 1 ADN có rất nhiều gen

+ ADN của sinh vật nhân sơ có cấu trúc mạch kép dạng vòng không có khả năng liên kết với protein histon để tạo nên NST.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Trắc nghiệm IQ - đề số 19 2022 | Mytranshop.com

Sự khác nhau giữa ADN ngoài nhân và trong nhân:

ADN

Ngoài nhân

Trong nhân

Số lượng

ít

Nhiều

Cấu trúc

Là phân tử ADN trần

Là phân tử ADN có khả năng liên kết với pr histon

Là chuỗi xoắn kép mạch vòng

Là chuỗi ADN xoắn kép mạch thẳng

Chức năng

Chứa các gen quy định tính trạng di truyền qua tế bào chất

Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền trong nhân tế bào

Đặc điểm

Di truyền theo dòng mẹ, không chia đều cho các tế bào con

Được di truyền theo các quy luật, vai trò của bố mẹ là ngang nhau

 

2. ARN

– Phần lớn giống ADN chỉ khác ở những đặc điểm sau:

+Có Nu loại U (uraxin) mà không có Nu loại T

+Đường cấu tạo Nu là đường ribozo C5H10O5

+Chỉ được cấu tạo từ 1 chuỗi poliNu có chiều từ 5’ đến 3’

+Có cấu trúc không gian đa dạng tùy vào từng loại ARN:

Mạch thẳng (mARN) ARN thông tin: không có liên kết hidro

Xoắn cục bộ (rARN) ARN riboxom: có liên kết hidro

Xoắn cuộn thành thùy (t ARN) ARN vận chuyển: có liên kết hidro

– Chức năng của ARN

+mARN truyền đạt thông tin di truyền

+rARN tham gia cấu tạo riboxom

+tARN tham gia vận chuyển axitamin tới riboxom để tổng hợp chuỗi polipeptit

VẬN DỤNG BÀI TẬP:

– Chu kì xoắn: S mà 1 chu kì xoắn có 10 cặp Nu xếp chồng lên nhau có chiều cao là 34 A0 do vậy 1 Nu cao 3,4 A0 hay nói cách khác chiều dài 1 Nu là 3,4 A0

– Chiều dài của phân tử ADN :L=S x 34 (A0) hoặc L = N/2 . 3,4 (A0)

– Số Nu:N=S x 20 (Nu)

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu nhà 2 tầng đẹp 2018, cuốn hút 2022 | Mytranshop.com

– Khối lượng 1 Nu là 300 đvC nên khối lượng phân tử ADN là:M=N x 300 (đvC)

Ngoài ra còn có thể tìm mối liên hệ giữa các công thức trên để biến đổi thành nhiều công thức khác tùy vào yêu cầu bài toán.

– Theo nguyên tắc bổ sung ta có:

A=T; G=X; A+T+G+X=N =>A+G= N/2

%A=%T; %G=%X; %A+%G=50%

– Số liên kết hóa trị giữa các Nu= số liên kết hóa trị trên mỗi mạch x 2= (N/2 -1) x 2 =N – 2

Gt: Đây là liên kết cộng hóa trị giữa các Nu nên khi có sự liên kết giữa đường của Nu này với axit của Nu kế tiếp hoặc ngược lại thì ta sẽ tính là có 1 liên kết cộng hóa trị. Thực tế các Nu trên mỗi mạch liên kết với nhau theo kiểu trên mà trên mỗi mạch lại có N/2 Nu mà cứ giữa 2 Nu lại có 1 liên kết cộng hóa trị nên số liên kết cộng hóa trị trên mỗi mạch sẽ là (N/2 -1) mà ADN có 2 mạch nên số liên kết hóa trị giữa các Nu của gen sẽ là:

(N/2 -1) x 2 = N-2

– Số liên kết hóa trị trong cả phân tử ADN=N+N-2=2N-2

Gt: trong cả phân tử thì có liên kết hóa trị giữa các Nu là N-2 và trong bản thân mỗi Nu lại có 1 liên kết nữa do Nu cấu tạo từ gốc axit liên kết với gốc đường nên cũng có 1 liên kết hóa trị mà 1 ADN thì có N Nu nên có thêm N liên kết.

– Số liên kết hidro: H= 2A+3G

Gt: Do A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

 

3. Protein

– Là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân bao gồm nhiều đơn phân là các axitamin

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  10 ý tưởng thiết kế phòng khách nhỏ đừng bỏ qua 2022 | Mytranshop.com

– Cấu trúc hóa học:  H2N-R1-CO­-NH-R2-CO-……………-NH-Rn-COOH

+1aa gồm 3 thành phần: 1 nhóm –COOH (nhóm carboxyl), 1 nhóm amin –NH2, 1 gốc -R- (Các aa chỉ khác nhau ở gốc –R-, có hơn 20 loại aa khác nhau).

+Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit giữa nhóm –COOH của aa trước với nhóm –NH2 của aa sau tạo thành chuỗi polipeptit

+1aa có khối lượng trung bình là 110 đvC, chiều dài trung bình là 3 A0

– Cấu trúc không gian: gồm 4 bậc

+ Cấu trúc bậc 1: là 1 chuỗi pp mạch thẳng

+ Cấu trúc bậc 2: là 1 chuỗi pp xoắn hoặc gấp nếp

+ Cấu trúc bậc 3: là 1 chuỗi pp xoắn cuộn trong không gian 3 chiều nên có hình cầu, chỉ ở cấu trúc này trở đi protein mới thực hiện được chức năng sinh học của mình

+Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi pp cùng hoặc khác loại xoắn cuộn trong không gian 3 chiều như protein trong hồng cầu (Hb) được cấu tạo từ 4 chuỗi pp. 2 chuỗi xoắn và 2 chuỗi gấp nếp .

– Chức năng của protein

+Cấu tạo tế bào và cơ thể

+Dự trữ các aa

+Vận chuyển các chất

+Bảo vệ cơ thể

+Thu nhận thông tin

+Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh (enzim)

Các phân tử pr vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quy định.

Vận dụng bài tập

– Chiều dài protein: L=Số aa trên phân tử pr x 3 A0

– Khối lượng protein: m pr= số aa trên phân tử pr x 110 đvC

– Số liên kết peptit= số aa-1=số phân tử nước được giải phóng

 

Leave a Comment