Ấn Độ, trắc nghiệm lịch sử lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

1. Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

– Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

2. Chính sách cai trị của thực dân Anh

– Về kinh tế

+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

+ Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.

– Về chính trị – xã hội

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

+ Thực dân Anh đã thực  hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

+ Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tác dụng phụ của hoa đậu biếc 2022 | Mytranshop.com

– Về văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

* Hậu quả:

– Kinh tế giảm sút, bần cùng.

– Đời sống nhân dân người dân cực khổ

II. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

1. Đảng Quốc đại

– Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.

– Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.

– Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.

– Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hòa để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.

+ Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

2. Phong trào dân tộc

– Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Về luân lí xã hội ở nước ta 2022 | Mytranshop.com

– Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết , thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.

– Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

– Cao trào cách mạng 1905 – 1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.

Leave a Comment