Bật Mí 10 Cách Chữa Lở Miệng Tại Nhà Hiệu Quả 2022 | Mytranshop.com

Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng. Đây là một căn bệnh thường gặp. Nó là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp. Để chữa được căn bệnh này bạn có thể áp dụng những cách chữa trị dưới đây.

Nhiệt miệng có đặc điểm nhận biết ban đầu là một vết loét nhỏ, nông, phát triển tại khoang miệng ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Thường hình dạng vết lở miệng sẽ có dạng hình tròn hoặc hình oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa, phần viền ngoài có viền màu đỏ. Khi mới bắt đầu nó có thể gây khó chịu trong sinh hoạt như đánh răng, ăn uống. Tuy nhiên, để bệnh diễn ra thời gian dài sẽ rất bất tiện cho người bệnh mỗi khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, chơi thể thao. Ngoài ra, căn bệnh này còn có khả năng gây ra hôi miệng nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là những cách trị nhiệt miệng tại nhà mà bạn có thể áp dụng. 

1. Nguyên nhân nào gây bệnh lở miệng?

lở miệng

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp tại Việt Nam

Bệnh lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng trong và con người ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng. Tuy nhiên, y học hiện đại ngày này vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này.

Theo báo cáo của các nghiên cứu tại Bộ Y tế Anh, một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các vết loét miệng bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu
  • Cơ địa người bị dị ứng với những thực phẩm như trái cây có múi, các loại hạt, các loại phomai, socola, thực phẩm có vị chua, cà phê…
  • Tinh thần bị áp lực căng thẳng
  • Nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn có hại
  • Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Miệng bị tổn thương bởi nhiều vết thương nhỏ như cắn vào má, vào môi…
  • Do vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori
  • Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt kẽm, vitamin B12, chất folate hoặc chất sắt.

2. Những phương pháp điều trị lở miệng tại nhà

2.1. Chữa lở miệng bằng mật ong

Mật ong có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương. Nó đã được ông cha ta sử dụng từ rất lâu để chữa những bệnh ngoài da và nhiệt miệng. Ngày nay y học hiện đại cũng đã chứng minh được khả năng kháng viêm, có trong thành phần mật ong. Theo một cuộc nghiên cứu khoa học được thử nghiệm trên 94 người đang bị nhiệt miệng. Các nhà khoa học chia số người trên thành 3 nhóm gồm: Nhóm dùng mật ong chữa nhiệt miệng; nhóm dùng kem bôi để chữa nhiệt miệng, nhóm dùng gel hình thành lớp màng bảo vệ quanh vết thương để chữa nhiệt miệng. Tất cả những người này đều áp dụng cách chữa nhiệt miệng của mình 3 lần mỗi ngày. Sau 3 ngày thử nghiệm nhóm người dùng mật ong chữa nhiệt miệng có dấu hiệu nhanh lành vết thương hơn hẳn 2 nhóm còn lại.

lở miệng

Mật ong chứa chất kháng viêm giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả

Để sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng bạn cần lưu ý lựa chọn loại mật ong nguyên chất, chưa qua chế biến. Sau khi súc miệng sạch sẽ với nước ấm thì thoa một lớp mỏng mật ong lên vết loét mỗi ngày 3 lần. Kiên trì, sử dụng mật ong từ 3-5 ngày là vết nhiệt miệng đã lành lại. 

2.2. Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá (dấp cá) có vị cay, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt sát trùng, giải độc. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu phát hiện loại cây này có kháng khuẩn loại bỏ ký sinh trùng trong khoang miệng hiệu quả. Đây là một trong những loại cây chữa nhiệt miệng hiệu quả thường được áp dụng ngay tại nhà. 

Để sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng bạn có thể tiến hành theo những cách dưới đây.

  • Cách 1: Uống nước diếp cá. Với cách này bạn say nhuyễn một nắm rau diếp cá lớn với khoảng 100ml nước. Sau khi xay xong, bạn dùng khay lọc loại bỏ phần xác rồi hòa thêm chút muối uống trực tiếp từ 2-3 lần trong ngày. Áp dụng cách này chỉ từ 3-5 ngày bạn đã trị khỏi hoàn toàn bệnh lở nhiệt miệng. Ngoài tác dụng trị nhiệt miệng uống nước rau diếp cá còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, hỗ trợ hiệu quả. Bạn cũng có thể tận dụng phần bã rau má sau khi say để đắp mặt. Cách đắp mặt này giúp cung cấp đủ độ ẩm cho da, giảm sưng viêm những vùng da bị mụn. 
  • Cách 2: Sắc nước rau má. Đây là cách thường được áp dụng với những ai không thích mùi vị hơi tanh của cây rau diếp cá. Với cách này bạn lựa những cây rau diếp cá đã trưởng thành. sắc 100g với 1 lít nước uống trong ngày thay nước lọc. Đây là cách giúp nhanh lành vết loét trên miệng hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và thành công.

2.3. Chữa nhiệt miệng bằng đậu đen

Đậu đen thành phần chính gồm rất nhiều loại vitamin A, B1, B2. Ngoài ra sử dụng đậu đen còn là cách bổ sung muối khoáng và những loại  axit amin như: Methionine, tryptophan, valine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine, arginine isoleucine và histidine. Những thành phần trên giúp chống lại sự phát triển của những vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời chất kháng viêm trong đậu đen giúp nhanh chóng tái tạo lớp niêm mạc miệng nhanh lành vết thương hơn. 

lở miệng

Nước đậu đen là bài thuốc giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả

Để sử dụng đậu đen giúp chữa lở miệng bạn có thể chế biến đậu đen thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: cháo đậu đen, chè đậu đen, nước đậu đen,… Đây là những cách chế biến món ăn ngon miệng đồng thời giữ được hương vị của đậu đen. Ngay cả khi không nhiệt miệng thì bạn cũng có thể ăn những thức ăn được làm từ đậu đen. Đây là cách bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, làm thanh lọc chức năng gan thận.

2.4. Chữa lở miệng bằng rau ngót

Rau ngót là một loại rau phổ biến, có giá thành khá rẻ tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại cá siêu thị, chợ, những gian hàng bán rau xanh. Không chỉ chế biến thành những món ăn ngon miệng. Rau ngót còn là bài thuốc chữa nhiệt miệng cực hiệu quả. 

Trong đông y rau ngót có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sinh cơ, sát khuẩn, tiêu viêm,… Nhờ những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe rau ngót được sử dụng như một loại thực phẩm và dược phẩm. Để phát huy hết khả năng chữa nhiệt miệng bằng rau ngót bạn có thể chế biến rau ngót theo cách sau. Dùng một nắm nhỏ rau ngót xay nhuyễn hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cốt, sau đó hòa thêm chút mật ong. Sử dụng hỗn hợp này thoa vào vùng bị lở miệng từ 3-4 lần trong ngày. Lưu ý khi sử dụng: Trước khi thoa hỗn hợp trên cần vệ sinh răng và khoang miệng sạch sẽ. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp rau ngót mật ong thoa nhẹ nhàng, tránh làm mạnh tay làm tổn thương thêm vết loét. 

2.5. Chữa lở miệng bằng rau má

Rau má là một loại cây mọc hoang hoặc được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đây là loại rau thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình. Ngoài sử dụng rau má làm thức ăn, từ xa xưa người ta đã biết sử dụng rau má như một vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. 

Theo nghiên cứu khoa học, trong cây rau má có chứa glycosid asiaticoside, alcaloid là hydrocotylin và centelloside. Đây là những chất giúp nhanh chóng tái tạo các mô, làm lành vết thương, nhanh lên da non, kháng khuẩn. Với những đặc tính này, thì sử dụng rau má cho chữa nhiệt miệng là rất thích hợp. Để chữa nhiệt miệng bằng rau má bạn có thể tiến hành theo những cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng nước ép rau má. Bạn có thể sử dụng nước ép rau má bằng cách xay nhuyễn uống trực tiếp. Đây là cách được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này khi biết rõ nguồn gốc trồng và sản xuất cây rau má. Bởi rau má là loại cây thân thảo, mọc sát mặt đất, thường phát triển mạnh tại những vùng có độ ẩm cao. Nếu không rửa sạch, ngâm nước muối mà uống sống thì nguy cơ nhiễm giun, sán rất cao.
  • Cách 2: Dùng rau má sao khô, đây là cách được nhiều người sử dụng. Cách này giúp loại bỏ đi trứng giun sán bám trên lá rau. Đồng thời đây cũng là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tác dụng của loại cây này. Bạn có thể sử dụng rau má phơi khô hoặc sao vàng sắc lấy nước uống thay cho nước lọc. Đây là cách giúp thanh lọc cơ thể, phòng chống viêm nhiễm vùng nhiệt miệng. 

lở miệng

Rau má là một phương thuốc tự nhiên điều trị nhiệt miệng

2.6. Chữa nhiệt miệng bằng sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Nếu nguyên nhân nhiệt miệng của bạn bắt nguồn do viêm ruột hoặc nhiễm khuẩn H.pylori thì sử dụng sữa chua là cách chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học thì men vi sinh sống lactobacillus có trong sữa chua sẽ giúp tiêu diệt khuẩn H.pylori. Thường xuyên bổ sung sữa chua là cách phòng và chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài khả năng chữa nhiệt miệng sử dụng sữa chua cũng là cách để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, làm đẹp da. Cách sử dụng sữa chua giúp nhanh lành nhiệt miệng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày. Để không quá ngán bạn có thể kế hợp sữa chua với những loại trái cây thanh mát như: chuối, táo, nha đam, thanh long,…

2.7. Chữa lở miệng bằng muối

Loại muối được sử dụng để chữa lở miệng là loại muối tinh, không chứa tạp chất cũng như những thành phần khác. Từ lâu người ta đã biết sử dụng muối tinh giúp sát trùng vết thương, súc miệng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Để sử dụng muối chữa nhiệt miệng bạn có thể tiến hàng theo công thức pha chế dưới đây. Pha 1 thìa cafe muối pha vào trong 1 ly nước ấm khoảng 250ml. Sử dụng đũa, muỗng sạch khuấy đều hòa tan muối với nước. Sử dụng dung dịch này súc miệng mỗi ngày. Đây là cách giúp bạn chữa nhiệt lở miệng. Ngoài ra, thường xuyên súc miệng bằng nước muối cũng là cách giúp ngăn chặn mùi hôi, khiến hơi thở thơm tho hơn. Nếu không tìm được muối tinh thì bạn có thể mua nước muối súc miệng. Đây là loại nước muối đã được pha chế trước đó được bán với giá thành khá rẻ tại các quầy thuốc tây.

Nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó gây cản trở trong sinh hoạt và ăn uống, vệ sinh răng miệng rất nhiều. Để phòng tránh nhiệt miệng bạn cần bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những thực phẩm cay nóng gây nhiệt miệng như: Lẩu thái, ớt, đồ muối chua như; dưa chua, cà muối,…. 

2.8. Sử dụng nước ép cà chua điều trị nhiệt miệng

Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể nhai cà chua sống trực tiếp hoặc xay cà chua lấy nước cốt, ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt. Bạn hãy thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày từ 3 đến 4 lần để điều trị bệnh.

2.9. Dùng nước cốt cùi dừa

Dùng dung dịch nước cốt cùi dừa ép súc miệng mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm sạch răng miệng, làm dịu cơn đau. Đều đặn áp dụng phương pháp này sẽ giúp các vết loét miệng nhanh lành.

2.10. Dùng bã trà chữa nhiệt miệng

Bã trà cũng là một bí quyết được dân gian truyền tai nhau với công dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng, lành tính. Thành phần tanin trong trà là chất kháng viêm, giúp kích thích vết thương nhanh lành. Cách thực hiện: Bạn hãy dùng một ít bã trà sau khi đã hãm trà để đắp trực tiếp lên các vết lở do nhiệt miệng.

lở miệng

Dùng bã trà là cách chữa nhiệt miệng đơn giản dễ thực hiện tại nhà

3. Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng

Sau khi đã biết các phương pháp chữa trị và thúc đẩy làm lành những vết loét do nhiệt miệng, bạn hãy lưu ý những biện pháp phòng ngừa sau để điều trị bệnh tận gốc và dứt điểm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống với dưỡng chất cân bằng: Bạn hãy cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây để giúp tăng cường vitamin B6, vitamin C cho cơ thể.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học để cơ thể không bị căng thẳng và rối loạn nội tiết. 
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông tơ, không sử dụng tăm xỉa răng mà chuyển sang dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng để tránh gây tổn thương mô mềm.
  • Thường xuyên dùng các chất kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý súc miệng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
  • Mỗi ngày cần vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần.
  • Thay bàn chải sau khi sử dụng 3 tháng để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Trên đây là những cách chữa lở miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến bác sĩ tư vấn nếu sử dụng những cách trên trong 3-5 ngày không thành công. Bởi có những loại bệnh có dấu hiệu tương tự như nhiệt miệng thông thường nhưng lại là căn bệnh truyền nhiễm như Helicobacter pylori (HP). Đến trung tâm y tế sẽ giúp bạn chuẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng và tìm được biện pháp điều trị kịp thời.

Các bệnh về Tai – mũi – họng là những bệnh thường gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Nhiều người rất chủ quan và không thèm quan tâm đến những vấn đề . Mặc dù đây chỉ là một trong những triệu chứng phổ biến của cảm cúm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra các chứng bệnh nặng khác hoặc nặng hơn cả chính là có thể gây tử vong.Nghỉ ngơi và hàng ngày nên luyện tập để có thể có một sức khỏe, đề kháng tốt để có thể phòng ngừa các bệnh. Muốn vậy chúng tôi giới thiệu cho bạn may chay bo, ghế massage và xe đạp tập của tập đoàn thể thao Elipsport để bạn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà để tăng cường sức khỏe của bản thân nhiều hơn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh lở miệng xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, những người có người thân bị bệnh, thanh thiếu niên ăn uống không đều độ và nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Có. Lở miệng có thể tái đi tái lại nhiều lần trong đời.

Nếu như người bệnh bị lở miệng thời gian dài không hết kèm theo một số triệu chứng như vết loét rất lớn không có dấu hiệu co lại, bùng phát nhiều vết loét, đau buốt không thể nói chuyện, sốt cao, phát ban, tiêu chảy, đau đầu từng cơn thì cần đi gặp bác sĩ ngay.

Bệnh nhân lở miệng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Bệnh nhân lở miệng không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, không được uống chất kích thích, thức uống có cồn, cafein, không hút thuốc lá…

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Biệt thự 1 tầng ở quê kinh phí 1 tỷ đồng 3 phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment