Ai đã đặt tên cho dòng sông? 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Sinh ra, nhiều năm sống và hoạt động cách mạng, công tác tại Huế → gắn bó với đất và người nơi đây, am hiểu sâu sắc cội nguồn và linh hồn văn hóa xứ sở.

– Con người:

+ Trí thức yêu nước.

+ Vốn hiểu biết sâu rông trên nhiều lĩnh vực.

+  Sáng tác:

– Sở trường: bút kí, tùy bút.

– Phong cách nghệ thuật:

• Sự kết hợp nhuần nhuyễn

. Giữa chất trí tuệ và chất trữ tình.

. Nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều trên nền tảng hiểu biết sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử…

• Hành văn: hướng nội (hướng vào bên trong, vào thế giới nội tâm nhiều trăn trở, thâm trầm, sâu lắng), súc tích, mê đắm, tài hoa.

2. Tác phẩm

– Xuất xứ:

+ Viết tại Huế, 1981.

+ In trong tập sách cùng tên → lấy tác phẩm làm nhan đề cho một tập bút kí → vị trí văn học sử: tác phẩm bút kí tiêu biểu của nhà văn.

– Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu – “dưới chân núi Kim Phụng”): Sông Hương nhìn từ nguồn cội.

+ Đoạn 2 (tiếp – “quê hương xứ sở”): Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.

+ Đoạn 3 (còn lại): Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Đoạn 1: Sông Hương nhìn từ nguồn cội.

– Nhìn từ cội nguồn: có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: như một “bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu trầm bổng.

+ Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn → hùng tráng.

+ Mãnh liệt vượt qua ghềnh thác → ào ạt.

+ Cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu → dữ dội.

+ Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng → nên thơ, tình tứ, mê đắm.

– Biện pháp nhân hoá: Sông Hương như  “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, với “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” → nữ tính, vừa dịu dàng vừa mãnh liệt hoang sơ → không chỉ ngắm nghía “khuôn mặt kinh thành”, nhà văn còn khơi về nguồn cội để khám phá vẻ đẹp tâm hồn thăm thẳm mà chính dòng sông cũng không muốn bộc lộ.

→ Hé mở một phát hiện mới của tác giả về vẻ dẹp của Sông Hương: Người ta hay nghe tới  sông Hương gắn với Huế “dịu dàng pha lẫn trầm tư”, êm đềm, trong trẻo nay lại biết tới phần dữ dội, mê hoặc, khó cưỡng của dòng sông.

2. Đoạn 2: Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế

– Quan hệ giữa sông Hương và có đô: “người tình mong đợi” → hành trình về cố đô được hình dung như “một cuộc tìm kiếm có ý thức” một người tình trong mộng của người con gái.

– Hành trình về xuôi tìm “người tình mong đợi”:

+ Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: là “cô gái đẹp ngủ mơ màng” → gợi nhớ truyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” → vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện cổ.

+ Khi ra khỏi vùng núi: “chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột”, “vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, vượt qua, đi giữa âm vang, trôi di giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột” → linh hoạt, rạo rực sức trẻ và sự khao khát.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Di truyền liên kết, trắc nghiệm sinh học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

+ Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: “mềm như tấm lụa”

+ Qua những dãy đồi tây nam thành phố: ánh lên “những mảng phản quang nhiều màu sắc” “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”

+ Qua lăng tẩm đền đài: “vẻ đẹp trầm mặc nhất” “như triết lí, như cổ thi” → so sánh độc đáo, giàu sức gợi → tả mặt nước phẳng lặng và không gian bờ bãi u tịnh bằng liên tưởng tới triết học, thơ cổ → nổi bật vẻ thâm nghiêm, bao nhiêu thăng trầm lịch sử, bao nhiêu dời đổi của các triều đại đã tạo thành trầm tích văn hóa lặn vào vẻ đẹp ngàn năm không suy xuyển của dòng nước → thấp thoáng hình ảnh một “cái tôi” giàu suy tư.

+ Khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ: tươi tắn và trẻ trung.

* Nhận xét:

• Sông Hương chảy qua nhiều địa danh khác nhau, mỗi địa danh mà chỉ nhắc thôi ngưòi ta đã thấy bao tầng sâu văn hiến → nhiều dáng vẻ Sông Hương được khám phá ở nhiều góc nhìn.

• Diện mạo: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng.

• Bút pháp: kể và tả, sự liệt kê được thơ hoá bằng thụ cảm tài hoa, tinh tế.

– Sông Hương khi chảy vào thành phố:

+ Giữa những biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long: Vui tươi hẳn lên → tâm trạng của một người đi xa “tìm đúng đường về”, nao nức bồi hồi giữa bờ bãi than thuộc của quê hương.

+ Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên: uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến → làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu → so sánh lạ, dùng tiếng “vâng” vốn trừu tượng, e ấp, ngập ngừng, ý vị, thiêng liêng trên bờ môi cô gái đang yêu để tả hình dáng mềm mại nơi cánh cung của dòng sông → cái nhìn tình từ, thống nhất, đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ độc đáo.

+ Liên tưởng và suy tư của nghệ sĩ:

• So sánh sông Hương với sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét → những tên sông đã trở thành linh hồn của thủ đô các nước, thành biểu tượng văn hóa của quốc gia → ngầm thể hiện lòng tự hào về sông Hương và kinh thành Huế. (Liên hệ với Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: đặt các triều đại Việt Nam sánh ngang với các triều đại Trung Hoa)

• Liên tưởng khi từ khói lửa miền Nam tới Lê–nin-grát, đứng nhìn sông Nê-va, lâu năm xa Huế:

. Sống dậy giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại: muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

. Cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo → Hai nghìn năm trước: triết gia Hi Lạp “khóc suốt đời vì dòng sông trôi đi quá nhanh”.

. Nhớ lại con sông Hương: “quý điệu chảy lững lờ của nó khi đi ngang thành phố” → điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.

Khám phá vả cảm nhận sâu sắc đặc trưng riêng của dòng sông khi chảy qua kinh thành Huế: điệu chảy êm đềm, chậm mềm, lặng lẽ, như không vương vấn chút nào cái xô bồ của thời gian, sự nuối tiếc của con người vì mọi thứ một đi không trở lại → Sông Hương nguyên sơ, trăm năm không đổi thay, như mang thần thái, quan niệm vũ trụ tuần hoàn của Phương Đông, như điệu chảy thời gian bất di bất dịch trong thơ ca cổ điển Việt Nam và Trung Hoa → Sông Hương mang cảm nghiệm thời gian và niềm tự hào của nhà thơ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tác dụng và cách tập yoga với dây treo như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

+ Sông Hương “trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước”: người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya → liên tưởng:

• Nền âm nhạc cổ điển Huế: “được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này” → Sông Hương gắn với lịch sử âm nhạc lâu đồi của Huế, là cái nôi hình thành nền âm nhạc truyền thống → gợi nhắc đến sông Nile, sông Hắng, sông Hoàng Hà – cũng là những cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thế giới → nhà văn cảm nhận dòng sông ở góc độ văn hóa.

• Nguyễn Du và Truyện Kiều -> linh hồn, niềm tự hào của quốc văn Việt Nam → dòng sông mang những thổn thức của cha ông, gắn bó với các giá trị văn hóa, văn học kinh điển của dân tộc → là dòng chảy vắt từ quá khứ, mang bao phù sa, trầm tích văn hóa hiện diện trong ngày hôm nay.

– Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành:

+ Rời khỏi kinh thành, chếch về hướng chính bắc.

+ Sực nhớ điều gì chưa kịp nói → đột ngột đổi dòng dể gặp lại thành phố lần cuối.

+ Liên tưởng:

• Rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây → nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu

• So sánh: sông Hương, kinh thành Huế – nàng Kiều, Kim Trọng → Tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

Có 3 so sánh bắc cầu: sông Hương trong khúc ngoặt chia tay kinh thành Huế – Thúy Kiều trong đêm tình tự gửi lời nguyện thề cùng Kim Trọng – người Châu Hóa mãi thủy chung với xóm làng → từ dòng chảy khác lạ của dòng sông liên tưởng tới mối tình kín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim – Kiều, so sánh với tình yêu quê hương xứ sở của người Huế → mượn tình cảm riêng để khái quát mối tình chung, làm cho tình yêu đất, yêu nước không chung chung, to tát mà mềm mại, ý vị, tinh tế,  mà đằm thắm, thiêng liêng, sâu sắc.

3. Đoạn 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử với cuộc đời và thi ca

– Trong mối quan hệ với lịch sử:

+ Điểm lại dấu ấn dòng sông trong lịch sử dân tộc: thế kỉ XV ở “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thế kỉ XVIII qua chiến thắng của anh hùng Nguyễn Huệ, thế kỉ XIX với máu của các cuộc khởi nghĩa, đi vào thời đại của cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển → tham gia, trải nghiệm cùng những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc.

– Khái quát: Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.

→ Nếu như ở đoạn 1 và 2, sông Hương được cảm nhận chủ yếu trên bề rộng của không gian địa lí với những liên tưởng độc đáo thì ở đoạn này, sông Hương được bố cục theo chiều sâu của lịch sử. Nó ghi dấu những chiến công, lặng khóc cho những hi sinh âm thầm, vùng lên quật khởi… → giống như một tấm gương soi vào lịch sử. Sông Hương như biết bao chiến sĩ vô danh trên dải đất hình chữ S. (Sinh ra không phải cầm súng cầm mác nhưng kẻ thù buộc ta phải đấu tran. Khi bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về bản tính tự nhiên muôn thủa , như sông Hương “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”)

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ty treo trần là gì? Ưu điểm của các loại ty treo trần 2022 | Mytranshop.com

– Trong mối quan hệ với thi ca:

+ Có một dòng sông thi ca về sông Hương mà nước luôn đổi màu.(thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan, Tố Hữu).

Nguyễn Du từng bao năm lênh đênh trên dòng sông này và có lẽ đã diễn tả điệu“Tứ đại cảnh” của Huế trong tiếng đàn của Kiều “trong như tiếng hạc bay qua, đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Tác giả còn cho rằng có một dòng thi ca về sông hương, một dòng sông ko lặp lại mình trong cảm hứng của các thi sĩ., là dòng sông lấp lánh sắc màu, là “dòng sông trắng, lá cây xanh” trong thơ Tản Đà, như “Kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, là “nội quan hòai vạn cổ, chiều trời, bảng lảng” trong thơ bà Huỵên Thanh Quan, là vẻ đẹp rất Kiều

“Long lanh đáy nứơc in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”

Là sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu:

“Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

+ Nhà thơ hỏi với trời, với đất: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

• Đối tượng hỏi: đất, trời.

• Nội dung hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” → câu hỏi dường như không thể có một lời đáp cụ thể.

• Mục đích:

. Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thong thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.

. Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân.

 Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”

III. TỔNG KẾT

1.Nội dung

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là đoạn văn xuôi xúc tích và đầy chất thơ về sông Hương.

2. Một vài đặc sắc nghệ thuật

– Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm.

– Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.

– Thủ pháp: nhân hóa → Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) → thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam.

Leave a Comment