Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp
1. Biết số hiệu nguyên tử (Z), xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
– Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố.
– Nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là nsanpb thì nguyên tố thuộc nhóm A. Trong đó n là số thứ tự của chu kì, (a+b) là số thứ tự của nhóm.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A:
Chu kì |
IA | IIA | IIA | IVA | VA | VIA | VIIA | VIIIA |
1 | H 1s1 |
He 1s2 |
||||||
2 | Li 2s1 |
Be 2s2 |
B 2s22p1 |
C 2s22p2 |
N 2s22p3 |
O 2s22p4 |
F 2s22p5 |
Ne 2s22p6 |
3 | Na 3s1 |
Mg 3s2 |
Al 3s23p1 |
Si 3s23p2 |
P 3s23p3 |
S 3s23p4 |
Cl 3s23p5 |
Ar 3s23p6 |
4 | K 4s1 |
Ca 4s2 |
Ga 4s24p1 |
Ge 4s24p2 |
As 4s24p3 |
Se 4s24p4 |
Br 4s24p5 |
Kr 4s24p6 |
5 | Rb | Sr | In | Sn | Sb | Te | I | Xe |
6 | Cs | Ba | TI | Pb | Bi | Po | At | Rn |
7 | Fr | Ra | ||||||
ns1 | ns2 | ns2np1 | ns2np2 | ns2np3 | ns2np4 | ns2np5 | ns2np6 |
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns được gọi là nguyên tố s.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là nsnp được gọi là nguyên tố p.
– Nguyên tử có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là (n-1)dansb thì nguyên tố thuộc nhóm B. n là số thứ tự chu kì, tổng số (a+b) có 3 trường hợp:
* (a + b) < 8 thì tổng này là số thứ tự của nhóm
* (a + b) = 8 hoặc 9 hoặc 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIII
* (a + b) > 10 thì tổng (a + b – 10) là số thứ tự của nhóm.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm B:
Chu kì |
IIIB | IVB | VB | VIB | VIIB | VIIIB | IB | IIB |
4 | Sc | Ti | V | Cr | Mn | Fe Co Ni | Cu | Zn |
5 | Y | Zr | Nb | Mo | Tc | Ru Rh Pd | Ag | Cd |
6 | La | Hf | Ta | W | Re | Os Ir Pt | Au | Hg |
d1s2 | d2s2 | d3s2 | d5s1 | d5s2 | d6s2 d7s2 d8s2 | d10s1 | d10s2 |
2. Biết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
– Tìm tổng số electron từ đó suy ra Z.
– Số lớp electron suy ra chu kì.
– Tìm phân mức năng lượng cao nhất, suy ra nguyên tố ở nhóm A hay nhóm B.
– Từ số electron ở lớp ngoài cùng suy ra nguyên tố thuộc nhóm nào.