Tuy là một bộ môn khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự biết cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật là như thế nào. Nếu chơi cầu lông không đúng kỹ thuật, không những ta không được rèn luyện thể lực đúng cách mà đôi khi có thể dẫn tới chấn thương ngoài ý muốn.
Cầu lông được đánh giá là bộ môn thể thao có tốc độ chơi nhanh nhất thế giới. Nhiều người tỏ ra e ngại vì sợ rằng chơi cầu lông sẽ rất khó khăn. Nắm chắc luật chơi và kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản sẽ giúp bạn làm quen với bộ môn này nhanh chóng. Tưởng như đơn giản nhưng cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật đòi hỏi bạn phải biết những yếu tố cơ bản sau đây.
1. Thế nào là cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật?
Cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật là như thế nào?
Khi muốn thực hiện một cách chơi cầu lông sao cho đúng kỹ thuật, người chơi phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản để ghi điểm. Đây là một việc không phải đơn giản và dễ dàng. Những điều dưới đây là cách chơi cầu lông ai cũng nên biết, cụ thể như sau:
- Đầu tiên, người chơi cần hiểu rằng khi đánh cầu, ta phải đánh từ phía trên cao lẫn phía trước mặt. Như vậy sẽ dễ dàng rút ngắn được thời gian tấn công, từ đó làm cho đối thủ chao đảo, rơi vào trạng thái bị động. Đối phương lúc này chỉ có thể trả cầu bổng hay cồng lưới mà thôi. Đây là cách chơi cầu lông khiến ta cực kỳ chủ động, ghi điểm nhanh mà không phải tốn quá nhiều sức.
- Một cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật nữa đó là ta nên cầm vợt hơi co ở lúc đầu, khi chạm cầu thì vươn thẳng, đánh thật mạnh theo quán tính để sức mạnh của cú đánh được phát huy tối đa.
- Bên cạnh đó, người chơi muốn áp dụng một lối đánh uyển chuyển thì phải sử dụng thành thạo các khớp bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cách cú đánh. Chỉ có như thế mới đạt được sức mạnh tốt nhất.
2. Các kỹ thuật chơi cầu lông chuẩn nhất
Có 2 kỹ thuật trong cách chơi cầu lông chuẩn nhất đó chính là đập cầu thuận tay và đập cầu trái tay. Trước tiên, nếu muốn đập cầu chính xác thì ta phải xác định được tọa độ của quả cầu khi rơi xuống. Không những thế, những ước tính nhanh về thời gian rơi lẫn khoảng cách bao lâu để đối thủ di chuyển nhanh đón được cầu cũng là những điều người chơi cần phải tính toán. Tùy cú đập cầu trái tay hay thuận tay mà ta có thể áp dụng những tính toán riêng biệt. Bên cạnh đó, người chơi cần nắm vững một số kỹ thuật sau:
2.1. Kỹ thuật cầm vợt
Kỹ thuật cầm vợt chính là điều cơ bản nhất mà người chơi cần biết. Việc cầm vợt đúng cách sẽ nắm vai trò quan trọng giúp bạn kiểm soát được đường cầu bay và hạn chế tối đa nguy cơ bị chấn thương vùng cổ tay. Biết cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tốt cú đánh cầu ở tay thuận và cả tay không thuận.
Cũng tương tự như cách bắt tay, khi cầm vợt thì bạn hãy đặt ngón cái thoải mái lên bề mặt rộng hơn của tay cầm. Những phần còn lại của bàn tay, bạn hãy đặt tương tự như lúc bắt tay.
Bạn hãy cầm vợt một cách thoải mái, không nên cầm quá chặt. Nếu như cầm vợt quá chặt thì bạn sẽ hạn chế các chuyển động linh hoạt, dễ dẫn đến các chấn thương cổ tay, nhất là khi bạn chơi trong thời gian dài.
Kỹ thuật cầm vợt khá quan trọng
Trong cầu lông có 2 kỹ thuật cầm vợt là thuận tay và trái tay. Điểm duy nhất khác nhau giữa 2 cách cầm vợt này chính là vị trí đặt các ngón tay. Khi thực hiện cú đánh thuận tay, bạn hãy đưa ngón trỏ về phía trước song song với cán vợt. Ngược lại, khi thực hiện cú đánh trái tay, bạn hãy đưa ngón cái về phía trước song song với cán vợt.
2.2. Tư thế đứng khi chơi cầu lông
Đứng với tư thế đúng cách trong quá trình chơi cầu lông và khi giao cầu là một điều quan trọng. Đứng một cách vững vàng và chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển, mang lại thành quả tốt nhất khi chơi. Có 3 tư thế đứng trong cầu lông bao gồm:
- Tư thế tấn công: Bạn sử dụng tư thế này khi thực hiện cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu. Để thực hiện tư thế này, bạn hãy xoay người hướng đến các đường biên dọc, 2 chân mở rộng bằng vai, tay thuận cầm vợt đặt bên hông cơ thể. Khi bắt đầu, bạn giơ 2 tay lên cao để tạo ra lực tấn công, giúp cầu bay với quỹ đạo vòng cung hướng xuống.
- Tư thế phòng thủ: Tư thế đứng này sẽ giúp cho bạn phòng về trước những cú đập cầu từ phía đối thủ. Để thực hiện tư thế phòng thủ, bạn hãy xoay người đứng đối diện lưới, tay thuận cầm vợt đưa ra trước mặt với chiều cao ngang thắt lưng, người hơi đổ nhẹ về phía trước. Bên phía tay không cầm vợt, bạn có thể thả lỏng nhưng vẫn cần đảm bảo giữ thăng bằng tốt cho thân người.
- Tư thế đỡ cầu: Tư thế này được sử dụng để đón đường cầu của đối thủ sau khi bạn đã thực hiện 1 cú đánh cầu qua lưới. Tư thế đỡ cầu đòi hỏi người chơi phải đặt chân cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước còn chân kia thì đặt ở phía sau. Khi đứng với tư thế này, tay cầm vợt đưa lên trước mặt, vị trí hơi cao hơn thắt lưng một chút. Để sẵn sàng cho cú lao người đỡ cầu, bạn nên nâng tay không cầm vợt lên cao và đổ nhẹ thân người về phía trước.
2.3. Kỹ thuật di chuyển chân khi đánh cầu
Dù diện tích trên sân cầu lông đã được giới hạn nhưng trong quá trình chơi, việc di chuyển từ phần sân này sang phần sân kia không phải là vấn đề đơn giản. Kỹ thuật của chân đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho bạn di chuyển có trình tự và hiệu quả hơn. Trên thực tế, nhiều huấn luyện viên còn đánh giá tầm quan trọng của kỹ thuật di chuyển chân cao hơn so với những kỹ thuật khác. Để di chuyển chân hiệu quả khi đánh cầu, bạn hãy luôn ghi nhớ vị trí nền khi bắt đầu. Tiếp đó, bạn chỉ di chuyển 1 bước sang ngang và di chuyển về phía trước hoặc phía sau từ 2 đến 3 bước.
Di chuyển chân trong đánh cầu lông cũng cần có kỹ thuật
3. Kỹ thuật giao cầu đúng cách như thế nào?
3.1. Giao cầu cao tay
Thực hiện cú giao cầu cao tay sẽ hỗ trợ bạn đưa quả cầu lông sang đến phần cuối sân của đối thủ. Bạn nên thực hiện kỹ thuật giao cầu cao tay khi đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối thủ của bạn cũng có khả năng đánh trả cú giao cầu cao tay này bằng những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới hoặc những cú lốp cầu. Thông thường, bạn hãy giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ. Đây được xem là điểm yếu của đa số những cây vợt thủ.
3.2. Giao cầu thấp tay
Trái ngược với giao cầu cao tay, kỹ thuật giao cầu thấp tay sẽ giúp đưa quả cầu lông vào phần trên của sân đấu. Mục đích của cú giao cầu thấp tay là để cầu lông bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân phía đối thủ. Nếu người chơi ứng dụng kỹ thuật này trong khi giao cầu không tốt thì đối thủ của bạn sẽ có được cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.
4. Kỹ thuật đập cầu đúng cách
Kỹ thuật đập cầu được đánh giá là mạnh mẽ và mang nhiều quyền lực nhất khi chơi cầu lông. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần đánh cầu thật mạnh về phía đối thủ hoặc hướng xuống mặt sân cầu. Thực hiện một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến cho đối thủ của bạn không thể đánh trả. Những kỹ thuật đập cầu thường gặp bao gồm:
4.1. Đập cầu thuận tay
Bạn hãy thực hiện cú đập cầu thuận tay trên cao phía trên đầu tương tự như hành động ném bóng. Cú đánh này sẽ không khó khăn nếu bạn có lực ném bóng tốt.
Đập cầu thuận tay tương tự như ném bóng
4.2. Đập cầu trái tay
Kỹ thuật đập cầu trái tay khá khó và bạn cần thường xuyên luyện tập, nắm rõ kỹ thuật. Bạn hãy tập cầm vợt trái tay một cách nhuần nhuyễn thì mới có thể thực hiện kỹ thuật này tốt.
4.3. Kỹ thuật bật nhảy đập cầu
Kỹ thuật nhảy đập cầu là sự kết hợp giữa bật nhảy và đập cầu thuận tay. Bạn cần thực hiện cú bật nhảy rồi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.
5. Những lưu ý để chơi cầu lông đúng kỹ thuật
Bên cạnh đó, người chơi muốn vận dụng cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật cũng cần phải lưu ý trau dồi cho bản thân mình những yếu tố sau:
- Cải thiện, nâng cao lực cổ tay để những cú đập được uy lực, mạnh mẽ.
- Luyện tập để đập cầu đúng vào điểm yếu, điểm sơ hở của đối thủ.
- Kỹ thuật là một phần quan trọng nhưng lối chơi thông minh và kỹ năng nhanh nhạy cũng là một yếu tố chủ chốt quyết định ván đấu. Không nên chú trọng quá nhiều vào việc đập cầu dễ mất sức.
- Luyện tập để di chuyển nhanh, linh hoạt trong sân lưới. Bên cạnh đó, nên tập nhảy lên đập cầu thật nhiều lần để quen dần với nhịp độ trong thi đấu.
- Quan sát từ đầu sân đến cuối sân với các đường cầu. Tăng tốc độ đập cầu để có thể tìm ra cảm giác xúc cầu chính xác nhất.
Luyện tập miệt mài, bạn sẽ có những pha đập cầu mãn nhãn
- Bạn nên tập thêm các bài luyện tập nhằm làm tăng sức mạnh cho đôi chân và mắt cá chân. Cầu lông là bộ môn đòi hỏi người chơi phải liên tục bật nhảy và di chuyển. Chưa kể, hướng di chuyển thay đổi nhanh chóng khi chơi cầu lông có thể khiến cho bắp chân và mắt cá chân chịu áp lực lớn. Vì thế cơ chân khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết mà bạn cần luyện tập thường xuyên.
Với những thông tin về cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật trên đây, hy vọng tập đoàn thể thao Elipsport đã giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích về bộ môn thú vị này. Hơn hết, để có được những cuộc chơi thăng hoa, hiệu quả, trước tiên ta cần rèn giũa một thể lực khỏe mạnh, vững chãi. Ngoài bộ môn cầu lông, bạn có thể nâng cao thể lực bằng môn chạy với máy tập chạy bộ hoặc sử dụng máy tập thể dục đạp xe. Chỉ có như vậy thì những trận cầu mới trở nên hiệu quả, giúp bạn vừa khỏe mạnh, vừa mang đến một tinh thần chiến binh không phải ai cũng có. Hãy liên hệ ngay đến số hotline 1800 6854 để được tư vấn thêm bạn nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Chơi cầu lông giúp tăng cường sức mạnh cơ bốn đầu đùi, cơ mông, bắp chân và gân khoeo. Đồng thời, những cơ bắp chính trong cơ thể con người như cơ bắp tay và lưng cũng được tác động khá mạnh.
Lốp cầu là động tác đưa cầu qua lưới theo quỹ đạo hình chữ U ngược, khiến cầu đáp ở vị trí gần các đường biên và gây khó khăn cho đối thủ trong việc đánh trả.
Để hiểu đơn giản nhất thì cú bỏ nhỏ là đánh cầu vào vạch gần lưới của bên đối thủ. Cú bỏ nhỏ được thực hiện từ phần phía trước (ở khu vực gần lưới) bên sân của bạn và điều chỉnh sao cho cầu bay sang phần phía trước sân của đối thủ.
Khi đánh cầu lông, bạn nên nhắm vào trung tâm cao su tròn, xác định điểm rơi của cầu chính xác để có những pha đỡ cầu, đập cầu hoàn hảo.
Có. Tuy nhiên, cơ tay của bạn sẽ phát triển lệch vì tay thuận sẽ thường xuyên được vận động hơn so với tay không thuận. Vì thế, bạn hãy tập những môn vận động khác sử dụng cả hai tay để làm đồng đều hơn cơ tay như tạ tay, xà đơn, xà kép, chống đẩy…