Chức Năng Của Phổi Là Gì? Làm Gì Để Bảo Vệ Phổi Khỏe Mạnh 2022 | Mytranshop.com

Bạn có biết chức năng của phổi là gì chưa? Đây được xem như máy lọc không khí trong cơ thể của chúng ta. Nó chúng ta hô hấp tốt để lấy oxi duy trì sự sống trong cơ thể. Ngoài ra còn giúp chúng ta lọc đi những khí độc hại trong cơ thể. Cùng tìm hiểu nhé! 

Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người. Muốn duy trì sự sống tốt nhất, bạn không thể nào sống mà không có phổi. Vậy phổi là gì? Nó nằm ở vị trí nào trong cơ thể chúng ta? Hãy cùng Elipspsort tìm hiểu thử nhé!

1. Phổi nằm ở đâu trong cơ thể?

chức năng của phổi

Phổi nằm ở đâu trong cơ thể?

Theo các chuyên gia khẳng định, không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều sẽ bị mắc bệnh lao phổi. Cụ thể khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bị ngăn chặn lại bởi hệ miễn dịch. Ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi nảy nở và gây ra mầm bệnh, thời gian phát bệnh cực kỳ nhanh. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, bệnh sẽ phát triển rất chậm, có khi đến mấy mươi năm, thậm chí là không phát bệnh. Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:

  • Lâm sàng: bệnh nhân thường có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, tình trạng sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân nhanh chóng.
  • X-quang: làm tổn thương và xâm nhiễm bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.
  • Tìm thấy trực khuẩn lao thông qua các mẫu bệnh phẩm xuất hiện ở người bệnh như dịch phế quản, đờm, dịch màng phổi…

  • Tổn thương nang lao trên sinh thiết: niêm mạc phế quản, sinh thiết phổi, hạch PCR-BK dương tính.

Vậy chức năng của phổi là gì? Không khí theo quá trình hô hấp của chúng ta đi vào qua ngã mũi, qua cổ họng và thanh quản và sau đó xuống khí quản. Khí quản sau đó lại phân ra thành hai phần gọi là phế quản chính. Phế quản phải sẽ cung cấp không khí đến lá phổi phải. Còn phế quản trái sẽ cung cấp không khí đến lá phổi trái. Các phế quản này lại tiếp tục phân chia thành những nhánh nhỏ hơn. Cuối cùng, phế quản phân chia thành các tiểu phế quản (hay còn gọi là các ống dẫn khí nhỏ nhất trong phổi). Có thể tưởng tượng rằng hệ thống ống dẫn khí này giống như hình tượng của một cái cây bị lật ngược lại. Trong đó khí quản được coi như là thân cây, còn các cuống phổi, tiểu phế quản là các cành, nhánh của cây.

Ở phần cuối cùng của các tiểu phế quản là các phế nang. Phế nang là các túi khí vô cùng nhỏ được lót bởi một lớp tế bào rất mỏng. Tuy nhiên chúng lại được cung cấp một lượng máu rất dồi dào. Và ở nơi đây, tại những phế nang nhỏ này là nơi mà khí oxy được hấp thụ vào máu còn khí cacbonic được thải ra ngoài khỏi máu.

Phổi được phân chia thành nhiều phần khác nhau thông qua các rãnh liên thùy. Các rãnh liên thùy này chính là ranh giới phân chia các mô phổi thành các thùy phổi. Lá phổi phải có ba thùy, được gọi là thùy dưới, thùy giữa và thùy trên. Đặc biệt, lá phổi trái chỉ có hai thùy, là thùy trên và thùy dưới.

2. Phổi có chức năng gì?

chức năng của phổi

Phổi có chức năng gì?

Chức năng chính của phổi là giúp đưa oxy trong không khí khi chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (còn gọi là hồng cầu). Sau đó tế bào máu sẽ mang oxy đi khắp cơ thể để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng. Phổi cũng hoạt động giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Những vai trò khác được thực hiện bởi phổi có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh độ pH trong máu (khi máu nhiễm toan hoặc kiềm) bằng cách tăng hoặc giảm lượng CO2.
  • Lọc những cục máu đông nhỏ được hình thành trong tĩnh mạch.
  • Lọc những bóng khí có thể xuất hiện trong máu.
  • Chuyển hóa một loại chất hóa học trong máu với tên gọi là angiotensin I thành angiotensin II. Những chất này chiếm vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

3. Vai trò của phổi đối với cơ thể người

chức năng của phổi

Vai trò của phổi đối với cơ thể người

Với chức năng của phổi là trao đổi các loại khí giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 và hấp thụ khí O2 , phổi là một bộ phận thực sự quan trọng với cơ thể người. Phổi thực hiện các chức năng hô hấp, kết hợp với các bộ phận khác của hệ hô hấp, duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Hơn thế nữa, phổi là bộ phận chính còn đảm nhiệm vai trò quan trọng như giúp chuyển hóa một số loại chất sinh học, lọc các chất độc tố trong máu ra bên ngoài,… Tuy nhiên đây là các vai trò phụ nhằm bổ sung mà thôi, còn vai trò chính vẫn là chức năng của phổi thực hiện hô hấp.

Hít thở là một phần quan trọng để duy trì cuộc sống của con người. Bạn có thể nhịn uống nước 4-5 ngày, nhịn ăn 7 ngày, nhưng bạn chỉ cần nín thở từ 30-40 giây hoặc lâu hơn, bạn sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Phổi giúp việc hít thở được vận hành tốt hơn và nhịp nhàng hơn.

4. Làm gì để bảo vệ phổi khỏi tác hại môi trường

Để duy trì một thể trạng tốt nhất cho cơ thể, việc chăm sóc và bảo vệ phổi là vô cùng quan trọng. Hãy bắt đầu thay đổi từ những điều đơn giản nhất để có một lá phổi khỏe mạnh cho cơ thể bạn.

  • Chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt: Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về phổi bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của chúng ta. Vì vậy, bạn phải có lối sống lành mạnh thì phổi mới khỏe mạnh được.
  • Ăn uống phù hợp: Các nhà khoa học đã khẳng định các loại thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu người ăn nhiều rau xanh thường có rủi ro bị ung thư phổi thấp hơn một nửa so với người ít ăn rau.
  • Để bảo vệ mình an toàn trong môi trường làm việc: Bạn nên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc, tránh các tác nhân độc hại như khói bụi, khí thải diesel, hơi sơn…
  • Thay đổi thói quen xấu, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao: Nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính hãy tập luyện thể dục thường xuyên, đó là lời khuyên từ các chuyên gia. Cũng như rèn luyện sức khỏe giúp quá trình hô hấp vận hành tốt hơn, không chỉ phổi mà hệ tim mạch của bạn cũng tốt hơn nữa.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân chính chiếm 85% dẫn đến các bệnh về phổi. Không hút thuốc giúp bảo vệ chính bạn cũng như gia đình của bạn.

Trên đây là các chức năng của phổi và vai trò quan trọng của nó trong cơ thể con người. Có thể nói rằng phổi là bộ phận không thể thiếu để duy trì sự sống. Chính vì vậy mà chúng ta phải có lối sống lành mạnh thông qua việc ăn uống và sinh hoạt để tăng cường sức khỏe cho phổi hoạt động. Hãy tập luyện thể thao thường xuyên để tăng khả năng hô hấp tốt hơn. Đến với Tập đoàn Elipsport, bạn sẽ được tư vấn chăm sóc cơ thể hoàn hảo nhất. Gọi ngay hotline 1800 6854 để được tư vấn nhé!

Truy cập website Elipsport.vn để tham khảo thêm các dòng may chay bo, xe đạp tập, ghế massage toàn thân,… Hoặc gọi điện thoại đến 18006884 để được các nhân viên của chúng tôi hổ trợ tư vấn. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp đến cửa hàng Elipsport Bình Dương để có thể trải nghiệm sản phẩm và được các nhân viên tư vấn trực tiếp, giúp bạn dễ hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Chức năng chính của phổi là giúp đưa oxy trong không khí khi chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (còn gọi là hồng cầu). Sau đó tế bào máu sẽ mang oxy đi khắp cơ thể để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng. Phổi cũng hoạt động giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra.

Khói thuốc là nguyên nhân chính chiếm 85% dẫn đến các bệnh về phổi. Không hút thuốc giúp bảo vệ chính bạn cũng như gia đình của bạn.

Nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính hãy tập luyện thể dục thường xuyên, đó là lời khuyên từ các chuyên gia. Cũng như rèn luyện sức khỏe giúp quá trình hô hấp vận hành tốt hơn, không chỉ phổi mà hệ tim mạch của bạn cũng tốt hơn nữa.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về phổi bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của chúng ta. Vì vậy, bạn phải có lối sống lành mạnh thì phổi mới khỏe mạnh được.

Điều chỉnh độ pH trong máu (khi máu nhiễm toan hoặc kiềm) bằng cách tăng hoặc giảm lượng CO2.
Lọc những cục máu đông nhỏ được hình thành trong tĩnh mạch.
Lọc những bóng khí có thể xuất hiện trong máu.
Chuyển hóa một loại chất hóa học trong máu với tên gọi là angiotensin I thành angiotensin II. Những chất này chiếm vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những mẫu thiết kế nội thất phòng bếp phong cách tối giản hot nhất 2019 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment