Ba nhánh trong mạng điện có thể được kết nối với nhau theo nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là kết nối hình sao và kết nối hình tam giác. Để đơn giản hóa việc phân tích mạch và tính toán người ta sẽ dùng kỹ thuật chuyển đổi công thức sao tam giác.
1. Sơ đồ đấu nối sao và đấu tam giác
Trong kết nối hình tam giác ba nhánh được kết nối với nhau tạo thành một vòng khép kín. Đầu cuộn dây này kết nối với điểm cuối của cuộn dây khác, tạo thành một hình tam giác nên gọi là kiểu đấu nối chế độ tam giác.
Đấu nối hình tam giác
Trong kết hình sao, điểm cuối của ba nhánh được kết nối thành một điểm chung, tạo nên mạng kết nối giống hình chữ Y nên được gọi là kiểu đấu nối chế độ sao.
Đấu nối hình sao
2. Công thức mạch sao tam giác
Trong chuyển đổi công thức mạch sao tam giác, tải kết nối hình sao được biến đổi thành kết nối tam giác. Giả sử chúng ta có kết nối tải chế độ sao như hình A và được biến đổi thành kết nối tam giác ở hình B.
Sơ đồ chuyển đổi mạch sao sang tam giác
Giá trị điện trở của 3 nhánh trong mạch sao tương ứng là ZA, ZB, ZC. Khi được chuyển sang mạng tam giác có giá trị điện trở là Z1, Z2, Z3.
Từ các giá trị điện trở ZA, ZB, ZC của mạch sao đã được biết trước, ta sẽ tính được giá trị điện trở của các nhánh trong mạch tam giác theo công thức sau:
3. Biến đổi tam giác sang sao
Tương tự sự thay thế mạch tam giác bằng cách kết nối sao tương đương được gọi là sự biến đổi tam giác sang sao.
Sơ đồ biến đổi tam giác sang sao
Điện trở của mạch đấu sao ZA, ZB, ZC được tính theo công thức như hình bên dưới.
>>> Xem thêm:
Sơ đồ nguyên lý 4 mạch sao tam giác, ưu và nhược điểm từng mạch
4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất, nên chọn loại nào
20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
>>> Bài viết tham khảo
https://circuitglobe.com/star-to-delta-and-delta-to-star-conversion.html
https://www.electrical4u.com/delta-star-transformation-star-delta-transformation/