Hiện Tượng Tim Đập Mạnh Và Nhanh Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? 2022 | Mytranshop.com

Hiện tượng tim đập nhanh rất thường gặp khi chúng ta căng thẳng, hưng phấn hoặc do tác động bởi nhiều yếu tố cũng có thể là điềm báo trước của những bệnh lý khác. Vậy tim đập nhanh có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Cơ thể thường có những phản ứng nhất thời trước các yếu tố như căng thẳng, vận động mạnh… khiến tim đập nhanh tạo cảm giác hồi hộp, lo lắng. Hiện tượng tim đập nhanh có khi là vô hại nhưng cũng có lúc là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

1. Tim đập nhanh và mạnh là như thế nào?

Tim hay đập nhanh và mạnh là hiện tượng nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động 60 – 80 nhịp/phút khi đang nghỉ ngơi. Tùy vào mức độ hoạt động, thể lực và tình trạng hưng phấn, nhịp tim có thể tăng trên 100 nhịp/phút.

Nhịp tim đập nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường. Người bệnh cảm nhận được tim đập thình thịch hoặc rung, đánh trống ngực, gây hồi hộp. Thời gian diễn ra hiện tượng này kéo dài vài giây hoặc vài phút. Khi tim đập nhanh, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng xuất hiện bao gồm:

  • Người bị khó thở, thở hụt hơi, phải cố rướn người lên thì mới có thể thở
  • Cơ thể có cảm giác bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.
  • Cảm nhận được nhịp tim thình thịch, đập mạnh trong cổ, ngực, họng, lồng ngực bị rung lên
  • Tim đập lỗi nhịp
  • Đầu đau, ngực đau thắt
  • Bị chóng mắt, choáng váng, ngất.

hiện tượng tim đập nhanh

Nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là tim đập nhanh

2. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết đến nguyên nhân. “Thủ phạm” khiến nhịp tim đập nhanh rất nhiều. Nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng hoặc là do ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, hoạt động của cơ thể trước đó.

2.1. Tác động của yếu tố bên ngoài

  • Căng thẳng, hoảng sợ, xúc động mạnh.
  • Sử dụng cách chất kích thích: caffeine, bia rượu, nicotine, cocaine.
  • Tập luyện quá sức.
  • Trầm cảm.
  • Phát sốt, tác dụng phụ của những loại thuốc ho, cảm cúm, hen suyễn, giảm cân, kháng sinh, thông mũi.
  • Rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai khiến nội tiết tố thay đổi.
  • Nhảy cảm với thức ăn như ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, đường, bột ngọt, nitrat.

2.2. Biểu hiện của bệnh lý

  • Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là một thuật ngữ chung để chỉ nhịp tim bất thường. Nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm hoặc không đều đặn. Nó có thể xảy ra thỉnh thoảng hoặc trong một thời gian dài. Rối loạn nhịp tim có thể do các vấn đề về cấu trúc tim bẩm sinh, hoặc có thể do các bệnh tim mắc phải. Chẳng hạn như bệnh thấp tim, bệnh mạch vành, v.v.
  • Rối loạn thần kinh tim: Thường xảy ra ở những bệnh nhân lo âu, rối loạn hoảng sợ, căng thẳng hoặc hồi hộp,… Bản thân tim vẫn bình thường nhưng nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường một chút.
  • Chuyển hóa bất thường: Các bất thường liên quan đến chuyển hóa như hạ đường huyết, cường giáp, thiếu máu,… Cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim và gây ra đánh trống ngực.

Ngoài ra cũng còn một số biểu hiện bệnh khác gây rối loạn nhịp tim như:

  • Huyết áp thấp.
  • Tiểu đường, bệnh phổi.
  • Rối loạn, mất nước, dị dạng kênh di truyền làm mất cân bằng điện giải,…

3. Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Hiện tượng tim đập nhanh nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại vì chưa ảnh hưởng đến tim mạch. Trường hợp tình trạng kéo dài thì cần cẩn trọng, bởi lẽ lúc đó tim hoạt động quá sức có thể gây suy tim. Mặt khác, tim đập nhanh cũng là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm cần được trị liệu sớm. 

Nhìn chung, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị sớm khi tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên, quá nhanh so với mức trung bình hoặc đi kèm các triệu chứng đau thắt ngực, ngất, khó thở, chóng mặt.

4. Biến chứng của tim đập mạnh và nhanh

hiện tượng tim đập nhanh

Các biến chứng của tình trạng tim đập nhanh

Hiện tượng tim đập nhanh và mạnh thường chỉ gây một vài biến chứng nhẹ. Tuy nhiên, đối với người tim mạch có vấn đề thì lại kéo theo các biến chứng nặng.

  • Ngất: Người mắc bệnh tim mạch năng như bệnh van tim, cơn nhịp nhanh, bệnh tim bẩm sinh… dễ bị ngất do tụt huyết áp đột ngột khi tim đập quá nhanh.
  • Ngưng tim: Tuy hiếm gặp nhưng gây hậu quả nặng nè, có thể làm tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
  • Suy tim: Tim bị giảm chức năng co bóp trong thời gian dài tạo thành rối loạn nhịp tim.
  • Đột quỵ: Thường gặp trong rung nhĩ, dễ hình thành cục máu đông làm tắc mạch não.

5. Những lưu ý khi đi khám bác sĩ

  • Trình bày đầy đủ những triệu chứng liên quan đến nhịp tim đã xuất hiện.
  • Nếu có người thân trong gia đình mắc phải bệnh tim mạch, tiền sử bệnh, các nguy cơ tim mạch, hãy thông báo cho bác sĩ.
  • Cung cấp thông tin các loại thuốc, thực phẩm chức năng… đang sử dụng.
  • Hiện tượng tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nên để phòng ngừa bạn nên tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, thăm khám sớm nếu có triệu chứng bất thường.

6. Những cách nhanh chóng hạ hiện tượng tim đập nhanh và mạnh

  • Hít sâu 5 – 8 giây, nín thở 3 – 5 giây rồi thở ra từ từ trong 5 – 8 giây để giảm nhịp tim.
  • Ho mạnh để tạo áp lực lên thành lồng ngực giúp tim đập chậm lại.
  • Massage nhẹ nhàng xoang động mạch cảnh (phần đồng mạch lớn trên cổ) để kích thích các dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp tim.
  • Rửa mặt tạo kích thích bất ngờ, gây phản xạ làm chậm nhịp tim. Bạn thực hiện nhiều lần đến khi cảm thấy nhịp tim giảm bớt.
  • Hít một hơi thật sâu và căng cơ vùng bụng, giữ trong 5 giây rồi từ từ thở ra. Thực hiện động tác nhiều lần để tác động vào dây thần kinh phế vị tham gia điều khiển nhịp tim.

hiện tượng tim đập nhanh

Tập hít thở là cách giúp ổn định nhịp tim

7. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiện tượng tim đập nhanh

Song song việc đi khám bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát hiện tượng tim đập nhanh:

7.1. Tạo thói quen ăn uống khoa học

Môi trường nhiệt độ cao và thói quen ăn uống thiếu chất có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn. Điều này đặc biệt đúng ở một số nước nhiệt đới. Vì vậy bạn cần ăn thức ăn lành mạnh, thường xuyên và uống nhiều nước. Tất cả những biện pháp này đều giúp làm giảm các triệu chứng của hạ huyết áp và giảm sự xuất hiện của tim đập nhanh.

Ngoài ra, bạn cần giảm tối đa thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, trứng, chất béo. Thay vào đó, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc, cá giàu omega-3… Điều này sẽ khiến bạnh có đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh và từ đó giúp làm cho nhịp tim ổn định. Đồng thời, bạn hãy cố cân bằng điện giải, giữ ổn định nồng độ Kali, Canxi, Natri, Magie,…

7.2. Thư giãn cơ thể

Thu xếp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nghỉ ngơi hợp lý, điều hòa tâm trạng tránh để căng thẳng kéo dài. Bất kỳ sự phấn khích, căng thẳng hay lo lắng nào cũng sẽ làm tăng adrenaline và khiến tim bạn đập nhanh hơn. “Thư giãn” nói thì dễ hơn làm, nhưng dù sao mọi việc cũng phải khéo léo.

Bạn có thể tập yoga, thiền và Thái Cực Quyền để ngăn ngừa căng thẳng và thư giãn đầu óc. Nghe nhạc hoặc sáng tạo, chẳng hạn như ghi nhật ký hoặc vẽ tranh, cũng có thể tích cực làm giảm huyết áp. Cũng giống như các bài tập thở, giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy bạn phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được thư giãn và giảm bớt lo lắng. Bạn cũng có thể dành ra thời gian 15 phút mỗi ngày để thư giãn toàn bộ cơ thể trên ghế massage. Trên những mẫu ghế mát xa hiện đại đã có cài đặt sẵn nhiều bài mát xa hỗ trợ thư giãn, ổn định nhịp tim rất tốt.

hiện tượng tim đập nhanh

Thư giãn trên ghế massage

7.3. Giảm lượng chất kích thích

Các chất kích thích như nicotine và đồ uống có caffein như trà và cà phê có thể cản trở nhịp tim của bạn. Do đó, để duy trì nhịp tim ổn định, bạn cần kiểm soát lượng thức uống này vào cơ thể.

7.4. Luôn theo dõi huyết áp, nhịp tim

Bạn cần thường xuyên theo dõi huyết áp ngay cả khi bạn không có triệu chứng của hiện tượng tim đập nhanh. Bạn phải theo dõi để biết nhịp tim mình có đang bị mất ổn định không, huyết áp cao hay thấp để kịp thời có những biện pháp khắc phục.

7.5. Học cách kiểm tra mạch máu

Kích thích dây thần kinh phế vị trong cơ thể con người là một trong những dây thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp tim. Những dây thần kinh quan trọng này đi qua cổ và ngực đến bụng, và được phân bổ rộng rãi trong cơ thể bạn. Sử dụng xét nghiệm Valsalva 1 có thể kích thích dây thần kinh phế vị, giúp ngăn ngừa đánh trống ngực và phục hồi nhịp tim khỏe mạnh. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải tìm kiếm sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiến hành. Và nó không thể được thực hiện nếu không được đào tạo hoặc giám sát chuyên môn đầy đủ.

7.6. Tập thể dục thường xuyên

Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng việc vận động có thể khiến nhịp tim đập nhanh hơn và có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện hiện tượng tim đập nhanh. Thực tế không phải như vậy. Ngay cả đối với những người mắc chứng tim đập nhanh thì các bác sĩ cũng khuyến khích họ rèn luyện thể chất. Việc rèn luyện thể chất một cách phù hợp sẽ giúp họ ổn định được nhịp tim. Nhịp tim và cơ thể sẽ quen dần với sự thay đổi này và dầ trở nên ỏn định.

Thế nên, nếu bạn muốn ngăn ngừa và kiểm soát tốt nhịp tim thì đừng quên rèn luyện thể lực thông qua việc tập thể dục, thể thao. Bạn không cần phải nghĩ rằng tập thể thao là phải đến những lớp tập gym, những trung tâm thể chất,… Bạn chỉ cần lựa chọn một môn thể thao phù hợp như chạy bộ, đi bộ, đánh cầu lông, yoga,… là đã có thể giúp kiểm soát tốt nhịp tim. Nếu bạn không muốn tập luyện ở môi trường bên ngoài thì có thể sử dụng những thiết bị tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập,… cũng rất tiện lợi.

hiện tượng tim đập nhanh

Thường xuyên tập thể dục giúp phòng ngừa tim đập nhanh

Hiện tượng tim đập nhanh có thể được kiểm soát nhờ vào lối sống lành mạnh, khoa học. Bạn nên xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên, hợp lý, tránh quá gắng sức. Giữa các buổi tập chạy bộ, đạp xe đạp tập, bơi lội… nên xen kẽ các khoảng nghỉ để tăng hiệu quả suất làm việc của tim lên 10% so với các bài tập có nhịp điệu ổn định.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguy cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tim hay đập nhanh và mạnh là hiện tượng nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động 60 – 80 nhịp/phút khi đang nghỉ ngơi. Tùy vào mức độ hoạt động, thể lực và tình trạng hưng phấn, nhịp tim có thể tăng trên 100 nhịp/phút.

Nếu là do những nguyên nhân không mang tính nguy hiểm cao thì việc bạn bị tim đập nhanh có thể do tập thể dục, sử dụng chất kích thích, súc động mạnh, căng thẳng,… Nếu nguyên nhân nghiêm trọng hơn có thể là do một số chứng bệnh như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim,…

Hiện tượng tim đập nhanh nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại vì chưa ảnh hưởng đến tim mạch. Trường hợp tình trạng kéo dài thì cần cẩn trọng, bởi lẽ lúc đó tim hoạt động quá sức có thể gây suy tim.

Hiện tượng tim đập nhanh và mạnh thường chỉ gây một vài biến chứng nhẹ. Tuy nhiên, đối với người tim mạch có vấn đề thì lại kéo theo các biến chứng nặng như ngất, ngưng tim, suy tim, đột quỵ,…

Nếu cảm giác tim đập nhanh chỉ vài giây thì chưa cần thăm khám chuyên khoa. Nếu bạn đã có tiền sử về bệnh tim hoặc nhịp tim nhanh này xảy ra thường xuyên, hoặc tình trạng ngày càng tệ hơn thì nên đi khám.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những Lưu Ý Trong Quá Trình Điều Trị Mụn Tại Seoul Spa 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment