CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. BÀI TẬP LIÊN KẾT GEN
Dạng 1: Bài tập liên kết gen hoàn toàn cơ bản
Phương pháp
1.1. Xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử
Với x là số cặp NST tương đồng mang gen => số loại giao tử tạo thành = 2x
VD: AB/ab => x = 1 => số loại giao tử tạo thành = 21
Với a (a ≤ x) số cặp NST tương đồng chứa các gen đồng hợp => số loại giao tử = 2x-a
VD: Aa bd/bd có x = 2 và a = 1=> 22-1 = 2 loại giao tử
1.2. Dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn
Bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn nếu có một trong các điều kiện sau:
– Các gen nằm trên cùng một NST, không có hiện tượng trao đổi chéo trong giảm phân.
– Số loại kiểu gen hoặc kiểu hình chung ít hơn so với trường hợp PLĐL.
+ Khi cho lai 2 tính trạng:
P |
F1 |
|
Kiểu gen |
Kiểu hình |
|
AB/ab x AB/ab |
1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab |
3 : 1 |
Ab/aB x Ab/aB |
1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB |
1 : 2 : 1 |
AB/ab x Ab/aB |
1 AB/Ab : 1 AB/ab : 1 Ab/ab : 1 aB/ab |
|
AB/ab x ab/ab |
1 AB/ab : 1 ab/ab |
1 : 1 |
Ab/aB x ab/ab |
1 Ab/ab : aB/ab |
|
Ab/ab x aB/ab |
1 Ab/aB : 1 Ab/ab : 1 aB/ab : 1 ab/ab |
1 : 1 : 1 : 1 |
Ví dụ mẫu
Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh được F1 có 100% cây quả to, màu xanh. Cho F1 giao phấn với nhau đời F2 thu được 25% quả to, màu vàng; 50% quả to, màu xanh; 25% cây quả nhỏ, màu xanh. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.
a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?
b) Xác định kiểu gen của P và F1?
Hướng dẫn giải:
a) Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai
– Xét riêng từng tính trạng:
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước quả:
Ở F2:
Quả to : quả nhỏ = (25% + 50%) : 25% = 3 : 1
=> Quả to là trội hoàn toàn so với quả nhỏ.
Quy ước: A – quả to, a – quả nhỏ
F1 x F1: Aa x Aa
+ Xét sự di truyền tính trạng màu sắc quả:
Màu xanh : màu vàng = (25% + 50%) : 25% = 3 : 1
=> Quả xanh là trội hoàn toàn so với quả vàng.
Quy ước: B – quả xanh; b – quả vàng
F1 x F1: Bb x Bb
– Tích chung hai tính trạng:
(Quả to : quả nhỏ) x (màu xanh : màu vàng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 ≠ 1 : 2 : 1
=> Hai tính trạng này di truyền theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
b) Xác định kiểu gen của P và F1
Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
P: quả to, màu vàng (Ab/-b) giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh (aB/a-) mà F1: 100% quả to, xanh => P không thể cho giao tử ab => Kiểu gen của P là: Ab/Ab x aB/aB.
=> F1 có kiểu gen là: Ab/aB.
Dạng 2: Liên kết gen hoàn toàn kết hợp tương tác gen
Phương pháp
1.1. Phương pháp nhận biết quy luật di truyền
– Đề bài xét đến 2 tính trạng.
– Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và có sự giảm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
– Có 2 trường hợp:
+ Nếu tỉ lệ chung cả hai tính trạng giống tỉ lệ tương tác đơn thuần như: 9: 3: 3:1; 9: 6: 1; 9: 7; 12: 3: 1; 13: 3; 9: 3: 4… thì chắc chắn các gen liên kết đồng.
+ Nếu tỉ lệ chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ đơn thuần như 9 : 3 : 2 : 1 : 1; 6 : 6 : 3: 1; 8 : 5 : 2: 1; 6 : 5 : 3 :1 :1; 10 : 3 : 2 : 1; 8: 4 : 3 : 1.. thì chắc chắn các gen liên kết đối.
+ Ngoại lệ, đối với tương tác át chế 13 : 3, tỉ lệ chung về cả hai tính trạng là 9 : 3 : 4 sẽ phù hợp cả liên kết đồng và liên kết đối.
1.2. Phương pháp giải
– Bước 1: Xác định quy luật di truyền
+ Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.
+ Xét chung: Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.
– Bước 2: Xác định kiểu gen
+ Xác định các gen liên kết đồng hay đối dựa vào sự xuất hiện hay không xuất hiện loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất (VD: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen aa → P đều có giao tử abd → liên kết đồng).
+ Xác định gen nào liên kết, gen nào phân li độc lập (chú ý nếu là kiểu tương tác có một cách quy ước gen, vai trò A = B ( 9: 6: 1; 9: 7; 15: 1) ta chọn cả 2 trường hợp).
– Bước 3: Viết sơ đồ lai
Ví dụ mẫu
Người ta cho lai giữa 2 cơ thể thỏ thu được F1 có tỉ lệ 12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, kích thước lông do 1 gen quy định, không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
Hướng dẫn giải
– Bước 1: Xác định quy luật di truyền
+ Xét sự di truyền của tính trạng màu sắc lông:
F1 có tỉ lệ 12 trắng : 3 đen : 1 xám → F1 có 16 tổ hợp = 4 x 4 → P mỗi bên cho ra 4 loại giao tử → F1 dị hợp về 2 cặp gen quy định 1 tính trạng → tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác → đây là tỉ lệ của tương tác gen kiểu át chế trội.
Quy ước: A-B- và A-bb: trắng; aaB- : đen; aabb: xám
→ P: AaBb (trắng) x AaBb (trắng)
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước lông
F1 có sự di truyền 3 dài : 1 ngắn mà kích thước lông do 1 gen quy định → dài là tính trạng trội, ngắn là tính trạng lặn.
Quy ước: D: dài, d: ngắn
→ P: Dd x Dd
– Bước 2: Xác định kiểu gen
P dị hợp về 3 cặp gen mà F1 có tỉ lệ 12 : 3 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 khác với 64 tổ hợp trong phân li độc lập → xảy ra hiện tượng liên kết gen.
Nhận thấy, tính trạng màu lông trắng luôn dài, lông xám luôn ngắn → A liên kết với D, a liên kết với d.
=> Kiểu gen của P là: ADadBb × ADadBb
– Bước 3: Viết sơ đồ lai
II. BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN
Dạng 1: Bài tập hoán vị gen cơ bản
1.1. Xác định kiểu giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử
Phương pháp
– Một tế bào giảm phân không có hoán vị gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử, còn nếu có hoán vị gen thì tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.
– Một cơ thể giảm phân có hoán vị gen thì chỉ có 1 số tế bào là hoán vị gen thưc sự còn lại là liên kết hoàn toàn vì vậy tỉ lệ các giao tử phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
+ Giả sử cơ thể AB/ab có x tế bào giảm phân, trong đó có y tế bào hoán vị gen sẽ cho các giao tử AB = ab = Ab = aB = y (giao tử). Còn lại x – y tế bào không hoán vị gen sẽ cho các giao tử AB = ab = 2(x-y). Vì vậy, số giao tử mỗi loại:
AB = ab = 2(x-y) + y = 2x-y
Ab = aB = y
Tần số hoán vị gen (f) = 2y/4x
– Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ:
AB/ab cho các loại giao tử: AB = ab = (1-f)/2 ; Ab = aB = f/2
Ab/aB cho các loại giao tử: AB = ab = f/2 ; Ab = aB = (1-f)/2
Ví dụ mẫu
Một cá thể đực có kiểu gen , biết tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%.
a) Một tế bào của cá thể này giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào?
b) Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cá thể đực có kiểu gen
a) Xác định các loại giao tử được tạo ra từ một tế bào của cá thể trên
– Nếu tế bào đó giảm phân không xảy ra hoán vị gen thì tế bào đó khi giảm phân sẽ tạo ra hai loại giao tử là: AB và ab.
– Nếu tế bào đó giảm phân có xảy ra hoán vị gen thì tế bào đó khi giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau là: AB, ab, Ab và aB.
b) Xác định các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử của cá thể trên
f = 20%
=> Cá thể trên khi giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ tương ứng là:
AB = Ab = (1 – f)/2 = (1 – 0,2)/2 = 0,4
Ab = aB = f/2 = 0,2/2 = 0,1
1.2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con lai F1 của phép lai có bố mẹ dị hợp 2 cặp gen
Phương pháp
a) Hoán vị gen 1 bên
– Xét cơ thể dị hợp lệch (chéo) giả sử f = 20%
P: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân xám, cánh dài
G: BV = bv = 10 % ; Bv = bV = 40 % ↓ bV = Bv = 50%
F1 : 25 % thân xám, cánh cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25 % thân đen, cánh dài
Như vậy, khi dị hợp chéo có xảy ra hoán vị gen 1 bên thì tỉ lệ kiểu hình luôn là: 1 : 2 : 1.
– Tổng hợp các trường hợp khác:
Gọi giao tử của bố mẹ có hoán vị gen: AB = ab = x; Ab = aB = y
P |
F1 |
|
Kiểu gen |
Kiểu hình |
|
AB/ab × AB/ab |
x/2 AB/AB; y/2 AB/aB; y/2 AB/aB; (x+y)/2 AB/ab; y/2 Ab/ab; y/2 aB/ab; x/2 ab/ab |
(có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 2 gen) |
AB/ab × Ab/aB (HVG ở Ab/aB) |
||
Ab/aB × Ab/aB |
x/2 AB/Ab; x/2 AB/aB; y Ab/aB; y/2 Ab/Ab; x/2 Ab/ab; y/2 aB/ab; x/2 aB/ab |
1 : 2 : 1 (không có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 2 gen) |
AB/ab × Ab/aB (HVG ở AB/ab) |
b) Hoán vị gen 2 bên (Mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn)
֎ P:
Gọi AB = ab = x ; Ab = aB = y
→ Kiểu gen F1 thu được có:
AB/AB = ab/ab = x2 Ab/Ab = aB/aB = y2
AB/ab = 2×2 Ab/aB = 2y2
AB/Ab = AB/aB = Ab/ab = aB/ab = 2xy
֎ P:
GP: AB = ab = x AB = ab = y
Ab = aB = y Ab = aB = x
→ Kiểu gen F1 thu được có:
AB/AB = ab/ab = Ab/Ab = aB/aB = xy
AB/ab = Ab/aB = 2xy
AB/Ab = AB/aB = Ab/ab = aB/ab = x2 + y2
– Trong trường hợp phép lai 2 tính trạng (2 cặp gen dị hợp Aa, Bb) thì tương quan tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 như sau: A-B- = 1/2 + aa,bb; A-bb = aaB- = 1/4 – aa,bb. (Công thức đúng với tất cả trường hợp phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen 1 bên hoặc 2 bên, kiểu gen là dị hợp tử đều hoặc dị hợp tử chéo).
Ví dụ mẫu
VD1: Các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: . Tần số hoán vị gen là 40%. Xác định tỉ lệ kiểu hình mang cả hai tính trạng lặn ở F1?
Hướng dẫn giải
Ta có: A>> a ; B>>b
P:
Trong đó:
có f = 40% cho các giao tử : AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%
chỉ tạo ra một loại giao tử ab
Vậy các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ = 0,3 ab x 1 ab = 0,3 = 30%
VD2: Một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định thân cây màu xanh, gen b quy định thân cây màu đỏ. Kết quả theo dõi một thí nghiệm ở một thế hệ có 4 kiểu hình khác nhau, trong đó cây thấp, thân đỏ chiếm 4% tổng số cây thu được của thí nghiệm. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, màu xanh ở thí nghiệm đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
A – thân cao, a – thân thấp
B – thân màu xanh, b – thân cây màu đỏ
Cây thân cao, màu xanh (A-, B-) trong thí nghiệm đó chiếm tỉ lệ là:
1/2 + (aa,bb) = 1/2 + 0,04 = 0,54
1.3. Xác định quy luật di truyền
Phương pháp
– Xét phép lai 2 tính trạng đơn gen.
– Xuất phát từ phép lai P thuần chủng, các kiểu hình tương phản → F1 → F2 hoặc xuất phát là bố mẹ dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) cho tự thụ → được F1 cho kết quả như sau:
Kết quả phân li kiểu hình F2(hoặc F1) |
Quy luật |
Kiểu gen F1(hoặc P) |
9:3:3:1 |
Phân li độc lập |
AaBb |
Hoán vị gen cả bố và mẹ với f = 0,5 |
AB/ab hoặc Ab/aB |
|
3:1 |
Liên kết gen hoàn toàn |
AB/ab |
1:2:1 |
Ab/aB |
|
Các tỉ lệ khác |
Hoán vị gen |
ab/ab (F2) < 1/16 → Ab/aB (HVG 2 bên bố mẹ) |
ab/ab (F2) > 1/16 → AB/ab (HVG 1 hoặc cả 2 bên bố mẹ) |
– Cũng là tình huống trên, nếu lai phân tích thì cho kết quả như sau:
Kết quả phân li kiểu hình FB |
Quy luật |
Kiểu gen F1(hoặc P) |
1:1:1:1 |
Phân li độc lập |
AaBb |
Hoán vị gen cả bố và mẹ với f = 0,5 |
AB/ab hoặc Ab/aB |
|
1:1 |
Liên kết gen hoàn toàn |
AB/ab |
Ab/aB |
||
Các tỉ lệ khác x:x:y:y x+y = 0,5; x>y |
Hoán vị gen với f = 2y |
AB/ab nếu FB có ab/ab |
Ab/aB nếu FB không có ab/ab |
– Các trường hợp khác phải tiến hành xét các trường hợp và tiến hành theo 3 bước:
+ Bước 1: Xét riêng sự di truyền của gen quy định từng tính trạng.
+ Bước 2: Xét sự di truyền chung của 2 tính trạng (Cần giả thiết các trường hợp có thể xảy ra đó là: Phân li độc lập hoặc liên kết gen hoặc hoán vị gen, mỗi trường hợp thử tính theo một kiểu hình hoặc kiểu gen nào đó, thường là kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các gen).
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm kết quả.
– Chú ý: đối với loài trinh sản thì con đực bộ nhiễm sắc thể đơn bội, chỉ có 1 loại giao tử (ví dụ ở ong mật)
Ví dụ mẫu
VD1: Cho biết A_thân cao trội so với a_thân thấp; B_hoa đỏ trội so với b_hoa trắng. Cho cây thân cao hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao hoa trắng chiếm 16%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với quá trình giảm phân tạo noãn. Hãy xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ?
Hướng dẫn giải
A_thân cao trội so với a_thân thấp
B_hoa đỏ trội so với b_hoa trắng
P: Cây thân cao, hoa đỏ x Cây thân cao, hoa đỏ
F1 có 4 kiểu hình trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16% => Cây thân thấp, hoa trắng ở F1 chiếm tỉ lệ là: 0,25 – 0,16 = 0,09 > => Hoán vị gen có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.
TH1: Hoán vị gen xảy ra ở một bên
=> 0,09 = ab xab
=> Tỉ lệ giao tử ab ở bên xảy ra hoán vị gen = 0,09 x 2 = 0,18 < 0,25 => ab là giao tử hoán vị
=> Kiểu gen của P là:
=> Tần số hoán vị gen là: 0,18 x 2 = 36%
TH2: Hoán vị gen xảy ra ở hai bên
=> Tỉ lệ giao tử ab = > 0,25 => ab là giao tử liên kết.
=> Kiểu gen của P:
=> Tần số hoán vị gen là: (0,5 – 0,3) x 2 = 40%
VD2: Cho lai giữa các con ruồi giấm đồng hợp tử mắt tím, cánh cụt với các con ruồi giấm kiểu dại (mắt đỏ, cánh bình thường). Kết quả ở F1, tất cả các con đều có kiểu hình kiểu dại. Lai phân tích những con ruồi cái F1 với những con ruồi đực có kiểu gen đồng hợp thu được : 1167 con mắt tím, cánh cụt; 161 con mắt tím, cánh bình thường; 157 con mắt đỏ, cánh cụt; 1162 con mắt đỏ, cánh bình thường.
a) Cho biết quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng?
b) Xác định kết quả F2 nếu cho những con ruồi F1 giao phối với nhau?
Hướng dẫn giải
Khi cho các con ruồi giấm đồng hợp tử mắt tím, cánh cụt với các con ruồi giấm kiểu dại (mắt đỏ, cánh bình thường) được F1: 100% kiểu hình kiểu dại => Mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt tím, cánh bình thường trội hoàn toàn so với cánh cụt.
Quy ước: A – mắt đỏ, a – mắt tím
B – cánh bình thường, b – cánh cụt
a) Xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng
– Khi tiến hành lai phân tích những con ruồi cái F1 với những con ruồi đực có kiểu gen đồng hợp thu được đời con có 4 kiểu gen với tỉ lệ: 0,44 con mắt tím, cánh cụt : 0,06 con mắt tím, cánh bình thường : 0.06 con mắt đỏ, cánh cụt : 0,44 con mắt đỏ, cánh bình thường ≠ 1 : 1 : 1 : 1 ≠ 1 : 1.
=> Hai tính trạng di truyền theo quy luật di truyền hoán vị gen.
– Trong đó, ruồi mắt tím cánh cụt chiếm tỉ lệ 0,44
=> 0,44 = 1 ab xab => x = 0,44 > 0,25 => ab là giao tử liên kết
=> Kiểu gen của ruồi cái F1 là: với tần số hoán vị gen là: (0,5 – 0,44) x 2 = 12%
=> Kiểu gen của ruồi giấm kiểu dại P là:
b) Xác định kết quả F2 nếu cho những con ruồi F1 giao phối với nhau
F1 x F1: ♀ x ♂
Mắt đỏ, cánh bình thường Mắt đỏ, cánh bình thường
GF1: AB = ab = 0,44 AB = ab = 0,5
Ab = aB = 0,06
F2:
0,72 mắt đỏ, cánh bình thường : 0,03 mắt đỏ, cánh cụt
0,03 mắt tím, cánh bình thường : 0,22 mắt tím, cánh cụt
VD3: Ở ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh hẹp. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và xảy ra trao đổi chéo.
P: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp → F1: 100% cánh dài, rộng.
a) Cho biết kiểu gen của P?
b) Cho F1 tạp giao,ở F2 ong đực, ong cái có những kiểu hình như thế nào?
Hướng dẫn giải
a. Xác định kiểu gen của P
– P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → P thuần chủng.
=> Kiểu gen của P: Ong cái cánh dài, rộng x Ong đực cánh ngắn, hẹp ab
b. Xác định F2
P: Ong cái cánh dài, rộng x ab Ong đực cánh ngắn, hẹp
Gp: AB ab
F1: Ong cái cánh dài, rộng ; AB Ong đực cánh dài, rộng
F1 x F1: Ong cái cánh dài, rộng x AB Ong đực cánh dài, rộng
GF1: AB, Ab, aB, ab AB
F2: Ong cái: AB/ AB, AB/ab, AB/aB, AB/ Ab cánh dài, rộng
Ong đực: AB cánh dài, rộng; ab cánh ngắn, hẹp; aB cánh ngắn, rộng; Ab cánh dài, hẹp
Dạng 2: Tương tác gen và hoán vị gen
Phương pháp
a) Phương pháp nhận biết
– Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.
– Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ của trường hợp tương tác- liên kết; xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
b) Phương pháp giải
– Bước 1: Xác định quy luật chi phối
+ Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.
+ Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy tăng xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.
– Bước 2: Xác định kiểu gen
+ Xác định gen liên kết đồng hay đối: dựa vào sự xuất hiện tỉ lệ lớn hay bé của loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất. Vd: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen lớn hơn → đời trước tạo giao tử abd lớn hơn loại giao tử abD → liên kết đồng.
+ Xác định gen nào liên kết: nếu là kiểu tương tác vai trò của 2 gen A, B không như nhau ta phải dựa vào thế hệ sau loại kiểu hình có tổ hợp gen (aaB-dd) có tỉ lệ lớn hay nhỏ để suy ra gen nào liên kết.
+ Tính tần số hoán vị: dựa vào kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc đơn giản nhất ở thế hệ sau để lập phương trình, giải chọn nghiệm.
– Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Ví dụ mẫu
Ở một loài thực vật, người ta cho thụ phấn F1 nhận được F2 phân li kiểu hình: 7804 cây quả dẹt, vị ngọt; 1377 cây quả tròn, vị chua; 1222 cây quả dài, vị ngọt; 3668 cây quả dẹt, vị chua; 6271 cây quả tròn, vị ngọt; 51 cây quả dài, vị chua. Biết vị quả ở một cặp gen quy định. Xác định kiểu gen và tính tỉ lệ giao tử của F1?
Hướng dẫn giải
– Bước 1: Xét riêng từng tính trạng
+ Tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài → đây là tương tác bổ trợ.
Quy ước: A-B-: quả dẹt; aabb : quả dài ; A-bb; aaB- : quả tròn
F1: AaBb (quả dẹt) x AaBb (quả dẹt).
+ Xét sự di truyền tính trạng vị quả: F2 phân li quả ngọt : quả chua = 3 : 1 → tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D : quả ngọt, d : quả chua
F1 : Dd (quả ngọt) x Dd (quả ngọt)
+ Xét chung: (9 : 6 : 1) x (3 : 1) = 27: 18 : 3 : 9 : 6 : 1 khác đề bài (38,25: 18: 30,75: 6,75 : 0,25) → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.
– Bước 2: Xác định kiểu gen
+ F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, vị ngọt (aabbD-) = 6% lớn hơn loại kiểu hình quả dài vị chua (aabbdd = 0,25%) → F1 tạo loại giao tử abD hoặc baD lớn hơn loại giao tử abd hoặc bad → các gen liên kết theo vị trí đối. Vì vai trò của gen A và B như nhau nên kiểu gen của F1 là hoặc
+ Gọi f là tần số hoán vị ( 0< f < 50%). Vì F2 xuất hiện kiểu hình quả dài vị chua ( hoặc ) = 0,25% nên f là nghiệm của phương trình: 1/4(f/2.f/2) = 0,0025 → f = 20%
– F1 x F1 : x
Tỉ lệ giao tử của F1: ABD = Abd = aBD = abd = 5%
AbD = ABd = abD = aBd = 20%
(kết quả tương tự với trường hợp F1 có kiểu gen )