A. BÀI TẬP VỀ ESTE
1. Dạng 1: Bài tập lí thuyết
1.1. Các vấn đề lý thuyết
a. Nhận dạng este, viết các đồng phân, gọi tên este.
b. So sánh nhiệt độ sôi của este với các hợp chất khác
c. Biện luận xác định công thức của este.
*Chú ý: Nhận dạng este:
– Este làm mất màu dung dịch brom, có khả năng trùng hợp: là este không no, chẳng hạn CH2=C(CH3)-COOCH3
– Este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, mất màu dung dịch brom: HCOOR
– Thủy phân: este X mạch hở, đơn chức thu được
+ Sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng: H-COO-R’ hoặc R-COO-CH=CH2, R-COO-CH=CH-R’
+ Hỗn hợp sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng H-COO-CH=CH2, H-COO-CH=CH-R‘
+ Sản phẩm sinh ra có xeton. X có dạng: R-COO-C(R’)=CH2, R-COO-C(R’)=CH-R”
+ Sản phẩm có 2 muối. X có dạng: R-COO-C6H5
1.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất không phải este là
A. HCOOCH3 B. C2H5OC2H5 C. CH3-OCOCH3 D. C3H5(COOCH3)3
Giải:
Nhận thấy hợp chất C2H5OC2H5 không có nhóm chức -COO- của este. Đáp án B.
Chú ý cách viết của este RCOOR’ tương đương với R’-OOCR và R’-OCOR.
Câu 2: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3-COO-CH2-CH3 B. CH3-COO-CH3 C. CH3-COO-CH=CH2 D. CH2=CH-COO-CH3
Giải:
Gốc vinyl: -CH=CH2, gốc axetat: CH3-COO-. Đáp án C.
Câu 3: Số este mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Giải:
Este tham gia phản ứng tráng bạc ⇒ có gốc HCOO-. Với C5H10O2 sẽ có các công thức cấu tạo là
HCOO-CH2-CH2-CH2-CH3, HCOO-CH(CH3)-CH2-CH3, HCOO-CH2-CH(CH3)2, HCOO-C(CH3)3
Đáp án D.
Câu 4: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. C3H7OH B. CH3COOCH3 C. C2H5COOH D. C2H5COONa
Giải:
Nhìn chung nhiệt độ sôi của Este < Ancol < Axit cacboxylic do este không tạo được liên kết hidro liên phân tử. Đối với các muối, do có sự phân cực mạnh (C2H5COO- và Na+) nên tồn tại trong trạng thái rắn ở điều kiện thường ⇒ nhiệt độ sôi của muối cao hơn axit. Đáp án B.
2. Dạng 2: Bài tập về phản ứng thủy phân este
2.1. Xác định số mol, khối lượng các chất trong phản ứng
a. Yêu cầu
+ Viết được các phương trình hóa học xảy ra
+ Lập biểu thức và tính toán
b. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho m gam etyl axetat phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 4,6 gam ancol. Giá trị của m là
A. 8,0 B. 8,8 C. 4,4 D. 17,6
Giải:
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
. Đáp án B.
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam este CH3COOCH3, bằng 150ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,2 B. 6,7 C. 10,2 D. 6,8
Giải:
CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH
neste = 7,4/74 = 0,1 mol. nNaOH = 0,15.1 = 0,15 mol ⇒ NaOH dư.
Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan gồm có CH3COONa (0,1 mol) và NaOH dư (0,05 mol).
Khối lượng rắn khan là m = mmuối + mNaOH dư = 0,1.82 + 0,05.40 = 10,2 gam. Đáp án C.
Câu 3: Muốn thuỷ phân 5,6 gam hỗn hợp etyl axetat và etyl fomat cần vừa đủ 25,96 ml NaOH 10%, (D = 1,08 g/ml). Thành phần % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là
A. 47,14%. B. 52,16%. C. 36,18%. D. 50,20%
Giải
Đặt x là số mol CH3COOC2H5 và y là số mol HCOOC2H5.
Phương trình phản ứng:
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH (1)
mol: x → x
HCOOC2H5 + NaOH HCOONa + C2H5OH (2)
mol: y → y
Theo giả thiết và các phản ứng ta có hệ phương trình
⇒ x = 0,03 và y = 0,04 . Đáp án A.
2.2. Xác định công thức của một este
a. Yêu cầu
+ Xác định được công thức phân tử dạng tổng quát của este
+ Viết phương trình hóa học xảy ra
+ Lập biểu thức và tính toán
b. Ví dụ minh họa
Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn 7,4 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. etyl fomat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. propyl axetat
Giải
Đặt công thức của X là RCOOR’. Phương trình phản ứng là
RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH (1)
mol: 0,1 → 0,1
Theo (1) và giả thiết ta có
nX = nY = nKOH = 0,1.1 = 0,1 mol ⇒ MY = 46 ⇒ R’ + 17 = 46 ⇒ R’ =29 ⇒ R’ là C2H5–.
Mặt khác MX = R + 44 + R’ = 74 R = 1 ⇒ R là H–.
Vậy công thức cấu tạo phù hợp của E là HCOOC2H5 (etyl fomat). Đáp án A
2.3. Xác định công thức của este trong hỗn hợp.
a. Yêu cầu
+ Xác định được dãy đồng đẳng của hỗn hợp các este → công thức trung bình của hỗn hợp các este
+ Viết phương trình hóa học xảy ra
+ Lập biểu thức và tính toán
Chú ý:
+ Nếu thủy phân este trong môi trường kiềm mà đề bài cho biết:”…sau khi thủy phân hoàn toàn este, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn” thì trong chất rắn thường có cả NaOH hoặc KOH dư.
+ Khi làm bài tập dạng này thì phải chú ý tới việc sử dụng các phương pháp: nhận xét, đánh giá, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng. Ngoài ra nếu gặp bài toán liên quan đến hỗn hợp các este thì nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp trung bình.
b. Ví dụ minh họa
Câu 1: Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là
A. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7. B. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3.
C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7. D. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5
Giải
Theo giả thiết hai este là đồng phân của nhau nên khối lượng phân tử của chúng bằng nhau.
Vì cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc và có khối lượng phân tử là 88 nên suy ra công thức của hai este là C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5. Đáp án D.
3. Dạng 3. Bài tập đốt cháy este
3.1. Yêu cầu
+ Xác định được dãy đồng đẳng của este → công thức phân tử dạng tổng quát. Nếu là hỗn hợp các este thì đặt công thức trung bình.
+ Viết phản ứng cháy
+ Lập biểu thức, tìm mối liên hệ của các chất và tính toán
*Chú ý:
+ Khi đốt cháy este no đơn chức, mạch hở thì thu được
+ Khi đốt cháy este mà thu được thì este có công thức là CnH2n-2O2 hoặc CnH2n-2O4.
3.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của E là
A. CH3COOCH2CH2CH3. B. HCOOCH2CH2CH3. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3
Giải:
Đốt cháy E thu được mol nên E là este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2. Sơ đồ phản ứng là
CnH2nO2 nCO2 + nH2O
(14n + 32) gam → 18n gam
6 gam → 3,6 gam
Vậy ⇒ n = 2 ⇒ E là C2H4O2 (HCOOCH3).
Đáp án D.
B. BÀI TẬP VỀ LIPIT
1. Dạng1: Tính khối lượng chất béo hoặc tính khối lượng xà phòng
1.1. Yêu cầu
Vận dụng tỉ lệ phản ứng: nNaOH = nmuối = 3nglixerol = 3nchất béo
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mchất béo + mNaOH = mxà phòng + mglixerol
1.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
A. 112,46 B. 128,88 C. 106,08 D. 106,80
Giải:
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
⇒ mtristearin = 0,12.890 = 106,8. Đáp án D.
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam B. 17,80 gam C. 18,24 gam D. 18,38 gam
Giải:
Theo tỉ lệ phản ứng: nglixerol = nNaOH/3 = 0,02 mol.
Bảo toàn khối lượng có mxà phòng = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8 gam. Đáp án B.
2. Dạng 2: Xác định công thức chất béo
2.1. Yêu cầu
+ Xác định được dạng công thức phân tử của chất béo
+ Viết được các phương trình phản ứng xảy ra
+ Lập biểu thức và tính toán theo yêu cầu đề bài.
Lưu ý: Các axit béo thường gặp :
+ Axitstearic: C17H35COOH (no,đơn chức)
+ Axitpanmitic: C15H31COOH (no,đơn chức)
+ Axitoleic: C17H33COOH (không no, có một nối đôi, đơn chức)
+ Axitlinoleic: C17H31COOH (không no, có hai nối đôi, đơn chức)
2.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Giải:
nglixerol = 0,92/92 = 0,01 mol ⇒ nX = 0,01 mol. Mà nnatri linoleat = 3,02/302 = 0,01 mol
nnatri linoleat : nX = 1:1 ⇒ X có 1 gốc C17H31COO- và 2 gốc C17H33COO-
X có 2 đồng phân. Gọi 2 gốc trên lần lượt là A và B, công thức 2 đồng phân là CH2(A)-CH(B)-CH2(B) và CH2(B)-CH(A)-CH2(B). Đáp án A.