I. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị:
1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:
a) Sự hình thành phân tử Hiđro (H2):
H. + .H → H:H hay H–H
CT e CTCT
– Nguyên tử hido có 1e, hai nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử hidro góp 1 e tạo thành 1 cặp e chung trong phân tử H2.
⇒ liên kết đơn, giữa 2 nguyên tử Hiđro có 1 cặp e liên kết
b) Sự hình thành phân tử Nitơ (N2):
:N:. + .:N: → :N:::N: hay N≡N
CT e CTCT
– Mỗi nguyên tử nito có 5e lớp ngoài cùng. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nito góp chung 3e.
⇒ liên kết ba, giữa 2 nguyên tử Nitơ có 3 cặp e liên kết.
– Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp e chung.
– Liên kết cộng hóa trị trong đó các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. (tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố, độ âm điện như nhau).
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất:
a) Sự hình thành phân tử Hiđro clorua (HCl):
H. + :Cl::. → H:Cl::: hay H-Cl
CT e CTCT
– Trong phân tử HCl, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1e tạo thành 1 cặp e chung để tạo nên 1 liên kết cộng hóa trị
– Cặp e liên kết bị lệch về phía Clo (Clo có độ âm điện lớn hơn) Þ liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.
– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực (liên kết cộng hóa trị phân cực)
II. Độ âm điện và liên kết hóa học:
1. Quan hệ giữa liên kết CHT và liên kết ion:
* Giống nhau: các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e).
* Khác nhau:
– Bằng sự góp chung e: Liên kết CHT.
– Bằng sự cho nhận e: Liên kết ion.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học:
Nếu thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị không cực.
Cặp e chung sẽ phân bố đối một cách đối xứng giữa 2 nguyên tử liên kết.
Nếu thì liên kết là liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực). Cặp e chung sẽ bị hút về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Nếu thì liên kết là liên kết ion, trong đó anion lấy hoàn toàn e của cation
Liên kết giữa các phi kim thường là liên kết cộng hóa trị.
VD: Hiệu độ âm điện của Cl và H là: 3,16 – 2,20 = 0,96
Vậy liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực.
So sánh |
LKCHT không cực |
LKCHT có cực |
LK ion |
Giống nhau về mục đích |
Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e). |
||
Khác nhau về sự hình thành liên kết |
cặp electron ở giữa 2 nguyên tử. |
cặp electron chung lệch về 1 phía của 1 nguyên tử. |
cặp electron chung chuyển về 1 nguyên tử. |
Điều kiện liên kết |
Giữa 2 phi kim giống hệt nhau. |
giữa 2 phi kim mạnh yếu khác nhau. |
giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình |
Nhận xét |
|
Là dạng chuyển tiếp giữa LKCHT không cực và LK ion. |
|