Công tắc hành trình là gì? Tìm hiểu về sơ đồ, nguyên lý và ứng dụng của 2 sơ đồ mạch đảo chiều quay dùng công tắc hành trình.
>>> Xem thêm: Top 4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất, nên sử dụng loại nào?
Công tắc hành trình là gì
Công tắc hành trình là một thiết bị cơ điện hoạt động bằng một lực cơ học tác động lên nó. Công tắc hành trình dùng để xác định sự có mặt hoặc không của một vật thể.
Các công tắc này ban đầu được dùng dể xác định giới hạn di chuyển của đổi tượng nên được gọi là công tắc hành trình.
Hình ảnh của một loại công tắc hành trình
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình là khi có lực tác động lên công tắc sẽ làm thay đổi trạng thái các tiếp điểm bên trong nó. Tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình sẽ thành thường mở và tiếp điểm thường mở sẽ trở thành thường đóng.
Ứng dụng dễ thấy nhất của công tắc hành trình là ở tủ lạnh, người ta đặt một công tắc hành trình ở cửa tủ lạnh. Khi đóng tủ lạnh thì công tắc này bị tác động và mạch điều khiển tắt đèn bên trong tủ. Khi mở cửa thì các tiếp điểm của công tắc trở về trạng thái ban đầu, mạch điều khiển đèn sáng.
Sơ đồ 2 mạch đảo chiều quay dùng công tắc hành trình
1. Mạch đảo chiều có giới hạn hành trình
Mạch đảo chiều quay và có giới hạn hành trình được ứng dụng nhiều thực tế. Ví dụ như điều khiển cửa đóng, mở tự dừng khi đến điểm cần đóng hoặc mở.
Một ví dụ khác điều khiển một tời nâng hạ, khi nhấn nút lên thì động cơ chạy thuận, đưa tời đến điểm giới hạn trên và tự động dừng lại. Khi nhấn nút xuống thì động cơ quay chiều ngược lại, đưa tời tới vị trí giới hạn dưới thì tự động dừng.
Sơ đồ đấu dây
Hình bên dưới là mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha bằng tay có giới hạn hành trình. Về sơ đồ và nguyên lý để đảo chiều động cơ 3 pha chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước. Nên ở các mạch dưới đây chỉ trình bài sơ đồ, nguyên lý mạch điều khiển.
Mạch đảo chiều quay bằng tay dùng công tắc hành trình
Tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình mắc nối tiếp với cuộn dây của contactor. Nên khi động cơ quay đến vị trí làm tác động công tắc hành trình thì cuộn dây contactor điều khiển chiều quay đó bị ngắt. Do vậy động cơ chỉ có thể quay theo chiều ngược lại.
Trong phần mềm mô phỏng mạch điện CADe-simu ta có thể dùng nút nhấn để giả lập trạng thái của công tắc hành trình.
Nguyên lý hoạt động
+ Khi nhấn nút ON_T contactor K_T đóng, tiếp điểm K_T đóng lại duy trì trạng thái đóng của contactor sau khi nhã nút nhấn. Động cơ lúc này chạy theo chiều thuận.
+ Khi động cơ quay kéo theo tải di chuyển đến vị trí làm tác động công tắc hành trình HT_T thì ngắt điện contactor K_T. Do tiếp điểm HT_T mở ra nên mạch lúc này hở, không thể tiếp tục điều khiển động cơ theo chiều thuận.
+ Khi nhấn nút ON_N thì động cơ quay theo chiều ngược lại. Động cơ sẽ quay đến vị trí làm tác động công tắc hành trình ngược. Khi đó tiếp điểm HT_N sẽ mở ra và ngắt điện động cơ. Động cơ chỉ có thể được điều khiển để quay theo chiều thuận.
2. Mạch đảo chiều tự động dùng CTHT
Mạch đảo chiều quay tự động dùng công tắc hành trình là mạch điều khiển động cơ chạy thuận nghịch luân phiên có thời gian dừng. Ứng dụng trong các quy trình tự động có sự di chuyển qua lại tự động như tưới cây, bón phân…
Sơ đồ đấu dây
Sử dụng 2 timer (hay rơ le thời gian) để điều khiển thời gian dừng trước khi chuyển mạch từ thuận sang nghịch và ngược lại.
+ Tiếp điểm duy trì K_T mắc nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình HT_T.
+ Tiếp điểm thường hở của timer 1 mắc song song với nút nhấn ON_N. Thường hở của timer 2 mắc song song với nút nhấn ON_T. Để sau khi timer dừng động cơ một khoảng thời gian sẽ đóng contactor chạy chiều ngược lại. Mạch do đó sẽ luân phiên chạy tự động.
+ Mạch đảo chiều dùng 2 contactor nên luôn được khóa chéo để đảm bảo tại một thời điểm chỉ một contactor được phép đóng.
Mạch đảo chiều quay tự động dùng công tắc hành trình
Nguyên lý hoạt động
+ Khi nhấn nút ON_T thì contactor K_T đóng, động cơ quay theo chiều thuận, kéo theo tải di chuyển.
+ Khi tải đi đến tác động đến công tắc hành trình thuận thì làm tiếp điểm công tắc thay đổi trạng thái ngắt điện contactor K_T nên động cơ ngừng quay. Đồng thời cuộn dây timer 1 được cấp điện, do động cơ ngừng quay nên công tắc hành trình vẫn giữ trạng thái tác động.
+ Khi Timer 1 đếm đến thời gian đã cài đặt trước thì tiếp điểm thường mở T1 chuyển sang thường đóng. Nên cuộn contactor K_N được cấp điện và động cơ quay chiều ngược lại. Như vậy động cơ ngừng quay một khoảng thời gian là T1 trước khi quay ngược lại.
+ Khi động cơ quay theo chiều ngược đến vị trí làm công tắc hành trình ngược tác động thì động cơ ngừng hoạt động. Đồng thời cuộn dây timer 2 được cấp điện.
+ Khi timer 2 đếm đủ thời gian đã cài trước đó thì contactor K_T được kích trở lại nên động cơ quay thuận. Thời gian T2 là khoảng thời gian dừng trước khi chuyển từ chạy thuận sang chạy ngược.
>>> Tham khảo video hướng dẫn đấu dây của kênh tôi yêu nghề
>>> Xem thêm:
4 loại contactor 1 pha thông dụng – sơ đồ và đặc tính từng loại
So sánh 6 sơ đồ mạch đảo chiều động cơ 3 pha
So sánh 6 phương pháp khởi động động cơ 3 pha