Top 4 loại contactor 1 pha thông dụng – Đặc tính, sơ đồ đấu dây

TOP 4 loại contactor 1 pha thông dụng, cách lựa chọn contactor? Khởi động từ 1 pha là gì? Đặc tính, cấu tạo nguyên lý và sơ đồ ứng dụng của công tắc tơ 1 pha

Công tắc tơ (khởi động từ) 1 pha là gì

Công tắc tơ 1 pha hay còn gọi là khởi động từ 1 pha là một loại công tắc điều khiển bằng điện dùng để đóng cắt các thiết bị điện 1 pha có công suất lớn. Khác với contactor 3 pha là thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp thì contactor 1 pha được sử dụng nhiều trong điện dân dụng, sinh hoạt. Các ứng dụng có thể kể đến như điều khiển động cơ 1 pha, hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị trung gian chống quá tải cho các loại công tắc …

Với ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, giá thành rẻ hơn so với các loại contactor 3 pha cùng hãng, cùng dòng tải. Contactor một pha còn được sử dụng kết hợp cùng với các loại công tắc thông minh điều khiển từ xa trong trường hợp sử dụng tải công suất lớn. Chính vì vậy đã giúp cho khởi động từ 1 pha trở thành sản phẩm được yêu thích và sử dụng rất nhiều tại Việt Nam.

khởi động từ 1 pha là gì

Khởi động từ 1 pha là gì

Đặc điểm của contactor 1 pha

+ Điện áp làm việc của cuộn hút: 220V ~ 50Hz.

+ Công suất chịu tải: các dòng thông dụng 20A, 25A, 40A, 63A

+ Số lượng tiếp điểm: 1 tiếp điểm thường mở (NO), không có tiếp điểm phụ

+ Tiếp điểm chính bằng đồng, chịu ăn mòn tốt.

+ Không có chức năng bảo vệ chống quá tải, không thể thích ứng với rơ le nhiệt.

+ Cấu tạo bảo vệ chống các tác động bởi môi trường bên ngoài.

+ Nhựa PC chống cháy nổ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo đơn giản của contactor bao gồm cuộn dây, lõi sắt và tiếp điểm. Khi cuộn dây được cấp điện sẽ tạo ra từ trường xung quang lõi sắt, lúc này đóng vai trò như một nam châm hút phần tiếp điểm di động. Làm tiếp điểm thay đổi trạng thái chuyển từ thường đóng sang thường mở và ngược lại.

Khi cuộn dây bị ngắt điện thì nhờ lực của lò xo tiếp điểm được trả về vị trí ban đầu. Như vậy công tắc tơ 1 pha thực chất là một công tắc tự động được điều khiển bằng điện áp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  3 mạch điều khiển tốc độ và đảo chiều động cơ bước với Arduino

So sánh công tắc tơ 1 pha và 3 pha

+ Khả năng mang tải

Công tắc tơ 1 pha chỉ có một số dòng thông dụng là 20A, 40A, 63A. Trong khi đó công tắc tơ 3 pha có công suất lên đến 600A, đa dạng loại công suất. Công tắc tơ 3 pha công suất lớn còn trang bị hệ thống dập hồ quang.

+ Chức năng

Cả hai loại công tắc tơ đều có chức năng đóng cắt tải, nhưng công tắc tơ 3 pha có tích hợp rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

+ Tiếp điểm của contactor

Công tắc tơ 1 pha chỉ có một tiếp điểm chính 2P không có tiếp điểm phụ. Khi có sẵn có thể dùng công tắc tơ 3 pha để thay thế cho loại một pha.

+ Giá bán contactor

Khởi động từ 1 pha có giá rẻ gấp nhiều lần so với khởi động từ 3 pha có cùng công suất, cùng hãng.

+ Kích thước contactor

 Khởi động từ 1 pha nhỏ gọn hơn, chiếm ít diện tích của tủ điện và dễ dàng gắn cùng với CB.

TOP 4 loại contactor 1 pha thông dụng

1. Contactor 1 pha Chint bán chạy nhất

Contactor 1 pha Chint là sản phẩm bán chạy nhất trong các năm qua, bởi contactor chint 3 pha đã không là sản phẩm xa lạ trong các tủ điện công nghiệp cho đến dân dụng. Với ưu điểm là giá thành rẻ, khách hàng có thể chọn dòng định mức cho contactor lớn hơn dòng tính toán để tăng độ ổn định, nhưng giá thành vẫn rẻ hơn so với các contactor cao cấp.

+ Điện áp định mức của cuộn dây 220V AC

+ Các dòng thông dụng là 20A, 25A, 40A, 60A

+ Điện áp cách điện 500V AC

+ Kích thước nhỏ lắp trên thanh ray tiết kiệm diện tích

+ Giá contactor chint chỉ từ 69.000đ.

Đây cũng là sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích nhất, khách hàng có thể xem bình luận của khách đã mua hàng trong link bên dưới.

contactor 1 pha chint

Giá các contactor 1 pha chint ở Shopee

2. Contactor Bomgi

Đặt nền tảng cho sự phát triển là chất lượng, với thiết bị sản xuất tiên tiến và đội ngũ kỹ thuật chất lượng cao. Bomgi là công ty sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực contactor về độ ổn định.

Luôn đi đầu trong việc phát triển, kiểm tra tuổi thọ của thiết bị, kiểm tra tuổi thọ điện và cơ học, kiểm tra độ tăng nhiệt trong suốt cả năm. Kiểm soát chặt chẻ sự ổn định và đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các tiếp điểm.

+ Điện áp cuộn dây 20V AC, tần số 50Hz

+ Các dòng điện định mức: 20A, 25A, 63A

+ Giá contactor Bomgi từ 70.000đ

khởi động từ 1 pha bomgi

Giá các contactor 1 pha Bomgi ở Shopee

3. Khởi động từ 1 pha Delixi

Delixi Electric là một trong những cơ sở sản xuất thiết bị điện tự động hóa lớn nhất tại Trung Quốc. Gồm 7 sản phẩm công nghiệp hàng đầu bao gồm LED chiếu sáng, điện gia dụng, biến tần, tự động hóa, máy hàn …

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giá 3 loại module relay 5v đến 30v - Hướng dẫn sử dụng chi tiết

Contactor Delixi luôn ưu tiên hàng đầu cho chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Delixi luôn là sản phẩm chất lượng hơn các hãng phổ thông khác nhưng do giá thành nhỉn hơn nên ít được đưa về Việt Nam.

+ Điện áp định mức cuộn dây: 220V, 50Hz

+ Dòng tải định mức thông dụng: 25A và 40A

+ Giá contactor Delixi chỉ từ 79.000đ

contactor 1 pha delixi

Giá các contactor 1 pha Delixi ở Shopee

4. Contactor Schneider (chất lượng nhất)

Schneider luôn là nhãn hàng đi đầu về chất lượng, hoạt động ổn định với công nghệ tiên tiến nhất. Contactor Schneider là sản phẩm luôn được tin cậy, độ bền cao tuy nhiên với giá thành cao hơn nhiều so với Contactor Chint cùng công suất. Chỉ thích hợp với các ứng dụng hoạt động lâu dài, hạn chế thời gian bảo trì.

+ Điện áp cuộn dây: 24V AC hoặc loại 220V AC, 50Hz

+ Khởi động từ 1 pha có các dòng định mức: 16, 20, 25, 40, 63 và 100A

+ Điện áp chịu xung định mức 4kV

+ Điện áp cách điện 500V AC

+ Giá contactor Schneider có giá từ 500.000đ

khởi động từ một pha schneider

Giá các contactor 1 pha Schneider ở Shopee

 

Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha

Sơ đồ đấu dây sử dụng công tắc 2 vị trí

Contactor một pha chỉ có một tiếp điểm chính nên việc đấu dây vô cùng đơn giản. Hình bên dưới là ví dụ trong trường hợp sử dụng công tắc điều khiển contactor một pha.

Ngõ vào của tiếp điểm chính nối với nguồn 220V, ngõ ra kết nối trực tiếp với 2 dây của thiết bị điện 220V như động cơ, đèn … Cuộn dây của contactor nối tiếp với công tắc 2 vị trí và nối với nguồn.

+ Khi công tắc 2 vị trí mở thì cuộn dây K không được cấp điện, tiếp điểm contactor mở, động cơ không được cấp điện.

+ Khi công tắc 2 vị trí đóng thì cuộn K có điện nên contactor K hút, tiếp điểm đóng cho phép dòng điện đi vào động cơ.

sơ đồ đấu dây công tắc tơ dùng công tắc 2 vị trí

Sơ đồ đấu dây dùng công tắc 2 vị trí

Sơ đồ đấu dây với công tắc điều khiển từ xa

Đối với các loại công tắc điều khiển từ xa công suất ngõ ra tối đa thường dưới 10A, khi điều khiển tải có công suất lớn hơn cần sử dụng công tắc tơ 1 pha.

Ngõ ra của các loại công tắc điều khiển từ xa thường có dạng điện áp 220V AC. Cấp nguồn vào 220V cho công tắc và ngõ ra kết nối trực tiếp với cuộn dây của contactor. Sơ đồ đấu dây trực quan và sơ đồ nguyên lý mạch như hình bên dưới.

sơ đồ đấu dây công tắc tơ một pha dùng công tắc từ xa

Sơ đồ đấu dây với công tắc điều khiển từ xa

Tham khảo video kết nối contactor với công tắc thông minh

Sơ đồ sử dụng contactor 3 pha thay thế

Trong thực tế không có rơ le nhiệt 1 pha để bảo vệ quá tải cho động cơ 1 pha. Do thiết kế đặc biệt nên rơ le nhiệt chỉ tương thích với contactor 3 pha. Trong trường hợp cần bảo vệ quá tải cho động cơ 1 pha người ta sử dụng contactor 3 pha để thay thế.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  TOP 4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất, nên chọn loại nào

Sơ đồ đấu dây điều khiển động cơ 1 pha bằng contactor 3 pha có bảo vệ quá tải như hình sau.

sơ đồ thay thế bằng công tắc tơ 3 pha

Điều khiển động cơ 1 pha bằng contactor 3 pha

Khác với mạch dùng cho động cơ 3 pha, mạch bảo này sẽ cầu một chân ngỏ ra của rơ le nhiệt lên ngõ vào khác của nó. Để đảm bảo tất các phần tử đốt nóng sẽ được chịu tác động.

>>> Xem thêm:Contactor 3 pha là gì, đặc tính, nguyên lý, sơ đồ đấu dây, cách chọn contactor

Khi công tắc 2 vị trí CT đóng thì cuộn dây K được cấp điện nên khởi K hút, động cơ hoạt động. Khi động cơ xảy ra sự cố quá tải thì các thanh lưỡng kim bên trong rơ le nhiệt bị giãn nở, đến một thời điểm sẽ làm tác động làm thay đổi tiếp điểm của rơ le nhiệt. Lúc này tiếp điểm thường đóng ORL 95, 96 mở ra nên cuộn K mất điện, động cơ dừng. Đồng thời thường mở ORL 97, 98 đóng lại làm đèn báo lỗi sáng.

Lưu ý: Thời gian đóng cắt quá tải trong trường hợp này sẽ thay đổi, cần tính toán và thử nghiệm để đảm bảo dòng cắt hợp lý.

Cách chọn contactor 1 pha

+ Áp dụng công thức tính công suất của động cơ một pha: P = UIcosφ

=> Từ đó ta sẽ tính suy ra được công thức tính dòng điện định mức của động cơ một pha là:

Iđm = P/(U.Cosφ)

+ Giả sử trường hợp tải sử dụng là động cơ xoay chiều 220V, với công suất là 2 HP và hệ số công suất Cosφ = 0.85

=> P = 2 x 0.75 = 1,5kW, U = 220V, Cosφ = 0.85.

=> Ta tính được dòng điện định mức của động cơ: I = 1.5 x 1000/(220 x 0.85)

=> Idm = 8 A

            Một cách tương đối chính xác, để quá trình lựa chọn contactor nhanh chóng người ta sẽ áp dụng tính nhanh bằng công thức:

Idm = P x 6 (P đơn vị là kW)

=> Ở ví dụ, theo phương pháp tính nhanh: Idm = 1.5 x 6 = 9A

+ Dòng điện chọn contactor sẽ bằng dòng định mức của động cơ nhân với hệ số an toàn k từ 1.5 – 2. Từ đó ta tính dòng điện làm việc định mức cho công tắc tơ: IMC = 1.5 x 9 = 13.5A

=> Đến đây ta có thể lựa chọn công tắc tơ 1 pha để điều khiển động cơ 1 pha 2HP. Tuy nhiên contactor một pha bị giới hạn về công suất, có các dòng thông dụng là 25A, 40A và 63A. Nên ở ví dụ này chúng ra sẽ lựa chọn contactor 25A

>>> Xem thêm:

2 mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le

2 mạch đảo chiều động cơ dùng rơ le trung gian

Leave a Comment