Mất ngủ có làm tăng huyết áp không và tác hại là gì? 2022 | Mytranshop.com

Mất ngủ không những làm nguy hại đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra nhiều bất tiện ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Bên cạnh đó, nó còn dấy lên rất nhiều nỗi lo lắng trong xã hội. Mất ngủ có làm tăng huyết áp không chính là một câu hỏi khiến nhiều người đau đầu.

Mỗi ngày, số lượng người có bệnh về huyết áp tăng dần đều. Điều này cho thấy một tình trạng đáng báo động đang xảy ra khi mất ngủ lại chính là một nguyên nhân âm thầm gây ra căn bệnh này. Mất ngủ có làm tăng huyết áp không? Tác hại của mất ngủ là gì?

1. Huyết áp là gì? Như thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp là từ để chỉ áp lực máu tác động lên thành động mạch để giúp đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Lực co bóp của tim và sức cản của động mạch tạo ra huyết áp.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ gây nên chứng tăng huyết áp. Nguyên nhân là khi mất ngủ, cơ thể bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ thần kinh mệt mỏi khiến cho huyết áp tăng cao.

Ở những người khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Chỉ số huyết áp sẽ hạ xuống mức thấp nhất vào khoảng 1 – 3 giờ sáng khi con người ngủ say và huyết áp sẽ tăng ở mức cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Tuy nhiên, ở những người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp thì chỉ số huyết áp thường lên cao vào buổi chiều. Khi cơ thể vận động gắng sức, thần kinh bị căng thẳng, nóng giận, bực tức hoặc xúc động mạnh, giấc ngủ rối loạn thời gian dài… thì huyết áp cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể bạn được thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ tốt, thoải mái, ngủ đủ giấc thì chỉ số huyết áp có thể hạ xuống mức bình thường.

mất ngủ có làm tăng huyết áp không

Tăng huyết áp là khi chỉ số đo huyết áp từ 140/90mmHg trở lên

Có 2 chỉ số thể hiện huyết áp với đơn vị đo áp lực là milimet thủy ngân mmHg. Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu có chỉ số bình thường từ 90 – 139 mmHg còn huyết tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương có chỉ số bình thường từ 60 – 89mmHg.

Vào năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra quy định, tình trạng tăng huyết áp xảy ra khi nào huyết áp là 160/95mmHg. Tuy nhiên, đến năm 1999, WHO đã ra quy định mới, những người được cho là tăng huyết áp khi có chỉ số đo huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Bên cạnh đó, Hội đồng Huyết áp thế giới và WHO đã đi đến thống nhất phân độ tăng huyết áp. Theo đó:

  • Tăng độ 1 khi chỉ số đo huyết áp từ 140 – 159/90 – 99 mmHg.
  • Tăng độ II khi chỉ số đo huyết áp từ 160 – 179/100 – 109mmHg.
  • Tăng độ III khi chỉ số đo huyết áp từ 180/110mmHg trở lên. 

Huyết áp mục tiêu được WHO quy định là chỉ số đo huyết áp dưới 140/90mmHg. Đối với người bị bệnh tiểu đường, chỉ số đo huyết áp mục tiêu là dưới 130/80mmHg.

Đa phần các trường hợp, huyết áp tăng âm thầm mà không có bất kỳ biểu hiện nào rõ ràng, kể cả đối tượng là người còn trẻ hay người lớn tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp sẽ có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, bồn chồn, khó chịu khiến họ khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ kém chất lượng, hay bị giật mình giữa đêm. Hậu quả kéo theo là họ bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ.

Mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể không được nghỉ ngơi, hệ thần kinh mệt mỏi, huyết áp vì thế mà tăng cao, thâm chí còn có cơn tăng huyết áp kịch phát. Thêm vào đó, nếu người bệnh mắc bệnh tim mạch thì triệu chứng cũng tăng lên nặng hơn và gây mất ngủ. Chính vì thế, tăng huyết áp sẽ khiến giấc ngủ rối loạn, có nguy cơ gây rối loạn tuần hoàn não. Biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình này là chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ càng thêm nặng. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn, là mối liên quan giữa bệnh tăng huyết áp và mất ngủ kéo dài.

2. Chứng mất ngủ có làm tăng huyết áp không?

Tại Bệnh viện Đại học Tứ Xuyên Trung Quốc đã diễn ra một cuộc nghiên cứu khảo sát về vấn đề “mất ngủ có làm tăng huyết áp không” với 220 người bị mắc mất ngủ mãn tính và khoảng 99 người có giấc ngủ ổn định (độ tuổi trung bình khoảng 40). Những tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu đã ngủ một đêm ở phòng thí nghiệm và được theo dõi từng trạng thái kích thích. Cách đo lường được xác định bởi việc ghi lại vấn đề rằng họ mất bao lâu để đi vào giấc ngủ vào các lúc 9h, 11h, 13h, 15h cùng với giấc ngủ kéo dài 20 phút ở khoảng cách thời gian là 2 tiếng đồng hồ.

mất ngủ có làm tăng huyết áp không

Mất ngủ khiến chỉ số huyết áp tăng lên

Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, một nửa trong số những người tham gia mất trung bình 14 phút để bắt đầu có thể ngủ được, số còn lại thì mất nhiều thời gian hơn. Những người này, khi phải dành hơn 14 phút mới ngủ sẽ bị tăng thêm 300% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và con số là 400% khi trễ 17 phút.

Khi có số giờ ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ thấp, tim của bệnh nhân sẽ bị tăng áp lực. Thời gian bạn ngủ chính là lúc tim đập chậm rãi, nghỉ ngơi sau một ngày “làm việc” bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu ngủ không đủ, lực co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng, áp lực máu tác động lên thành mạch cũng nhiều hơn, từ đó gây ra tăng huyết áp.

Không chỉ dừng lại ở đó mà huyết áp còn bị ảnh hưởng từ các bó thần kinh xung quanh. Nếu bạn căng thẳng thần kinh, trằn trọc, thao thức thì chắc chắn huyết áp sẽ bị tăng lên, từ đó là câu trả lời cho việc “mất ngủ có làm tăng huyết áp không” đã quá rõ ràng.

3. Mất ngủ làm tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Ai cũng biết, ngủ chính là để phục hồi năng lượng sau cả một ngày dài. Người ta thường không quá để ý đến lý do tại sao nhưng chúng ta cần để ý rằng, nhịp điệu sinh học của giấc ngủ điều chỉnh hệ thần kinh của con người và trục hạ đồi – tuyến yên và tuyến thượng thận. Khi ngủ, huyết áp của một người bình thường giảm xuống trung bình khoảng 15 điểm, khiến tim giảm hoạt động so với khi thức. Nếu bạn cưỡng chế điều này vì cố thức, huyết áp và tim bị ảnh hưởng rất nhiều để rồi dấy lên nỗi sợ “mất ngủ có làm tăng huyết áp không”.

Bên cạnh đó, khi bạn bị căng thẳng, trằn trọc, khó ngủ cũng đồng nghĩa với việc hệ thần kinh giao cảm của bạn đang bị kích thích. Khi ấy, các mạch máu sẽ co lại để đưa được máu đến các cơ quan trọng yếu như não và tim, từ đó làm tăng huyết áp. Đây chính là những thay đổi trong việc chuyển hóa glucose, từ đó không những bạn sẽ sợ “mất ngủ có làm tăng huyết áp không” mà bạn còn phải lo lắng thêm về vấn đề mắc bệnh tiểu đường kháng insulin.

mất ngủ có làm tăng huyết áp không

Khi ngủ, nội tiết tố trong cơ thể được điều hòa

Hơn thế nữa, những nội tiết tố được điều hòa trong khi ngủ là adrenaline và cortisol, trong đó adrenaline là một loại nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp tiếp lên huyết áp. Khi bạn mất ngủ, nồng độ adrenaline vẫn ở mức cao và từ đó có thể dẫn đến tăng huyết áp kéo dài, cực kỳ nguy hiểm.

4. Mất ngủ còn có tác hại gì?

Một số tác hại khác của chứng mất ngủ có thể kể đến là:

  • Có liên quan đến nguy cơ khiến con người mắc một vài bệnh ung thư.
  • Làm vết thương trên da khó hồi phục, làn da bị lão hóa nhanh chóng.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát ham muốn, người bệnh có khả năng thực hiện những hành vi không lành mạnh.
  • Bệnh nhân bị tăng cân, khó chịu và cáu kỉnh.
  • Người bệnh mất ngủ thường cảm thấy cô đơn, khó kiểm soát cảm xúc hơn.
  • Tình trạng mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường type 2.
  • Bệnh thiếu ngủ có khả năng gây ra ảo giác, đây là triệu chứng rất nguy hiểm khi bệnh nhân tham gia giao thông.
  • Người mắc chứng thiếu ngủ thường có phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh.
  • Khi cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động tốt, cơ thể con người dễ bị trầm cảm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, người ta cũng có kết hợp điều trị mất ngủ.

mất ngủ có làm tăng huyết áp không

Mất ngủ gây nhiều tác hại đến cơ thể

Nhằm hạn chế tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến khám tại bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, xác định chính xác để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

5. Cách khắc phục triệu chứng mất ngủ tránh mắc bệnh tăng huyết áp

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề “mất ngủ có làm tăng huyết áp không”, bạn phải hết sức lưu ý các vấn đề sau nếu không muốn sức khỏe của mình bị ảnh hưởng càng lúc càng nghiêm trọng.

5.1. Thiết lập lại một đồng hồ sinh học mới

Tập cách cố định một lịch ngủ mỗi ngày bằng việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ đã định sẵn. Việc này rất cần sự kiên trì của bạn, ngay cả vào cuối tuần và cả khi bạn đang mệt mỏi. Ở những giai đoạn đầu tiên, có thể việc ngủ và thức đúng giờ không dễ dàng, nhưng nếu bạn chịu khó thực hành ít nhất 28 ngày, chắc chắn cơ thể sẽ quen dần với “lịch sinh hoạt” mà bạn đang đưa ra, từ đó tránh những nỗi lo lắng về việc “mất ngủ có làm tăng huyết áp không” nữa.

5.2. Tránh việc ngủ trưa, ngủ ngày

Ngủ trưa và ngủ ngày có tác động không nhỏ đến giấc ngủ chính của bạn vào ban đêm. Nếu bạn làm việc với cường độ cao và rất cần những giấc ngủ ngắn giữa giờ, đừng ngủ quá 30 phút và hãy cố gắng dậy trước 15h bạn nhé!

5.3. Tránh các hoạt động dễ gây kích thích trước khi đi ngủ

Hạn chế các cuộc tranh luận lớn, những bộ phim gây cấn hay chơi game sát giờ đi ngủ sẽ giúp bạn tránh xa mất ngủ. Đọc sách và nghe nhạc nhẹ nhàng  sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

mất ngủ có làm tăng huyết áp không

Nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ giúp cho bạn thư giãn hơn

5.4. Hạn chế tuyệt đối các chất kích thích và các loại đồ ăn không lành mạnh

Rượu bia, thuốc lá, thức uống có caffeine sẽ làm bạn khó ngủ hơn. Đặc biệt, khi bạn ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều acid hoặc quá cay,… không những bạn dễ bị mất ngủ mãn tính mà bạn còn có thể mắc bệnh dạ dày nữa đấy

5.5. Vận động nhẹ nhàng, massage thư giãn

Một bài tập vận động nhẹ trước khi ngủ khoảng 30’ sẽ khiến cơ thể bạn được kích thích nghỉ ngơi hơn. Luyện tập trên chiếc máy chạy thể dục hoặc xe đạp tập thể dục sẽ khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, việc được kích thích tuần hoàn, lưu thông máu với máy massage chân cũng sẽ giúp cho khí huyết vận hành thuận lợi, giảm căng thẳng, mệt mỏi và có một giấc ngủ sâu, tránh việc tăng huyết áp ngoài ý muốn.

“Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?” – Dĩ nhiên là có. Thế nhưng việc này hoàn toàn có thể hạn chế thậm chí ngăn ngừa được khả năng xảy ra mất ngủ làm tăng huyết áp với các phương pháp kể trên. Bạn nên nhớ rằng, vận động tập thể dục tại nhà là một phần không thể thiếu nếu muốn chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tập đoàn Thể thao Elipsport luôn cung cấp cho bạn những giải pháp bảo vệ sức khỏe cũng như thanh xuân của mình với các dòng máy chạy bộ điện, xe đạp tập thể dục tại nhà, ghế massage toàn thân,… với giá thành phải chăng nhất trên thị trường. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có. Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết hoóc môn căng thẳng của cơ thể, điều này gián tiếp dẫn đến tăng huyết áp.

Tăng huyết áp về đêm có thể là biểu hiện đầu tiên của tăng huyết áp do hậu quả của tăng hoạt động hệ giao cảm và thường liên quan đến những biến cố tim mạch (đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim) hoặc tổn thương cơ quan khác (suy thận, suy giảm nhận thức và bệnh động mạch ngoại biên).

Vì huyết áp tăng vào ban đêm có thể dẫn đến suy tim và các dạng bệnh tim mạch khác.

Không. Khi mất ngủ, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, các mạch máu co lại để đưa máu đến các cơ quan quan trọng như não và tim, từ đó làm tăng huyết áp.

Có. Hiện tượng tăng giảm huyết áp đột ngột có thể do rối loạn thần kinh thực vật. Thông thường, tình trạng dao động huyết áp cũng kèm theo các bất thường về nhịp tim (tim đập nhanh, đập chậm, ngắt quãng, không đều,…).

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Không tập gym có nên uống whey không? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment