Máu nhiễm mỡ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị 2022 | Mytranshop.com

Máu nhiễm mỡ là gì? Máu nhiễm mỡ là tình trạng các thành phần mỡ trong máu bị mất cân bằng. Cụ thể, trong máu, chỉ số chất béo Cholesterol toàn phần tăng trên 5.2; LDL Cholesterol trên 2.3; Triglyceride tăng trên 2.2; nồng độ chất béo tốt HDL Cholesretol giảm dưới 1.3. 

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao hoặc rối loạn lipid máu. Đây là căn bệnh đang trở nên ngày càng phổ biến. Lý do là chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lối sống ít vận động,…Trong khi đó, căn bệnh này nếu không được điều trị sớm, có thể gây nhiều biến chứng cho cơ thể. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh mỡ máu cao là điều vô cùng cần thiết.

máu nhiễm mỡ

Chỉ số Triglyceride và LDL – C tăng, HDL – C giảm là nguyên nhân gây mỡ máu cao

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Thông thường, nồng độ Cholesterol toàn phần ở mức 4 – 5mmol/l. Chỉ số HDL – C > 60 mg/dL, LDL – C < 100 mg/dL. Còn chỉ số mỡ máu Triglyceride có giá trị nhỏ hơn 2.2 mmol/l. Những người xét nghiệm tầm soát chỉ số mỡ máu cho kết quả khác các mức độ trên đây nghĩa là người đó đã bị máu nhiễm mỡ. 

2. Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ

2.1. Thực đơn thiếu lành mạnh

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh mỡ máu cao. Bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất bẽo bão hòa như thịt bò, thịt bê, thịt heo, sữa, trứng,… Hàm lượng chất béo cao cũng có trong các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao. Người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này có nguy cơ bị mỡ máu cao. 

2.2. Yếu tố tuổi tác

Nữ giới ở độ tuổi từ 15 – 45 tuổi có chỉ số mỡ máu triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy vậy, sự thay đổi hormone Estrogen ở thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa chất béo, tác động tới các mạch máu. Điều này khiến nồng độ triglyceride và cholesterol xấu tăng lên. Mang tới nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn.

2.3. Mắc bệnh béo phì và một số bệnh khác

Bệnh béo phì khiến nồng độ HDL – cholesterol tốt giảm còn nồng độ LDL – cholesterol không tốt tăng cao. Dẫn tới người bệnh bị máu nhiễm mỡ. Bệnh tiểu đường, suy giảm hoạt động tuyến giáp cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh mỡ máu cao. 

2.4. Yếu tố di truyền

Nếu thế hệ trước trong gia đình bị bệnh mỡ máu cao. Thì thế hệ sau cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao nhiều hơn người bình thường. 

2.5. Lối sống thiếu lành mạnh

Những người ít vận động có nồng độ lipoprotein xấu tăng dần và nồng độ cholesterol tốt giảm. Vì vậy, thiếu thể dục thể thao là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ máu bị nhiễm mỡ rất cao.

Sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc lá hay thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng khiến nồng độ cholesterol tốt giảm. Tăng nguy cơ máu bệnh mỡ máu cao.

máu nhiễm mỡ

Béo phì thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mỡ trong máu

3. Ảnh hưởng của bệnh máu nhiễm mỡ

  • Viêm tụy: Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị máu nhiễm mỡ.
  • Tuyến tụy có thể bị sưng tấy vì hàm lượng triglyceride cao, dẫn đến sốt, đau bụng đi ngoài dữ dội, nôn, nhịp tim nhanh, thở nhanh. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy.
  • Tiểu đường type 2: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có sự liên quan giữa máu nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường. 
  • Bệnh gan: Nguy cơ gan nhiễm mỡ tăng cao khi mỡ máu cao kéo theo lượng  triglyceride cao. Từ đó dẫn đến những bệnh gan mạn tính như ung thư gan, xơ gan…
  • Bệnh tim mạch: Chỉ số triglyceride tăng cao cùng những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch gấp đôi.
  • Đột quỵ: Những mạch máu cung cấp cho não chịu ảnh hưởng bởi việc tăng cao triglyceride, khiến người bệnh có thể bị đột quỵ bất cứ khi nào.
  • Đau và tê chân: Mỡ trong máu quá nhiều sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân gây nên bệnh động mạch ngoại biên khiến người bệnh có cảm giác tê và đau chân, nhất là khi đi bộ. Bên cạnh đó, bệnh làm tăng khả năng  nhiễm trùng tại bàn chân, chân.

4. Biểu hiện bệnh máu nhiễm mỡ

4.1. Đau đầu, chóng mặt

HDL – C vận chuyển cholesterol từ máu về gan và ra khỏi các mảng xơ vữa. Vì vậy, HDL – C là cholesterol tốt khi giảm nguy cơ mỡ máu cao. Đồng thời ngăn ngừa các mảng xơ vữa động mạch hình thành và phát triển. Còn chất béo LDL- C tăng sẽ lắng đọng lại trên thành mạch, gây nên xơ vữa động mạch. Vì vậy, chỉ số LDL – C tăng đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm mỡ máu cao tăng.

Ngoài ra, các mảng lipid, chất béo Triglyceride và cùng một số chất khác theo thời gian tích tụ, lắng đọng lại trên thành mạch cũng dẫn tới các mảng xơ vữa động mạch hình thành. Làm cho thành mạch máu trở nên dày hơn. Việc vận chuyển, đưa máu đi nuôi tim, não, cơ thể trở nên khó khăn hơn. Não không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn tới người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu. Ở giai đoạn đầu của bệnh mỡ máu cao, tình trạng này xảy ra không thường xuyên và không quá nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhiều người nhầm lẫn với bệnh tiền đình và thiếu máu.

4.2. Đau tức ngực một dấu hiệu của máu nhiễm mỡ

Nếu không phải do vận động mạnh hay trạng thái tâm lý đột ngột thay đổi mà bạn cảm thấy tức ngực. Thì rất có thể, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh máu nhiễm mỡ. Lượng mỡ máu trở nên cao đột ngột so với bình thường là nguyên dẫn dẫn tới những cơn đau ngực. Thậm chí, có những bệnh nhân đột tử ngay sau một cơn đau ngực do mỡ máu cao. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh này xuất hiện không thường xuyên và lâu dài. Sau một thời gian, bạn có thể thấy dấu hiệu này tự động biến mất mà không cần phải điều trị.

4.3. Máu nhiễm mỡ sẽ khiến tứ chi lạnh

Máu không tới được các cơ quan trên cơ thể khiến tay chân tê bì, đau nhức mỏi, lạnh. Các khớp ngón tay, ngón chân đau buốt. Vì vậy, nếu không phải do bạn không thay đổi tư thế trong một thời gian gian, không tì đè lên tay chân nhưng vẫn cảm thấy tay chân tê bì, nhức mỏi. Rất có thể đây là dấu hiệu mỡ máu cao.

4.4. Đau tim cũng là một triệu chứng của máu nhiễm mỡ

Đôi khi người bệnh cảm nhận được những cơn đau tim thoáng qua. Nguyên nhân là do mạch máu dẫn tới tim bị các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn. Từ đó, việc co bóp của tim để đưa máu đi khắp cơ thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sau đó, cơ tim giãn ra và người bệnh không còn cảm thấy đau tim nữa.

4.5. Khó tiêu, táo bón

Chất béo dư thừa trong máu, gan gây tác động xấu tới sự trao đổi chất và quá trình tiêu hóa của cơ thể. Lượng cholesterol quá cao hoặc quá thấp là nguyên nhân gây kích thích cảm giác đầy hơi và triệu chứng khó tiêu. Đặc biệt, khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, triệu chứng này càng biểu hiện rõ rệt hơn. 

máu nhiễm mỡ

Đau tim là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị máu nhiễm mỡ

5. Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Đặc điểm của bệnh máu nhiễm mỡ là tiến triển âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hay hình thành biến chứng của bệnh. Máu nhiễm mỡ dẫn đến gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa mạch máu bám vào những thành mạnh khiến máu kém lưu thông kém, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nhận máu, nguy hiểm nhất là não và tim. Vì vậy, máu nhiễm mỡ là căn bệnh có tính nguy hiểm. Người bệnh cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tích cực để phòng ngừa biến chứng của bệnh.

6. Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Những phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ gồm 2 mục đích chủ yếu là ngăn ngừa biến chứng và cải thiện triệu chứng. Giải pháp là duy trì chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và dùng thuốc.

6.1. Thuốc điều trị

Hiện nay có 4 loại thuốc được sử dụng phổ biến nhằm giảm mức cholesterol trong máu gồm: Statins, Niacin, nhựa gắn acid mật và những dẫn xuất của acid fibric. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp.

6.2. Chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh

  • Người bị máu nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa thức ăn nhiều cholesterol và chất béo như thịt lợn mỡ xông khói, bơ, nội tạng động vật, da các loại gia cầm, thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật (dầu oliu, đậu nành…). Ít dùng bánh kem, đồ ăn vặt, kẹo dẻo, bánh quy, hamburger…
  • Giảm lượng thịt cá trong bữa ăn xuống còn 150 – 200g/ngày. Khi ăn trứng cần ăn cách ngày và tối đa 3 quả/tuần.
  • Hạn chế sử dụng phô mai, kem, bia rượu, thuốc lá. Tăng cường ăn rau và những loại trái cây như táo, bưởi, cam, nho…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức bền với các bài tập như đạp xe, chạy bộ, đi bộ nhanh… để làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, giảm cân, huyết áp, giảm stress và bệnh mạch vành, củng cố xương chắc khỏe.

máu nhiễm mỡ

Ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh hoa quả để giảm tình trạng máu nhiễm mỡ

7. Những ai dễ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ?

Những người dùng nhiều rượu và thuốc lá, thừa cân, béo phì, dùng nhiều thực phẩm chứa chất béo làm tăng lượng triglyceride trong máu sẽ dễ bị máu nhiễm mỡ. Mặt khác, máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường, tăng urê máu, hội chứng thận hư, bệnh gan, suy tuyến giáp, uống thuốc tránh thai hoặc một vài thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid.

8. Lưu ý cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ?

Chế độ ăn uống là ưu tiên hàng đầu để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao. Do đó, bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần kiểm soát việc ăn uống thật nghiêm khắc. Tăng cường thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp như những sản phẩm được làm từ đậu, rau xanh, thịt nạc thăn… Như thế mới có thể giảm sự hấp thụ cholesterol ở đường ruột.

Bên cạnh đó, người bị máu nhiễm mỡ cần lưu ý không ăn tối quá muộn với thức ăn chứa nhiều đạm vì sẽ dẫn đến khó tiêu hóa làm tăng lượng cholesterol đọng lại ở thành động mạch gây xơ vữa động mạch. Ăn nhạt, kiêng thức ăn có nồng động chất béo cao. Dùng thực phẩm có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ trong máu như dầu ngô, trà, hành tây, mộc nhĩ, nấm hương, gừng và chế phẩm đậu sữa. Uống nhiều nước hằng ngày để cải thiện quá trình bài tiết đào thải độc chất ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, việc tập thể dục rất cần thiết. Người bệnh nên chọn những bài tập phù hợp và thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

9. Biến chứng máu nhiễm mỡ

9.1. Các bệnh về mạch vành

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người có lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường. Các mảng xơ vữa động mạch khi bị vỡ ra sẽ tạo nên các cục máu đông trong mạch vạch. Đây là nguyên nhân gây hẹp lòng động mạch, tạo nên bệnh mạch vành. 

9.2. Nhồi máu cơ tim

Các mảng xơ vữa, máu đông trong động mạch làm tắc mạch máu dẫn tới tim. Tim không được cung cấp đủ oxy, máu và chất dinh dưỡng dẫn tới bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Đây là lý do xuất hiện những cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đau tức ngực, đau hàm, đau lưng, khó thở, rối loạn nhịp tim. Thậm chí, có thể gây ngừng tim. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Theo thống kê, ⅓ bệnh nhân nhồi máu cơ tim đột tử trước khi tới bệnh viện.

9.3. Tai biến mạch máu não

93% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não là do bệnh rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao gây nên. Nguyên nhân là nồng độ cholesterol trong máu cao khiến các mảng xơ vữa hình thành ngay tại mạch máu não. Gây ra tình trạng tuần hoàn máu tới não giảm, thiếu máu não. Nếu các cục máu đông đi vào não có thể gây đột quỵ não. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu dữ dội, thị lực giảm đột ngột, người mệt mỏi, không thể duỗi tay, chân và làm việc dù nhẹ. Các bệnh nhân có thể bị ngọng hoặc líu lưỡi. Việc giao tiếp, đi lại trở nên khó khăn. 

9.4. Tắc động mạch ngoại biên

Các mảng xơ vữa hình thành trong động mạch ngoại biên gây biến chứng tắc động mạch ngoại biên. Ở giai đoạn đầu, người bệnh nhận thấy tay chân đau nhức, cơ thể mệt mỏi, chuột rút, đau chân khi vận động. Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh sẽ bị hoại tử một phần tay, chân do tứ chi không được cung cấp đủ máu. Chân xuất hiện vết loét, ngón chân bỏng rát, da chân xanh xao. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể phải cắt cụt chi. 

máu nhiễm mỡ

Xơ vữa động mạch do mỡ máu cao

10. Kiểm soát bệnh máu nhiễm mỡ

10.1. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo

Để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Hãy hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo no trong mỡ và nội tạng động vật. Nên chọn uống sữa tách béo hoặc có hàm lượng chất béo ở mức 1 – 2%. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ. Nên thay thế bằng các loại thịt trắng để đảm bảo bổ sung đủ chất cho cơ thể như cá, gà, vịt (không có da). Các loại đồ ăn chiên xào, thịt hun khói, đồ ăn đóng hộp, … nên hạn chế tiêu thụ ở mức tối đa. 

10.2. Tăng cường các thực phẩm tốt

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh mỡ máu cao, các loại rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ được bác sĩ khuyên dùng. Chất xơ có tác dụng giảm lượng chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Những thực phẩm có chứa nhiều omega – 3 tốt cho cơ thể cũng được khuyến cáo. Omega – 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu,…Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu có chỉ số đường huyết thấp cũng nên sử dụng nhiều hơn. 

10.3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích và có cồn để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao. Thêm vào đó, những người trưởng thành trên 20 tuổi nên xét nghiệm tầm soát mỡ máu định kỳ, cứ 4 – 6 năm một lần. Điều này giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị sớm nhất. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng có nguy cơ xảy ra.

11.4. Thường xuyên tập thể dục

Xây dựng thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 buổi mỗi tuần là điều bác sĩ khuyến cáo. Điều này giúp tăng nồng độ Cholesterol tốt trong cơ thể. Với những người lớn tuổi sống ở thành thị thường không có điều kiện tập luyện ngoài trời, họ cần trang bị máy tập chạy bộ đa năng hay xe đạp tập thể dục tại nhà thay thế.

máu nhiễm mỡ

Thường xuyên tập luyện cơ thể để ngăn ngừa và điều trị mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao. Thương hiệu Elipsport đã nghiên cứu và tạo ra nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ đầu đến chân như ghế mát xa toàn thân, thiết bị tập thể dục tại nhà như máy chạy bộ điện Elipsport, xe đạp tập gym tại nhà. Hãy thử trải nghiệm và nâng cao sức khỏe và duy trì chúng mỗi ngày. 

Ngoài chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn nên kết hợp tập luyện thể thao đều đặn hằng ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện. Sử dụng máy chạy bộ điện hay xe đạp tại chỗ là phương pháp được nhiều người trẻ lựa chọn bởi tính tiện lợi của nó. Nếu bạn không có nhiều thời gian rãnh mỗi ngày đến phòg gym, hãy thử bắt đầu với các thiết bị tập luyện tại nhà nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ đa dạng, có thể do yếu tố di truyền; tuổi tác; ăn uống và lối sống kém lành mạnh như dùng nhiều những loại thực phẩm chứa nhiều chất bẽo bão hòa (thịt bò, thịt bê, thịt heo, sữa, trứng…), các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao…, lười tập thể dục, dùng nhiều chất kích thích, thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng, stress.

Máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị viêm tụy, tiểu đường type 2, bệnh gan, bệnh tim mạch, đột quỵ, đau và tê chân

Nếu bạn có các dấu hiệu sau đây, hãy cân nhắc đến việc đến bệnh viện để được chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời: Đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực, tứ chi lạnh, đau tim, khó tiêu, táo bón.

Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh mãn tính, không thể dùng vaccine ngăn ngừa cũng không thể tự biến mất hay điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, việc tốt nhất là bạn nên phòng ngừa các tác nhân gây nên bệnh.

Nếu xảy ra vấn đề trong quá trình điều hòa của các hormone lên quá trình phân hủy và tổng hợp lipid, sẽ gây nên tình trạng thay đổi về chức năng hoặc nồng độ của các chất mỡ trong máu. Vì vậy, dù la người gầy, ăn chay, không ăn mỡ đều có thể mắc căn bệnh này.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tư vấn thiết kế nhà cấp 4 mái thái 6x20 600 triệu tại Bắc Giang 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment