Một thời đại trong thi ca 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Hoài Thanh (1909-1982), Nguyễn Đức Nguyên, quê ở Nghệ An.

– Ông viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX

– Sau Cách mạng tháng Tám ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa-Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.

– Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

2. Tác phẩm tiểu luận Một thời đại trong thi ca

a. Vị trí:

– Thuộc phần mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. Đó là sự khám phá, là công trình đầu tiên để tìm hiểu về giá trị của thơ mới.

b. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Trình bày nguồn gốc văn hóa xã hội, tư tưởng tâm lý hình thành phong trào thơ mới, quá trình hình thành và phát triển, đấu tranh của thơ mới với thơ cũ.

– Phần 2: Phân loại và nhận xét về các dòng của phong trào Thơ Mới.

– Phần 3: Định nghĩa thơ mới và thơ cũ qua nội dung và hình thức, dự cảm bế tắc của Thơ mới.

3. Đoạn trích

a. Vị trí: thuộc phần cuối bài tiểu luận bàn đến tinh thần của Thơ Mới.

b. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: tinh thần thơ mới và nguyên tắc xác định tinh thần thơ Mới.

– Phần 2: tinh thần thơ mới và cái tôi.

– Phần 3: Sự vận động của Thơ Mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu thiết kế nhà ống 1 tầng 5x20 cho Mr. Hùng tại Chương Mỹ 2022 | Mytranshop.com

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ Mới

– Hoài Thanh nêu lên nguyên tắc xác định Thơ Mới là muốn hiểu được tinh thần thơ ca thì trước hết phải so sánh bài hay với bài hay => cách xác định mang tính khoa học.

– Căn cứ vào đại thể chứ không căn cứ vào tiểu tiết, căn cứ vào cái chung nhất.

→ Ta thấy đây là cách xác định khoa học và mang sức thuyết phục, vì một bài thơ có hay đến mấy cũng không thể đại diện cho cả một thời đại được. Đồng thời bao giờ cũng có sự tiếp nối giữa cái mới và cái cũ.

2. Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái tôi

– Để khẳng đinh phong trào thơ mới tác giả đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung chữ “tôi” trong việc phân biệt cái tôi và cái ta.

– Trong Thơ cũ hay nhắc đến cái “ta”,cái cộng đồng. Để làm rõ điều này tác giả dùng những dẫn chứng có trong đời sống và trong văn học.

– Còn Thơ mới thì lại nghiêng nhiều về cái “tôi” cá nhân → mang theo quan niệm cá nhân.

→ Bằng biện pháp so sánh đối chiếu Hoài Thanh đã cho ta thấy rõ được sư khác nhau trong quan điểm cái “tôi” và cái “ta” của Thơ cũ và Thơ Mới.

3. Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 5 mẫu nhà cấp 4 mái thái đẹp nhất, giá rẻ nhất 2022 | Mytranshop.com

a. Sự vận động của Thơ Mới

– Trước tiên khi cái “tôi” xuất hiện trên văn đàn thì còn phần bỡ ngỡ, nó giống như một kẻ lạc loài vì lâu nay ta quen sống trong cái “ta” rồi.

– Tác giả chỉ ra một hướng lớn của Thơ Mới đó là đào sâu vào cái “tôi”: “ đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

→  Đây quả là một giải pháp tốt, thế nhưng càng đi sâu vào cái “tôi” cá nhân thì lại càng cảm thấy lạnh. Đó chính là rơi vào bi kịch.

b. Bi kịch 

– Tâm hồn của các thi nhân thu mình vào trong cái “tôi” cá nhân, càng cảm thấy cô đơn vắng lặng.

– Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu cho cái “tôi” tội nghiệp đó. Hoài Thanh nhận xét rằng “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế”

– Hoài Thanh đưa ra những ví dụ liên tưởng như dẫn ra câu chuyện của Cao Bá Nhạ,Cô Phụ có tính chất đòn bẩy mang nỗi buồn .

– Thơ mới biểu hiện bi kịch diễn ra ngấm ngầm.

→ Hoài Thanh tóm lại những bi kịch của Thơ Mới: “ Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lê Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, ta say đắm cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngẩn ngơ trở về hồn ta cũng Huy Cận”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tuyển chọn những mẫu cầu thang đẹp được ưa chuộng nhất 2020 2022 | Mytranshop.com

– Từ bi kịch tác giả nêu lên giải pháp: đó là gửi cả vào thơ ca, thứ mà mười mấy năm qua ông cha ta vẫn sử dụng để chia sẻ niềm vui nỗi buồn.

III. TỔNG KỂT

– Bằng những lập luận khoa học logic, lời văn của Hoài Thanh sắc sảo tinh tế đã đem lại cho chúng ta một bài tiểu luận hay để xác định được tinh thần và cái “tôi” trong Thơ Mới.

Leave a Comment