Ngôi thai ngược là gì? Có nguy hiểm và sinh thường được không? 2022 | Mytranshop.com

Ngôi thai ngược là hiện tượng tư thế của em bé trong bụng mẹ không như bình thường, gây khó khăn cho việc sinh nở. Do đó, thai phụ cần hết sức lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Bình thường, em bé trong bụng mẹ sẽ quay đầu từ phía trên ngực mẹ xuống phía dưới, gần âm hộ của mẹ vào khoảng giữa tuần thai thứ 29 – 32 để chuẩn bị cho quá trình sinh ra đời. Tuy nhiên, một số em bé không thay đổi tư thế mà đầu vẫn quay lên trên, dẫn tới nhiều nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé.

1. Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược là tình trạng phần đầu của em bé cách xa âm đạo của mẹ ở tuần thai thứ 29 trở đi, thay vì phần đầu nằm ngay âm đạo như ngôi thai thuận. Dẫn tới nếu sinh bằng phương pháp sinh thường thì phần chân hoặc mông em bé sẽ ra trước, thay vì phần đầu như bình thường. Có 4 tư thế ngôi thai bị ngược như sau:

Ngôi thai ngược là gì

Ngôi mông và ngôi thai ngang khiến việc sinh em bé khó khăn hơn ngôi thai thuận

Ngôi mông (thuộc ngôi thai dọc)

  • Ngôi mông thay vì gập đầu gối như tư thế trên, trẻ duỗi thẳng chân lên phía trên đầu.
  • Phần mông ở gần xương chậu và phần đầu gối co lại và phần đùi gập vào người. Đây là tư thế ngồi xổm phổ biến của trẻ trong bụng mẹ.
  • Trẻ duỗi chân xuống phía dưới, chân gần âm hộ mẹ hơn mông. 

Ngôi thai ngang

Là thân thai nhi nằm ngang so với thân của mẹ.

Ngôi thai bình thường, trẻ quay đầu xuống gọi là ngôi thai đầu (cũng thuộc ngôi thai dọc) chiếm hơn 95%. Còn ngôi mông chiếm khoảng 4%; ngôi thai ngang chỉ chiếm 1% trong tổng số trường hợp mang thai. 

2. Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

Mẹ bầu có quá ít hoặc quá nhiều nước ối

Nước ối chính là một dung dịch hỗ trợ trẻ có thể chuyển động, xoay đầu dễ dàng trong bụng mẹ. Mẹ bầu có quá ít hoặc quá nhiều nước ối khiến việc chuyển động của trẻ trở nên khó khăn. Và bé không thể quay đầu khi đã tới thời gian. 

Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

Môi trường tử cung chật hẹp khi mẹ bầu đang mang thai từ 2 em bé trở lên khiến các bé đều không có đủ chỗ để xoay đầu về đúng vị trí ngôi thuận.

Nhau thai có vấn đề

Nếu nhau thai chặn ngay cổ tử cung thì trẻ trong bụng mẹ sẽ bị chiếm mất không gian để có thể nằm ở vị trí thuận. 

Sinh non

40% mẹ đẻ con có ngôi thai bị ngược đến từ việc mẹ bầu sinh non và trẻ chưa có đủ thời gian để quay đầu xuống phía dưới và chưa sẵn sàng cho quá trình sinh ra đời. 

3. Ngôi thai ngược nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Mỗi đối tượng thai phụ với tình trạng thai nhi, sức khỏe,… khác nhau sẽ dẫn tới câu trả lời ngôi thai ngược bao nhiêu tuần thì mổ được khác nhau. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp đưa cho mẹ và gia đình lời khuyên về thời điểm nên sinh mổ. Tuy vậy, con số chung đó là ngôi thai ngược nên mổ ở tuần thứ 38. Bởi lúc này, bé đã tự thở và có thể tự sống được ở môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phổ biến là ngôi thai ngang thì bác sĩ có thể bắt buộc phải mổ lấy em bé sớm hơn dự kiến để tránh trường hợp vỡ nước ối và gây chết thai. 

4. Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược

Dấu hiệu chuyển dạ cũng tương tự như ngôi thai thuận. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn và những cơn đau đớn của thai phụ cũng lớn hơn so với các thai phụ khác. Tham khảo một số dấu hiệu cụ thể:

  • Bụng tụt: vào những ngày cuối thai kỳ, em bé sẽ dịch chuyển dần vào khu vực xương chậu khiến mẹ bầu thấy bụng tụt thấp dần.
  • Các cơn co thắt gây đau đớn, khó chịu và không giảm với tần suất 5-7 phút 1 cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 1 phút.
  • Từ tuần thứ 37, âm đạo sẽ tăng cường tiết dịch trong suốt, sậm màu, có thể kèm theo máu. Để ngăn ngừa viêm nhiễm cho âm đạo và tạo điều kiện cho thai nhi chui ra ngoài dễ dàng. 
  • Cổ tử cung mở rộng, mỏng đi trong khoảng vài tuần trước khi mẹ bầu chuyển dạ.
  • Các hormone được sản xuất lượng lớn khi em bé sắp sinh có thể kích thích ruột hoạt động thường xuyên hơn, dẫn tới nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Cân nặng tăng giảm bất thường những ngày cuối thai kỳ thường do sự tăng/giảm của nước ối.
  • Tình trạng mỏi lưng, đau lưng, chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn do các cơ khớp vùng chậu bị kéo căng để chuẩn bị cho thai nhi chào đời.
  • Túi vỡ ối đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng chào đời.

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược

Thời gian và độ khó tăng cao khi phụ nữ mang thai ngôi thai ngược

5. Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngang có thể mang tới nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như bác sĩ chia sẻ ngay sau đây. 

Đối với mẹ bầu

  • Thời gian chuyển dạ của thai phụ có thể kéo dài hơn vài giờ đồng hồ so với những bà bầu khác. Đồng thời, trong giai đoạn đầu khi cổ tử cung mở, thai phụ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi nhiều hơn so với mẹ bầu khác.
  • Phụ nữ mang ngôi thai ngược có nguy cơ gặp phải biến chứng sa dây rốn hay dây nhau. Từ đó, dẫn tới quá trình cung cấp oxy cho em bé bị ngưng trệ khi chưa ra khỏi bụng mẹ. Khi gặp phải trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải mổ cấp cứu đưa thai nhi ra ngoài ngay lập tức.

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh có thể sẽ bị bầm dập vùng mông do va chạm với khung xương chậu bên trong cơ thể bà bầu. 
  • Cơ quan sinh dục của một số trẻ sơ sinh có thể bị phù, đặc biệt là các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
  • Những trẻ có ngôi mông thiếu tiếp tục tư thế duỗi chân liên tục trong vài ngày sau khi được sinh ra đời.
  • Nếu quá trình sinh nở diễn ra quá nhanh hoặc trẻ bị sinh non thì vùng đầu trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương.

6. Cách xoay ngôi thai ngược

Các bác sĩ sẽ dùng tay nâng và thực hiện xoay thai nhi từ bên ngoài thành bụng của thai phụ để xoay em bé về ngôi thuận. Tuy nhên, cách này đòi hỏi chuyên môn cao từ bác sĩ. Phải nắm rõ được vị trí dây rốn để khi xoay thai nhi không làm đứt dây rốn hoặc bong nhau thai. Thai phụ có thể được chỉ định dùng thuốc giãn cơ tử cung trước khi làm thủ thuật xoay ngôi thai. 

Tỉ lệ thành công khoảng 40 – 70% và sau đó, vẫn có nguy cơ trẻ tự xoay ngược lại như trước. Càng xa ngày dự sinh thì nguy cơ trẻ tự xoay ngược người lại này càng cao. Do vậy mà thời gian lý tưởng để thực hiện thủ thuật xoay ngôi thai là lúc thai 37 tuần.

Cách xoay ngôi thai ngược

Xoay ngôi thai thành công khoảng 40-70%

7. Ngôi thai ngược có sinh thường được không?

Mẹ bầu có thể sinh thường được nhưng trong phần lớn trường hợp cần phải sinh mổ. Câu trả lời ngôi thai ngược có đẻ thường được không còn phụ thuộc vào từng đối tượng mẹ bầu, vị trí em bé khác nhau cũng như trình độ chuyên môn của cơ sở y tế thực hiện đỡ đẻ.

Ngôi mông có thể sinh thường có điều kiện

Cụ thể, trong trường hợp ngôi mông thì mẹ có thể sinh thường với các điều kiện như sau:

  • Sức khỏe của mẹ và bé đều đảm bảo vì thời gian sinh thường kéo dài hơn những ngôi thai thuận.
  • Khung chậu của thai phụ đủ rộng, cổ tử cung mở lớn.
  • Thai phụ không bị vỡ ối sớm.
  • Trong trường hợp ngôi mông của bé ở vị trí thuận lợi, vị trí của đầu thai nhi cúi tốt.
  • Cân nặng của em bé trong bụng mẹ dưới 3.2 kg.

Nhưng nếu ngôi mông nhưng không đảm bảo đủ các yếu tố trên thì bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Lý do là bởi khi sinh thường ngôi thai ngược, đầu của em bé có thể bị kẹt khiến bé thiếu oxy và thời gian sinh bé sẽ kéo dài. 

Thêm vào đó, nếu thai mông nhưng thai nhi to, khung chậu của thai phụ lại nhỏ thì việc sinh thường gần như không thể. Trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ phải tiến hành mổ đẻ nhanh chóng để cứu em bé. 

Nhưng nếu thai phụ muốn sinh thường thì gia đình thai phụ nên trao đổi kỹ với bác sĩ để lựa chọn hình thức sinh cho phù hợp. 

Ngôi ngang bắt buộc sinh mổ

Còn trường hợp ngôi ngang thì bắt buộc 100% mẹ bầu phải sinh mổ. Lý do là dù tử cung thai phụ mở rộng, khung xương chậu lớn cũng không thể đưa em bé nằm ngang ra ngoài. 

Đây là trường hợp vị trí thai nhi có thể gây nguy hiểm cao nhất cho cả mẹ và bé. Những thai phụ có ngôi ngang cũng cần phải chú ý nghỉ ngơi, quan sát tình trạng cơ thể nhiều hơn những thai phụ khác. Để kịp thời báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường hoặc chuyển dạ xảy ra. 

Ngôi thai ngược có sinh thường được không

Bác sĩ sẽ trực tiếp đưa lời khuyên cho thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ

Trên đây là trọn bộ thông tin những gì mà mẹ bầu đang mang thai ngôi thai ngược cần nắm. Rất nhiều trường hợp mẹ bầu vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh thường, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng mà chú ý giữ gìn sức khỏe thể chất, tinh thần để em bé và mẹ luôn giữ được tình trạng tốt nhất.

Cơn đau lưng khi mang thai thường là sự đau nhức kéo dài cùng với cảm giác cứng khớp ở lưng trên hoặc lưng dưới, đặc biệt là vùng hông. Hơn bao giờ hết, việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu luôn là vấn đề mà các gia đình quan tâm. Để có một sức khoẻ tốt khi mang thai, phụ nữ cũng cần phải tập thể dục điều độ. Điều này sẽ giúp cho việc mang thai trở nên dễ dàng hơn, việc sinh nở cũng thuận lợi. Do đó, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Bật chế độ đi nhẹ với may chay bo Elipsport có thể giúp mẹ bàu có không gian tập luyện mà không cần phải ra bên ngoài, người nhà cũng dễ quan sát trông chừng hơn. Ngoài ra, nên để phụ nữ mang thai ngồi ghế massage với chết độ massage nhẹ vì nó có tác dụng giúp máu huyết lưu thông, giảm đau mỏi vùng lưng và chân.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Ngôi thai ngược là tình trạng phần đầu của em bé cách xa âm đạo của mẹ ở tuần thai thứ 29 trở đi, thay vì phần đầu nằm ngay âm đạo như ngôi thai thuận. Dẫn tới nếu sinh bằng phương pháp sinh thường thì phần chân hoặc mông em bé sẽ ra trước, thay vì phần đầu như bình thường.

Mỗi đối tượng thai phụ với tình trạng thai nhi, sức khỏe,… khác nhau sẽ dẫn tới thời gian khác nhau. Thai phụ có thể đẻ thường hoặc đẻ mổ. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp đưa cho mẹ và gia đình lời khuyên về thời điểm nên sinh mổ. Tuy vậy, con số chung đó là ngôi thai ngược nên mổ ở tuần thứ 38.

Ngôi thai ngược có thể mang tới nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như bác sĩ chia sẻ trong bài viết này.

Điều này còn phụ thuộc vào từng đối tượng mẹ bầu, vị trí em bé khác nhau cũng như trình độ chuyên môn của cơ sở y tế thực hiện đỡ đẻ. Chi tiết được trình bày trong bài viết này.

Dấu hiệu chuyển dạ cũng tương tự như ngôi thai thuận. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn và những cơn đau đớn của thai phụ cũng lớn hơn so với các thai phụ khác. Tham khảo một số dấu hiệu cụ thể trong bài viết này.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  8 cách trị mụn bằng nước vo gạo được phụ nữ “đồn thổi” hiệu quả cao 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment