OCD Là Gì? Làm Thế Nào Để Sống Chung Với Trẻ Bị OCD? 2022 | Mytranshop.com

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay được biết với tên OCD là một căn bệnh rối loạn tâm thần ngày càng trở nên khá phổ biến. Bệnh OCD là gì? Đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này?  Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ em sẽ không mắc bệnh. Trang bị cho bản thân các kiến thức OCD là gì sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ bị OCD hiệu quả. Độ tuổi khởi phát trung bình của bệnh OCD ở trẻ là 10 tuổi nhưng có trường hợp từ 5, 6 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh.

1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là khái niệm chỉ một dạng rối loạn tâm thần có liên quan mật thiết hành vi và suy nghĩ của người bệnh. Những bệnh nhân mắc OCD sẽ lặp đi lặp lại nhiều hành động cưỡng chế xuất phát từ suy nghĩ với nỗi sợ không mong muốn. Nói cách khác, nỗi ám ảnh liên tục xuất hiện trong họ.

Một ví dụ cụ thể, chẳng hạn đối với vấn đề đã khóa cửa hay chưa, người bệnh sẽ tự hỏi và dự định kiểm tra vài lần. Tuy nhiên bệnh nhân không thể loại bỏ suy nghĩ này mà ngược lại khiến họ ngày càng căng thẳng hơn. Khi đó, người bệnh không thể tự kiểm soát hành động của bản thân mà phải thực hiện ngay những suy nghĩ này để giải tỏa căng thẳng.

OCD là gì

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bao nhiêu? Theo Tổ chức OCD thế giới, hiện nay số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế chiếm khoảng 2% dân số trên thế giới. Có thể nhận thấy, con số này có thể lên đến hàng trăm triệu người phải đối mặt với căn bệnh này mỗi ngày. 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không hề hiếm gặp, thực tế nó cực kỳ phổ biến và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt OCD không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Những bệnh nhân mắc chứng OCD tồn tại xung quanh bạn dày đặc hơn bạn nghĩ. 

Thống kê nêu trên chỉ mang tính chất tương đối vì số lượng người mắc OCD có thể cao hơn. Nguyên nhân vì xu hướng nhiều người che giấu các hành vi cưỡng chế của bản thân hoặc không biết OCD là gì. Cũng có thể người thân hay bạn bè hay chính bản thân bạn đang mắc căn bệnh này. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh OCD là gì?

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào khẳng định nguyên nhân của căn bệnh rối loạn cưỡng chế OCD là gì. Song có một vài yếu tố có khả năng ảnh hưởng gây ra bệnh trên chẳng hạn như nhiễm trùng, chấn thương đầu, não gặp bất kỳ bất thường nào hay thậm chí do gen di truyền. 

2.1. Đối tượng nào mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)?

Theo một số báo cáo thống kê, nghiên cứu về nguyên nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, các nhà khoa học nhận thấy số người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường nằm trong khoảng dưới 20 tuổi. Đây là những người thường trải qua một số việc căng thẳng nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra triệu chứng của bệnh chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện chứ không thể chấm dứt hoàn toàn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cùm Giàn Giáo - Khóa Giàn Giáo Tiêu Chuẩn Giá Tốt tại TPHCM 2022 | Mytranshop.com

2.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ OCD là gì?

Thông thường, những yếu tố di truyền và tác động của môi trường bên ngoài là nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh OCD:

  • Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh OCD
  • Người đã từng trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, đối tượng có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với những căng thẳng.

OCD là gì

Nguyên nhân gây nên OCD ở trẻ

3. Trẻ bị OCD có triệu chứng gì?

Những triệu chứng cho thấy trẻ em bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến suy nghĩ hoặc ám ảnh lặp đi lặp lại. Một số suy nghĩ ám ảnh ở trẻ em OCD có thể là:

  • Bận tâm nhiều đến bụi bẩn, vi trùng, phiền nhiễu.
  • Có nhiều nghi ngờ lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đã khóa cửa chưa, bếp đã tắt lửa chưa.
  • Suy nghĩ nhiều về vấn đề cha mẹ bị tổn thương, bận tâm đến sự trật tự và tính đối xứng, lo lắng thái quá khi bị bệnh.
  • Khao khát muốn biết hoặc nhớ nhiều về các sự kiện tầm thường.
  • Lo lắng về một điều gì đó tồi tệ như kẻ gian đột nhập vào nhà hoặc tai nạn xe hơi.

Một số hành vi cưỡng chế ở trẻ em OCD có thể bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên, quá mức, có thể rửa 100 lần một ngày.
  • Kiểm tra nhiều lần để đảm bảo cửa đã khóa, bếp đã tắt lửa.
  • Nỗ lực tuân theo quy tắc trật tự đặt ra, sắp xếp đồ dùng cá nhân trong phòng theo cách riêng, cảm thấy khó chịu nếu có ai đó phá vỡ trật tự sắp xếp.
  • Liên tục cần đến sự trấn an từ gia đình và bạn bè.
  • Đặt nhiều câu hỏi giống nhau nhiều quá mức.
  • Lặp lại từ do mình hay người khác nói, lặp lại từ ngữ, âm thành, con số hoặc âm nhạc.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh OCD

Mặc dù không thể điều trị triệt để OCD, tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh để hạn chế bệnh tình nặng hơn. Hiện nay vẫn không thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh nhưng các triệu chứng sẽ giảm bớt nếu bạn thực hiện theo một số liệu pháp. Các trường hợp nhẹ thường chỉ điều trị bằng liệu pháp, nhưng nếu nặng hơn thì phải dùng đến thuốc.

Thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh OCD dựa trên các mô tả của người bệnh. Sau đó bác sĩ tiến hành khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn. Ngoài ra các hoạt động tiến hành đánh giá tâm lý cũng được thực hiện. Đối với hoạt động đánh giá tâm lý, bác sĩ có thể đánh giá thông qua ngoại hình, thần thái, suy nghĩ, tâm trạng, ảo giác, tình trạng sử dụng các chất kích thích hay khả năng bạo lực,…

OCD là gì

Trẻ bị OCD cần được đánh giá tâm lý để chẩn đoán bệnh

5. Phương pháp điều trị bệnh OCD

Thực tế có nhiều cách để điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trong đó bao gồm cả các liệu pháp và sử dụng thuốc điều trị. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

5.1. Thói quen sinh hoạt phù hợp

Vậy những thói quen góp phần điều trị OCD là gì? Đó là những hoạt động giúp hạn chế các hành vi cưỡng chế chẳng hạn như:

  • Tập thể dục đều đặn;
  • Thói quen uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Dừng các thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích, rượu bia,…
  • Theo dõi các triệu chứng bệnh cũng như liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy bệnh trở nặng hơn;
  • Liên hệ với bác sĩ trong trường hợp thuốc điều trị không có tác dụng;
  • Tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác. 

5.2. Liệu pháp nhận thức hành vi

Các bệnh thần kinh bao gồm cả OCD bắt nguồn từ lối tư duy sai lệch và tiêu cực trong thời gian dài của người bệnh. Do đó liệu pháp nhận thức hành vi là cách phổ biến để chữa OCD. Đặc biệt phương pháp này thường được áp dụng đối với trẻ em giúp hạn chế hành vi cưỡng chế của bé. 

Về cơ bản liệu pháp hành vi hướng bệnh nhân theo thói quen lành mạnh khác để tránh các cách tư duy, suy nghĩ sai lệch như cũ. Các chuyên gia thông qua liệu pháp này cố gắng tìm hiểu các ý nghĩ ám ảnh từ đó loại bỏ chúng. Mặc dù phương pháp này mất nhiều thời gian và khó khăn nhưng đây là cách hữu hiệu nhất cho đến hiện tại. 

5.3. Điều trị OCD bằng thuốc

OCD là gì

Uống thuốc là liệu pháp điều trị OCD

Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc giúp cảm soát nỗi ám ảnh và các hành vi cưỡng chế. Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho OCD, tuy nhiên thông thường bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc chống trầm cảm chẳng hạn như Clomipramine, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…

Thông thường cách sử dụng thuốc chỉ được áp dụng khi các liệu pháp không khả thi. Các bác sĩ sẽ kê các loại chất giúp ức chế, làm giảm lo lắng hỗ trợ tiếp nhận liệu pháp dễ dàng. Mặc dù kết hợp cả thuốc và liệu pháp hành vi có thể tăng tính hiệu quả, song phải dựa trên hành vi của người bệnh mà thực hiện. 

6. Cách ứng phó với trẻ mắc hội chứng OCD

Đối với những đứa trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các bậc phụ huynh thường tỏ ra lúng túng. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia đã khuyến nghị rằng, ba mẹ cần cố gắng xoa dịu những hành vi của con trẻ nhằm làm giảm bớt áp lực cho bé. Sau đây là một số gợi ý cho gia đình khi có con nhỏ mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

  • Tham khảo các thông tin về OCD thông qua tham khảo từ các chuyên gia tâm lý từ đó rút ra vai trò và mục tiêu trị liệu cho trẻ. 
  • Trò chuyện với con về vấn đề hội chứng OCD, hỗ trợ trẻ thay đổi hành vi cưỡng chế. 
  • Đặt biệt danh hài hước giảm bớt tính nghiêm trọng của căn bệnh OCD.
  • Hạn chế chỉ trích con vì các hành vi cưỡng chế, phân biệt rạch ròi các hành động cưỡng chế của con trẻ và tính cách của bé. 
  • Cho con uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Không khuyến khích con trẻ thực hiện các hành vi cưỡng chế.

OCD là gì

Gia đình cần lưu ý chăm sóc trẻ bị OCD

Bệnh OCD có thể khiến bé cảm thấy bị cô lập mãnh liệt. Vì thế, điều quan trọng là gia đình và bạn bè cần tập hợp lại để hỗ trợ bé. Điều quan trọng là trẻ em cần được phát hiện và điều trị bệnh sớm để hạn chế tối đa những tác động xấu đến quá trình phát triển của bé. Đã có nhiều người tập thói quen sống cùng OCD. Khi họ học cách vượt qua được sự ép buộc, họ sẽ tận hưởng được cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.

Để điều trị được căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn phải trải qua một quá trình rất dài và gặp nhiều khó khăn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu được khái niệm OCD là gì và các nguyên nhân gây ra. Ba mẹ hãy chú ý chăm sóc con của mình để phát hiện và hỗ trợ bé cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách tốt nhất.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nhiều trường hợp bị OCD từ thơ ấu hay tuổi thiếu niên. Phần lớn người bị OCD thường được chẩn đoán trước tuổi 19.

Khi mắc OCD, trẻ thường gặp nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống nhưng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng.

Không được. Đa phần các bệnh nhân OCD đều cần dùng đến liệu pháp tâm lý bên cạnh việc tự cải thiện tình trạng tại nhà.

Không. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nỗi ám ảnh tự sát trong OCD.

Phải. OCD là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi suy nghĩ không thể kiểm soát và các hành vi có tính chất lặp đi lặp lại.

Leave a Comment