Phù là một biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc bệnh suy tim. Vậy phù trong suy tim là gì? Biến chứng này có nguy hiểm hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết này nhé.
Phù trong suy tim là một trong những biến chứng của bệnh tim. Bệnh này có biểu hiện rõ rệt, dễ nhận biết nhưng không thể xem nhẹ. Khi phát hiện các triệu chứng biểu hiện của bệnh cần có cái nhìn đúng đắn về nó để xử lý kịp thời và điều trị hiệu quả căn bệnh suy tim.
1. Tình trạng phù trong suy tim là gì?
Phù trong suy tim phải và suy tim toàn bộ là những loại phù do suy tim phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này xảy ra do 2 cơ chế chính mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Bệnh nhân bị suy tim trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thận bị tổn thương và giảm khả năng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân suy tim dễ bị tăng cân, phù nề cơ thể.
Chân của bệnh nhân bị phù do suy tim
2. Các cơ chế của tình trạng phù do suy tim
2.1. Cơ chế 1
Bệnh suy tim khiến hiệu quả co bóp và hút máu từ các cơ quan trở về tim bị suy giảm hoặc mất hẳn. Từ đó tuần hoàn sẽ bị ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại biên. Lâu ngày dịch tích tụ trong cơ thể sẽ tập trung tại các mô xung quanh gây phù. Đặc biệt là ở dưới 2 chân.
2.2. Cơ chế 2
Suy tim khiến tim giảm co bóp, làm các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu giàu oxy, đặc biệt là thận. Lâu ngày thận sẽ bị các tổn thương thức phát làm suy giảm chức năng thận, giảm khả năng đào thải các chất độc ra ngoài. Do đó, bệnh nhân suy tim dần dần cũng sẽ bị phù.
3. Phân biệt phù do suy tim và do những nguyên nhân khác
Tình trạng phù không chỉ xảy ra do bệnh suy tim mà nó còn xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác, ví dụ như bệnh xơ gan, suy dinh dưỡng… Vậy làm thế nào để phân biệt được phù có phải do suy tim hay không?
Đặc điểm riêng của phù trong suy tim là người bệnh chủ yếu bị phù chi dưới. Các khu vực phù khá mềm, khi ấn xuống tạo thành vết lõm. Bên cạnh đó có hiện tượng sưng chân và mắt cá chân, khiến giày dép nhanh chóng trở nên không vừa.
Các triệu chứng phù trong suy tim thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc sáng sớm. Tình trạng này nặng hơn khi bệnh nhân phải đứng lâu và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi. Đến giai đoạn suy tim nặng, tình trạng phù diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí phù ở toàn thân. Bệnh nhân suy tim không chỉ bị biến chứng phù mà còn kèm theo các triệu chứng điển hình khác như khó thở, mệt mỏi, ho khan…
Trọn bộ thông tin về phù trong suy tim
4. Bệnh phù tim có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Phù do suy tim là một biến chứng của bệnh suy tim vì vậy chắc chắn nó gây ra những nguy hiểm nhất định nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Tình trạng phù sẽ ngày càng gây áp lực nhiều hơn cho tim. Nó khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, vì thế tình trạng bệnh suy tim ngày càng nặng hơn. Vì vậy cần chú ý theo dõi người bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị phù trong suy tim phải kết hợp cả việc dùng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, bao gồm:
4.1. Hạn chế muối trong chế độ dinh dưỡng
Muối, về cơ bản là Natri nếu chiếm tỷ lệ càng lớn trong cơ thể thì càng làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim. Vì vậy điều đầu tiên cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh là hạn chế tối đa lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Nên ưu tiên các hình thức nấu ăn lành mạnh như hấp hoặc luộc; bổ sung nhiều rau xanh, thịt trắng, cá, hạn chế đồ ăn mặn (đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, các loại mắm, dưa muối…)
Ăn ít muối là nguyên tắc đầu tiên cần nhớ trong điều trị suy tim
4.2. Sử dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh suy tim. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng phù. Cụ thể thuốc này làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giúp thải lượng muối dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc lợi tiểu còn có tác dụng kháng hormon aldosteron, ức chế tái hấp thu nước và natri tại ống thận. Từ đó nó cũng hạn chế được tình trạng dư thừa dịch.
Các nhóm thuốc lợi tiểu thường dùng bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron (Spironolacton)
- Thuốc lợi tiểu Thiazid
- Thuốc lợi tiểu quai (Furosemid, Indapamid…)
Tuy thuộc tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định hoặc kết hợp các loại thuốc trên sao cho phù hợp và hiệu quả.
Các loại thuốc lợi tiểu
4.3. Tăng cường vận động thể chất
Bản chất của bệnh phù trong suy tim là sự ứ đọng tuần hoàn trong cơ thể. Vì vậy để điều trị có hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống với chế độ luyện tập phù hợp. Những hoạt động này rất có tác dụng cải thiện lưu thông trong hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể.
Đạp xe là hoạt động thể chất tốt cho người bị phù do suy tim
Bạn cũng cần chú ý chọn những hình thức luyện tập thể dục tại nhà nhẹ nhàng, vừa sức như đạp xe đạp tập, yoga, đi bộ… Mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài từ 30 phút – 1 tiếng với cường độ vừa phải để không làm bệnh suy tim trầm trọng hơn.
Những bệnh nhân bị phù trong suy tim cần báo ngay với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó bạn có thể tăng cường vận động bằng nhiều hình thức kể trên để bệnh tình mau chóng chuyển biến tốt. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”