Saccarozơ, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên

– Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

– Saccarozơ là thành phần chính của đường mía (từ cây mía), củ cải đường, đường thốt nốt.

II- Cấu trúc phân tử

– CTPT: C12H22O11. 

– Là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và β-fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử Oxi giữa C1  của glucozơ và C2 của fructozơ. Loại liên kết này thuộc loại liên kết glicozit. Cấu trúc phân tử của saccarozơ được biểu diễn như sau:

Qua công thức cấu tạo trên, ta nhận thấy saccarozơ không có nhóm OH hemiaxetal tự do nên không thể chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm CH = O. Vì vậy saccarozơ chỉ còn tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân của đisaccarit.

III- Tính chất hóa học

1. Tính chất của ancol đa chức: Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

            2C12H22O11 + Cu(OH)2 →C12H21O112Cu + 2H2O

                                                   đồng – saccarozơ

2.Phản ứng thủy phân

Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.

          C12H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6

                                                        Glucozơ     Fructozơ  

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thiết kế nhà ống 1 tầng mái thái hiện đại 100m2 2022 | Mytranshop.com

Trong cơ thể người, phản ứng này xảy ra nhờ enzim.

 IV. Một số chú ý khi giải bài tập

Thủy phân mantozơ

1 mantozơ → 2 glucozơ

342                      2.180

Thông thường hay gặp dạng bài thủy phân không hoàn toàn, sau đó cho hỗn hợp sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương. Cần lưu ý rằng trong trường hợp này glucozơ và mantozơ còn dư đều tham gia phản ứng tráng gương với tỉ lệ số mol nAg= 2.nglu = 2.nman

 

 Thủy phân saccarozơ:

C12H22O11 → C6H12O6 +  C6H12O6 

                          glucozơ       fructozơ

saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương nhưng khi bị thủy phân thì cho các sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Cần lưu ý cả glucozơ và fructozơ đều cho phản ứng tráng gương và luôn có tỉ lệ nAg= 2 nglu = 2nfruc

 

Leave a Comment