Nguyên lý 2 sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le chuyên dụng

Tìm hiểu về 2 sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le công nghiệp JVM-2 và XJ3-G. Mạch bảo vệ mất pha rất quan trọng trong các ứng dụng sử dụng động cơ 3 pha. Khi động cơ bị mất pha nếu không được phát hiện và dừng thì có thể dẫn cháy động cơ. Trong khi đó CB, cầu chì, rơ le nhiệt chỉ có chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Nên ta cần một loại khí cụ chuyên dụng để bảo vệ mất pha.

Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày về 2 mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le trung gian. Mạch dùng rơ le trung gian có nhược điểm là mạch phức tạp và độ tin cậy không cao. Do đó trong ứng dụng công nghiệp người ta sẽ sử dụng các rơ le bảo vệ mất pha chuyên dụng. Các rơ le chuyên dụng có độ tin cậy cao, tối ưu sơ đồ đấu dây và nhiều chức năng hơn.

1. Sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng JVM-2

– Thông số kỹ thuật

+ Rơ le JVM-2 ngoài chức năng bảo vệ mất pha còn có chức năng: bảo vệ quá áp, thấp áp, thứ tự pha. Rơ le JVM-2 dùng 2 biến trở trên mặt để điều chỉnh mức điện áp cần bảo vệ. Thích hợp dùng để bảo vệ cho động cơ 3 pha hoạt động trong môi trường công nghiệp, xây dựng và dân dụng.

+ Hãng sản xuất: CAMSCO

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  TOP 4 loại công tắc wifi 4 kênh khuyên dùng - Hướng dẫn cài đặt

+ Điện áp nguồn: 3 pha 380V/50Hz

+ Công suất của tiếp điểm đóng cắt: AC 220V 3A

+ Bảo vệ quá áp từ 0 – 20% (mức quá áp chỉnh từ 380V – 456V)

+ Bảo vệ thấp áp từ 0 – 20% (mức thấp áp chỉnh từ 303V – 380V)

+ Công suất tiêu tụ < 1W

+ Giá bán rơ le bảo vệ mất pha JVM-2 chỉ từ 165.000đ

rơ le bảo vệ JVM-2

Giá các loại rơ le JVM-2 ở Shopee

– Sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le JVM-2

+ Đối với loại rơ le này nếu đấu sai thứ tự dây cấp vào chân 5, 6, 7 thì đèn NORMAL sẽ không sáng.

+ Sử dụng loại đến 8 chân có kích thước tương tự như các Timer. Các chân 5, 6, 7 là ba chân cấp nguồn cho rơ le. Chân (3, 1) là tiếp điểm ngõ ra dạng rơ le, khi cấp nguồn cho rơ le thì chân (3, 1) là thường đóng. Khi có sự cố thì tiếp điểm này chuyển thành thường hở.

+ Chân số 3 ta sẽ nối với một pha của nguồn, chân số 1 nối với cuộn dây contactor 220V, đầu còn lại cuộn dây nối với dây nguội (N).

+ Tiếp điểm thường đóng của rơ le trên sẽ nối tiếp với mạch điều khiển contactor K.

sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le JVM-2

Sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le JVM-2

– Nguyên lý hoạt động của mạch:

+ Ở trạng thái bình thường, khi rơ le JVM-2 được cấp điện thì tiếp điểm (3 1) đóng lại. Khi đó thì cuộn dây rơ le R có điện 220V, tiếp điểm thường hở R đóng lại.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mạch điều khiển tốc độ và đảo chiều động cơ BLDC dùng IC MC33035

+ Khi nhấn nút ON thì mạch điều khiển kín nên cuộn dây contactor K được cấp điện. Cuộn K được cấp điện thì contactor K hút, động cơ bắt đầu hoạt động.

+ Khi có xảy ra sự cố mất pha, thấp áp hay quá áp thì tiếp điểm (1 3) mở ra. Điều này dẫn đến cuộn dây rơ le R bị ngắt điện, tiếp điểm R trở về trạng thái thường hở. Nên cuộn dây contactor K cũng bị mất điện, động cơ sẽ ngưng hoạt động.

+ Ngoài ra mạch còn có sử dụng rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ 3 pha.

2. Sơ đồ mạch dùng rơ le XJ3-G

– Thông số kỹ thuật rơ le XJ3-G

Rơ le XJ3-G có nhiều tính năng như bảo vệ mất pha, đảo pha, lỗi pha. Với thiết kế, tính năng, hiệu suất đáng tin cậy cùng với sự tiện lợi lắp đặt dễ dàng.

+ Nguồn: Điện áp 3 pha 380V, tần số 50Hz

+ Bảo vệ quá áp: 380V – 460V, thời gian trễ có thể thay đổi: 1,5 – 4s

+ Bảo vệ thấp áp: 300 – 380V, thời gian trễ: 2 – 9s

+ Công suất tiếp điểm: 3A 380V

rơ le bảo vệ XJ3-G

Giá các loại rơ le mất pha XJ3-G ở Shopee

– Sơ đồ đấu dây với rơ le XJ3-G

+ Chân cấp nguồn 1, 2, 3 tương ứng với thứ tự pha nguồn L1, L2, L3

+ Tiếp điểm (5 6) ngõ r nối tiếp với cuộn dây rơ le và nối với nguồn 220V.

+ Contactor K là thiết bị đóng cắt động cơ 3 pha trực tiếp. Cuộn dây contactor được điều khiển bởi hai nút nhấn ON, OFF.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  So sánh 9 điểm khác nhau giữa khởi động mềm và mạch sao tam giác

Sơ đồ mạch bảo vệ mất pha dùng XJ3-G

Sơ đồ đấu dây bảo vệ mất pha dùng XJ3-G

– Nguyên lý hoạt động:

+ Khi rơ le XJ3-G được cấp nguồn đúng thứ tự pha thì tiếp điểm ngõ r (5 6) sẽ đóng lại. Do đó rơ le R sẽ hút, nên đóng tiếp điểm thường hở R.

+ Khi nhấn nút ON thì cuộn dây contactor K được cấp điện, làm cho tiếp điểm chính K đóng lại. Lúc này động cơ được cấp điện 3 pha nên hoạt động.

+ Khi nhấn nút OFF thì mạch hở, contactor bị ngắt điện nên động cơ ngừng hoạt động.

+ Nếu xảy ra một trong các lỗi mất pha, đảo pha thì sau thời gian cài trước tiếp điểm (5 6) mở ra. Khi đó rơ le R sẽ bị ngắt điện kéo theo contactor mất điện, do đó động cơ ngừng quay.

>>> Xem thêm:

Sơ đồ nguyên lý 4 mạch khởi động sao tam giác dùng Timer, PLC

So sánh 6 phương pháp khởi động động cơ KĐB 3

6 mạch đảo chiều động cơ 3 pha – phân tích ưu, nhược điểm từng mạch

Leave a Comment