I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Sô Lô khốp (1905 – 1984).
– Ông xuất thân trong một gia đình lao động vùng sông Đông Nga.
– Ông là người tích cực trong mọi hoạt động và được phong tặng nhiều danh hiệu như anh hùng lao động , viện sĩ viện hàn lâm.
– Ông nhận được giải thưởng như: giải thưởng lê nin, giải thưởng quốc gia, giải thưởng nô ben văn học.
– Các tác phẩm của ông luôn phản ánh một cách chân thực cuộc sống hiện thực nước Nga.
– Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, đất vỡ hoang, số phận con người.
2. Tác phẩm.
a.Hoàn cảnh sáng tác
– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết từ khi chiến tranh thế giới kết thúc năm 1957, tinh thần dân chủ tràn ngập nước Nga. Đồng thời khi đó văn học nghệ thuật đi sâu vào thâm nhập tìm hiểu đời sống số phận con người.
– Thể loại: tiểu thuyết anh hùng ca.
b ) Tóm tắt.
– Nhân vật trung tâm: Xô-cô-lốp và Va-ni-a
– Nhân vật chính của truyện là An- đrây Xô cô lốp – từng là một người lính Xô -viết . Anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ
của mình …
– Tóm tắt.
c) Giá trị.
– Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết.
– Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca.
d) Vị trí đoạn trích.
Thuộc phần cuối truyện kể về quãng đời sau chiến tranh của sô-cô-lốp.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Chiến tranh và thân phận con người.
a) Hình tượng Xô-cô-lốp.
* Trong chiến tranh.
+ Là một chiến sĩ Hồng Quân kiên cường, khí phách.
+ Qua lời nói của tên chỉ huy Đức khi anh bị bắt làm tù binh.
Mày là một thằng lính Nga chân chính. Tao cũng là lính tao trọng những địch thủ có khí tiết. Tao sẽ không bắn mày.
+ Chiến đấu bị thương hai lần.
+ Bị đày đọa trong trại tập trung của phát xít Đức vẫn giữ khí phách anh hùng của người Lính Xô Viết.
+ Vợ và con gái bị bom giết hại từ 1942.
+ Con trai A-na-tô-li một học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, hy sinh trong ngày chiến thắng tại Béc lin.
=> Chịu nhiều đau thương cay đắng đối diện với nỗi đau cùng cực
* Sau chiến tranh(Trước khi gặp bé Va-ni-a)
– Hoàn cảnh:
“ Tôi đã chôn trên đất người…….. cuối cùng của tôi” chịu trăm ngàn cay đắng.
+ Không vợ con, không nhà cửa không hy vọng không trở về quê hương.
+Anh sống nhờ bạn để tìm kế sinh nhai nhưng không gặp may, bị mất việc, anh mượn rượu để giải sầu.
=> Chiến tranh đã tước đoạt những gì quý giá nhất:quê hương,gia đình,niềm hạnh phúc,niềm hi vọng.
– Tâm trạng:
+ Vỡ tung, mất hồn, Rơi vào nỗi đau cùng cực Âm thầm chịu đựng.
+ Sống như người lao động bình thường.
+ Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau Bế tắc.
+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời
+Dù gặp nhiều đau khổ nhưng anh không bao giờ than vãn=> anh là người kiên cường (tính cách Nga).
b.Bé Va-ni-a
–Cậu bé xuất hiện trong một bộ dạng vô cùng thảm thương.
–Một cậu nhóc bé tí mà quần áo rách bươm xơ mướp suốt ngày lang thang ai cho gì thì ăn cái nấy.
– Đôi mắt “như ngôi sao sáng ngời”.
– Sự ngây thơ, tội nghiệp, không nơi nương tựa- nạn nhận tội nghiệp của thời chiến.
-> Cả hai người một lớn một bé đều rơi vào hoàn cảnh giống nhau đó là mất hết người thân chỉ còn một mình sống trên cõi đời này. Hậu quả của chiến tranh để lại vô cùng lớn không chỉ là nỗi đau về da thịt mà còn là nỗi đau về tinh thần.
- Hai người đến bên nhau đùm bọc cưu mang nhau cùng vượt lên số phận.
* Nhận Va-ni-a làm con nuôi:
– “không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng lẻ được, mình phải nhận nó là con” => Hai con ngời không nơi nương tựa phải dựa vào nhau trong cuộc sống. Đây là quyết định bột phát, xuất phát từ lòng thương người không tính toán.
– Từ sau khi nhận bé Va-ni-a làm con nuôi:
+ Tâm hồn anh nhẹ nhõm, bừng sáng lên.
+ Anh chăm sóc bé chu đáo, thương nó như cha con: Đêm đêm khi nhìn thấy nó ngủ anh như quên hết nỗi cô đơn quên sự buồn phiền và có động lực làm việc để cho nó có một cuộc sống tốt.
Anh vơi bớt nỗi cô đơn, tìm thấy hạnh phúc trái tim “chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn…”
+ Bé Va-ni-a cũng rất thương anh và cần đến anh :Vania thì sung sướng, yêu thương Xô cô Lốp hôn lên mặt mũi và ôm mãi anh không rời.
Hai con người đau khổ đã nương tựa, sửi ấm cho nhau.
Tình cảm của Xô-cô-lốp đối với bé Va-ni-a là niềm vui, niềm hạnh phúc của một trái tim đang phục hồi; tình cảm của Va-ni-a đối với Xô-cô-lốp là tình cảm gắn bó quyến luyến của một đứa bé đã tìm thấy nơi nương tựa.Có thể nói với tình yêu thương con người, với tình cảm đồng cảnh ngộ họ đã vượt qua khó khăn vượt qua nỗi đau sau chiến tranh để sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương thân ái.
* Việc nhận bé Va-ni-a làm con nuôi làm Xô-cô-lốp vơi bớt nỗi cô đơn nhưng trái tim anh vẫn không trở lại được như xưa:
– Đêm nào anh cũng mơ thấy người thân quá cố.
– Ban đêm thức giấc nước mắt ước đẫm cả gối.
– Nỗi buồn đau khiến anh không ở yên một chỗ được.
=> Những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng của anh.
3. Suy nghĩ của Sô-lô-khốp về số phận con người:
– Đoạn kết ca ngợi con người Nga, tính cách Nga nghị lực kiên cường trong cuộc đời đầy khó khăn sau chiến tranh. Qua đó, tác giả nhắc nhở mọi người quan tâm đến con người, đặc biệt là người lính trở về sau chiến tranh.
– Ca ngợi trái tim nhân hậu của Xô-cô-lốp rực sáng trong thế giới hậu chiến đầy hận thù và đau khổ.
– Tính cách Nga hoà hợp trong hai phẩm chất : cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.
III. Tổng kết.
– Đoạn trích đã tố cáo hậu quả của chiến tranh, tố cáo tội ác của những kẻ gây ra chiến tranh. Những người vốn dĩ được sống hạnh phúc thì vì chiến tranh mà không còn có ai ở bên cạnh. Họ gặp nhau dùng con tim của mình để sưởi ấm cho nhau. Có thể nói đây là một tác phẩm thành công của nhà văn Xô Lô Khốp.