Tìm hiểu về các vị trí trong bóng rổ rất cần thiết cho những ai đang muốn tập luyện cũng như có đam mê với bộ môn này. Có những vị trí nào? Chức năng của mỗi vị trí là gì? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những thông tin thú vị về chủ đề này nhé.
Bóng rổ là một bộ môn thể thao chơi tập thể, gồm 2 đội. Mỗi đội sẽ có 5 thành viên chủ chốt cùng những thành viên dự bị. Các vị trí trong bóng rổ cũng được phân công cụ thể với những chức năng riêng với mục đích hỗ trợ lẫn nhau, duy trì đội hình và hướng đến chiến thắng. Các vị trí không được lơ là cũng như quá lấn lướt những vị trí khác. Nếu các vị trí này không làm chủ được chức năng của bản thân sẽ khiến đội hình bị chia cắt, rất khó để ghi điểm vào rổ của đối thủ.
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt trội của bộ môn này cũng như tài năng của vận động viên mà 1 người có thể đảm nhận từ 1 đến 3 vị trí khác nhau trong 1 trận đấu. Trong quá trình di chuyển, các vị trí luôn thay đổi liên tục nên các vận động viên cũng vì thế mà đảm nhận luôn nhiều vị trí để dễ dàng kiểm soát bóng. Điều này đòi hỏi người chơi phải nắm vững chức năng của tất cả các vị trí. Cùng với đó là sự tập luyện để thích ứng với điều kiện chơi nhiều vị trí của họ. Dưới đây là các vị trí trong bóng rổ:
Mỗi vị trí trong bộ môn bóng rổ sẽ mang lại những thú vị riêng
1. Vị trí Point Guard (PG)
Vị trí đầu tiên các vị trí trong bóng rổ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là vị trí Point Guard. Point Guard (viết tắt là PG) đóng vai trò là vị trí hậu vệ dẫn bóng. Đây được xem như là vị trí nòng cốt trong những trận đấu, là vị trí giữ nhịp, phân phối bóng đến những cầu thủ khác trong đội. Những ai chơi ở vị trí này phải có sự hiểu biết về bóng rổ rất cao, am hiểu về các chiến thuật. Chính vì thế, nhiều người gọi vị trí Point Guard là “huấn luyện viên” hay “tướng sàn”. Cầu thủ Point Guard sẽ chỉ dẫn toàn đội của mình những bước đi tiếp theo của chiến thuật đề ra ban đầu.
Người chơi ở vị trí này đòi hỏi về mặt kỹ thuật nhiều hơn là chiều cao. Nếu một người sở hữu chiều cao lý tưởng cùng tư duy chiến thuật và kỹ năng chơi bóng thượng thừa thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, ở vị trí này vẫn thường xuất hiện những cầu thủ có chiều cao khiêm tốn hơn hẳn so với những thành viên khác bởi họ có kỹ năng chơi bóng tốt và “một cái đầu lạnh”.
Vị trí Point Guard sở hữu kỹ năng chuyền bóng chuyền, xử lý bóng gọn gàng, chắc chắn và chính xác đến mục tiêu nhắm sẵn. Đặc biệt, họ còn cần phải có khả năng “lừa” bóng tốt. Những cú bật nhảy vững – mạnh – cao sẽ là thế mạnh về tấn công cho những cầu thủ chơi ở vị trí PG. Những kỹ năng này sẽ giúp họ ghi được cú 3 điểm một cách gọn gàng. Xét về phòng thủ, họ buộc phải nắm bắt tình hình tốt, kịp thời ngăn chặn những bước tiến của người xử lý bóng giỏi nhất của đối thủ. Và phải là người “đánh cắp” bóng giỏi.
Để chơi giỏi vị trí này, cầu thủ phải đảm bảo các kỹ năng cần thiết như: Xử lý bóng tốt – vượt qua – cướp bóng – dẫn bóng – bình tĩnh quyết đoán – không ích kỷ – có quyền (có tiếng nói trong team).
Vị trí Point Guard trong bóng rổ cần có tư duy chơi bóng tốt
2. Vị trí Shooting Guard (SG)
Vị trí Shooting Guard (viết tắt là SG) là một vị trí quan trọng trong các vị trí trong bóng rổ. Shooting Guard đóng vai trò là hậu vệ ghi điểm. Đội có ghi được nhiều điểm hay không là do vị trí này quyết định. Đây là vị trí dành cho những người có kỹ thuật ném cực tốt vào vị trí rổ cao. Có thể nói đây là vị trí có nhiều sự thay đổi nhất trong quá trình lịch sử bộ môn bóng rổ.
Shooting Guard còn được xem như một hậu vệ thứ 2 của đội. Ngoài khả năng ném bóng giỏi, các cầu thủ Shooting Guard còn phải có chiều cao lý tưởng, có tầm nhìn bao quát sân cùng như những kỹ năng dẫn bóng, chuyền bóng,…tốt. Người chơi ở vị trí hậu vệ ghi điểm cũng sẽ chịu trách nhiệm thiết lập những lối chơi tấn công. Là một Shooting Guard tài ba, bạn chắc chắn sẽ trở thành mối đe dọa cho bất kỳ đối thủ nào bởi khả năng ghi bàn ở bất cứ đâu trên sàn đấu.
Để chơi được ở vị trí Shooting Guard, cầu thủ cần có những kỹ năng như: Ném bóng chuẩn xác – xử lý bóng gọn gàng – di chuyển nhanh, định hướng chuẩn – phòng thủ chắc – rebound tốt.
Các vị trí trong bóng rổ – vị trí Shooting Guard
3. Vị trí Small Forward (SF)
Small Forward (gọi tắt là SF) là vị trí gần giống như một hậu vệ ghi bàn, được gọi là tiền phong phụ. Vị trí này đương nhiên cũng giỏi trong việc ghi điểm, đặc biệt là ghi điểm ở các vị trí cánh hay góc của sân đấu. Có thể nói Small Forward giữ vị trí khá quan trọng trong các vị trí trong bóng rổ bởi họ phải gắn kết những vị trí khác với nhau trong quá trình diễn ra trận đấu.
Với vị trí này, cầu thủ phải có lối chơi linh hoạt, gần như là linh hoạt tuyệt đối trong đội. Khả năng chạy nhanh, vượt mặt giỏi là yếu tố cấu thành nên một Small Forward giỏi. Muốn chơi giỏi vị trí này, các cầu thủ phải có khả năng ném bóng tốt kết hợp cùng chiều cao lý tưởng. Khi tấn công, Small Forward phải giữ được vị trí tốt, luôn di chuyển để đón bóng từ phía đồng đội hoặc chuyền bóng cho đồng đội khác. Họ phải thực hiện được những cú ném tầm trung tốt thì vị trí này mới nổi bật được.
Small Forward muốn chơi tốt cần sở hữu những kỹ năng sau: Khả năng ghi điểm cả bên trong lẫn bên ngoài – xử lý bóng tốt – nhanh nhẹn, linh hoạt – di chuyển tốt – rebound vượt trội – là trung tâm liên kết các vị trí khác với nhau.
Vị trí Small Forward trong bộ môn bóng rổ
4. Vị trí Power Forward (PF)
Vị trí Power Forward (gọi tắt là PF) nắm giữ vai trò tiền phong chính. Những người chơi ở vị trí này thường có chiều cao vượt trội nhất nhì của cả đội. Power Forward sẽ chơi gần với vị trí trung tâm nhất, đòi hỏi tốc độ di chuyển phải thuộc hàng “khủng”. Người chơi ở vị trí Power Forward cũng cần sở hữu sức mạnh bởi khi càng ở gần rổ, càng khó có thể ghi bàn hơn với rất đông những cầu thủ của đối thủ đang phòng ngự. Người có sức mạnh cùng chiều cao lý tưởng sẽ dễ dàng giữ bóng và ghi bàn hơn.
Muốn ghi điểm vào rổ của đối thủ, người chơi ở vị trí Power Forward cần tập luyện nhuần nhuyễn những kỹ thuật như dẫn bóng, nhồi bóng, xử lý bóng, bật nhảy (tầm trung), úp rổ ghi bàn (slam dunk). Cùng với đó là sự kết hợp của những kỹ năng cần thiết như: Chiều cao lý tưởng – sức mạnh vượt trội – ghi điểm tốt từ vị trí tầm trung – chặn đối thủ ghi điểm gần rổ đội mình – rebound tốt. Đây cũng là một vị trí quan trọng trong các vị trí trong bóng rổ.
Vị trí Power Forward
5. Vị trí Center (C)
Các vị trí trong bóng rổ hiện đại ngày nay còn có vị trí center (gọi tắt là C). Đây là vị trí trung phong và là người ưu tiên có chiều cao nhất của đội. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về chiều cao thôi thì chưa đủ cho một người chơi Center giỏi. Những cầu thủ Center còn phải sở hữu những kỹ năng di chuyển, ném bóng, xử lý bóng,…cực tốt. Các cầu thủ Center sẽ đảm nhiệm vai trò cướp bóng từ tay những đối thủ cũng như phải tự tạo cơ hội thực hiện những cú ném bóng ở những vị trí bất lợi chật hẹp. Đối với phòng thủ, các Center sẽ là người trực tiếp chặn những cú ném của đối thủ và cũng là người hủy đi những cơ hội thứ hai của họ từ những cú rebound chuẩn.
Người chơi ở vị trí Center cần có những kỹ năng cần thiết như: Chiều cao “khủng” – sức mạnh vượt trội – chặn bóng – ném bóng vào rổ – rebound tốt.
Vị trí Center dành cho người cao nhất trong đội
6. Vị trí Hybrid Positions
Vị trí Hybrid Positions thường được gọi là vị trí lai hay vị trí phi truyền thống. Đây là vị trí “thứ 6” trong các vị trí trong bóng rổ. Vị trí này thường được dùng cho những cầu thủ không hoàn toàn phù hợp với 5 vị trí truyền thống kể trên. Những ai chơi ở vị trí này thường sẽ luân phiên thay đổi nhiều vị trí khác nhau sao cho phù hợp với thế trận cũng như tình huống diễn ra trên sân. Cầu thủ Hybrid Positions sẽ là những người am hiểu nhiều vị trí cũng như chức năng của những vị trí đó. Đồng thời, họ phải sở hữu những kỹ năng cũng như chiều cao phù hợp với nhiều vị trí chuyên trị.
Cụ thể, một số những vị trí Hybrid Positions hiện đang được áp dụng trong bóng rổ như:
6.1. Point Forward
Đây có thể nói là vị trí như một cầu thủ Point guard với những kỹ năng cùng nhiệm vụ tương tự. Tuy nhiên, đây là một trong những vị trí phi truyền thống (Hybrid Positions).
6.2. Combo Guard
Những người chơi ở vị trí Combo Guard sẽ đảm nhận nhiệm vụ như Point Guard hay Shooting guard. Những gì họ cần là khả năng chơi bóng tốt cùng những cú ném điêu luyện.
6.3. Swingman
Swingman dành cho những cầu thủ chơi được ở cả 2 vị trí Small Forward và Shooting Guard. Những cầu thủ này thường sẽ sở hữu chiều cao vượt trội để đảm nhận vai trò ném bóng siêu việt.
6.4. Stretch 4
Tương tự như vị trí Power forward, người chơi vị trí Stretch 4 phải là những người có khả năng thực hiện được những cú ném 3 điểm một cách nhanh gọn cùng khả năng kiểm soát bóng thượng thừa.
Năm vị trí trên đây chính là các vị trí trong bóng rổ được áp dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt trội cùng những tư duy chơi bóng mới lạ của các cầu thủ, bộ môn này đã xuất hiện thêm những vị trí kết hợp cự linh động. Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về những vị trí cần thiết trong bóng rổ. Chúc bạn tập luyện tốt và giữ mãi nhiệt huyết với bộ môn này!
Để có sức khoẻ như các cầu thủ chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục mọi lúc tại nhà cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc Xe đạp tập , Ngoài ra giác ngủ và giảm stress cũng rất quan trọng cho sức khoẻ bạn và gia đình nên chúng ta hãy cân nhắc lựa chọn một chiếc Ghế massage ELip sau một ngày làm việc mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”