Tê nhức chân tay là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người có thói quen ít vận động, phụ nữ có thai và nhiều đối tượng khác. Để chữa căn bệnh này bạn có thể tham khảo những loại thuốc trị tê nhức chân tay dưới đây.
Tê nhức chân tay thường có biểu hiện đầu tiên là đau nhức, tê bì tại các chi, vai gáy, đùi, mông. Cơn đau không được điều trị đúng cách theo thời gian sẽ lan tỏa đến cả cánh tay, chân và những bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường tê bì tay chân thường đi kèm với những dấu hiệu khác như: Đau nhức vai gáy, đau thắt lưng,… Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh hạn chế chức năng vận động. Do vậy, việc thăm khám, sớm phát hiện và điều trị kịp thời, sử dụng thuốc trị tê nhức chân tay đúng cách là điều rất cần thiết.
1. Tê nhức chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi
Tê nhức chân tay là căn bệnh thường sẽ gặp ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tê nhức chân:
- Mắc bệnh về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm và khô cứng khớp xương, gai cột sống, viêm xương,….
- Chấn thương lao động: Những chấn thương đến từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động dễ khiến người bệnh bị đau nhức tay chân.
- Những phụ nữ ở cuối thai kỳ.
- Biến chứng hay tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Biến chứng của tiểu đường.
- Mạch máu không lưu thông, bị chèn ép khiến cho tuần hoàn máu không đến được những vị trí quan trọng.
2. Nguyên nhân gây tê chân tay
Theo các chuyên gia sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tê nhức tay chân. Tuy nhiên chúng ta có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
- Khi khí hậu thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Tình trạng này sẽ gây rối loạn cảm giác dẫn đến tê tay chân.
- Khi uống cơ thể một số loại thuốc bị tác dụng phụ.
- Khi đứng ngồi hay ngủ sai tư thế cũng dẫn đến bị đau nhức chân tay. Bên cạnh đó thì khi lao động nặng, ngồi máy trong thời gian dài, chạy xe nhiều giờ không vận động cũng sẽ làm máu khó lưu thông khiến tê chân tay.
- Nếu tình thần bạn đang không ổn định, căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho các tế bào thần kinh ở tay và chân bị tê liệt gây tê nhức cơ thể.
Căng thẳng gây tê nhức chân tay
- Những chấn thương mạnh đến từ va đập, tai nạn ở vùng chân tay… Những tổn thương này sẽ khiến áp lực đè lên dây thần kinh. Nếu bạn không có cách xử lý đúng chuẩn thì chấn thương này sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm về sau. Lâu dần dễ dẫn đến hiện tượng tê bì ở các khớp tay và chân.
2.2. Tê chân tay bệnh lý
- Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao: Tình trạng này có thể là do rối loạn chuyển hóa bệnh lý về tim mạch, béo phì gây nên. Nếu bạn mắc phải một số chứng bệnh trên thì đầu tiên chúng ta sẽ bị mất dần cảm giác ở các chi. Đến một giai đoạn nhất định khi bệnh càng nặng thì cơ sẽ càng teo dần và nguy hiểm hơn sẽ phải cắt bỏ.
- Bệnh thoái hoá và thoát vị đĩa đệm ở cột sống: Khi mắc phải các bệnh lý này thì những dây thần kinh hay phần rễ sẽ bị chèn ép. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. Bạn sẽ thấy cánh tay bị tê dọc kèm với chứng đau, mỏi cổ và vai gáy khi bị thoát vị cột sống và đĩa đệm. Tê bại kèm với đau nhức, chạy dọc xuống chân cho đến sống lưng…
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là một trong nhiều nguyên nhân khác nhau thường xuyên dẫn đến bệnh lý gây chứng tê tay hay các ngón tay tê trừ ngón út. Cảm giác đau sẽ càng tăng lên khi lái xe, thậm chí là về đêm.
- Tình trạng tê nhức chân tay cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu dưỡng chất B1, B12, canxi, kali… Nguyên nhân này thường sẽ gặp ở người nào có sức khoẻ yếu, thể lực suy kém, phụ nữ đang mang thai hay trẻ em.
- Ăn trúng phải thạch tín nhiễm độc sẽ gây ra tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó trường hợp uống rượu, sử dụng ma túy, bệnh mạn tính cũng có khả năng gây ra tình trạng tê chân tay.
3. Tê bì tay chân có nguy hiểm không?
Mặc dù căn bệnh này không gây ra nhiều nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên sẽ không tốt. Đặc biệt khi đi kèm với những triệu chứng sau đây thì bạn sẽ cần gặp các bác sĩ chuyên môn lập tức:
- Những phần chi bị tê, có cảm giác châm chích, nóng bởi hệ rễ thần kinh đã bị tổn thương.
- Chi đã bị mất cảm giác. Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi tình trạng tê tay chân diễn ra quá lâu.
- Chân, tay bị tê buốt và đau nhức quá lâu. Thông thường tình trạng này sẽ chỉ xuất hiện ở một điểm nào đó. Lâu dần sẽ lan sang các vùng khác gây nên khó khăn cho quá trình vận động.
Tê bì chân tay quá lâu sẽ khá nguy hiểm
- Tay và chân bị chuột rút, các bắp tay chân bị co rút lại đột ngột.
- Kèm theo các triệu chứng hay quên, đau đầu, chóng mặt, hoặc tệ hơn là có thể bị khó thở hay tê giật.
- Ruột và bàng quang dần bị mất kiểm soát
- Không chỉ vậy, tê bì chân tay nếu không được xử lý sớm và có cách chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt. Hoặc thậm chí còn ảnh hưởng đến tim mạch, nguy cơ tiểu thường, nhồi máu cơ tim,…
4. Những loại thuốc trị tê nhức chân tay
4.1. Thuốc Tây y
Sử dụng thuốc tây là cách nhanh chóng để cải thiện tình trạng tê nhức tay chân. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng tăng hoạt tính dẫn truyền thần kinh, giúp giảm co thắt, giải phóng áp lực lên rễ thần kinh từ đó giúp người bệnh dễ dàng vận động, giảm tình trạng tê nhức chân tay. Những loại thuốc thường được sử dụng như: Myonal, Mydocalm, Mephenesin,….
- Thuốc giảm đau: Thông thường người bệnh bị tê bì tay chân thường đi kèm những cơn đau về xương khớp, cơ bắp khác. Do vậy, các bác sĩ thường kê thêm thuốc giảm đau như: Paracetamol, Acetaminophen,….
- Thuốc chống viêm: Hầu hết những loại thuốc chống viêm giúp ức chế chất trung gian hóa học, ngăn chặn phản ứng viêm, giúp giảm tê tay chân nhanh chóng. Những loại thuốc chống viêm thường được sử dụng như: Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Aspirin, Diclofenac,……
Việc sử dụng những loại thuốc tây giúp giảm triệu chứng tê nhức chân tay bạn cần rất thận trọng. Bởi việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
4.2. Sử dụng thuốc Đông y
Thuốc Đông y là loại thuốc thường được tận dụng từ những loại thảo dược có sẵn tại nhà như.
- Cây ngải cứu: Đây là loại cây có tác dụng cải thiện tình trạng tê bì tay chân. Thông qua cách làm đơn giản như: Dùng lá ngải cứu phơi khô sau đó sao với muối hạt. Khi hỗn hợp vẫn còn ấm nóng thì bọc trong tấm vải sạch rồi massage tại vị trí thường xuyên bị tê nhức.
- Dùng rượu gừng: Rượu gừng có tính nóng ấm, khi dùng rượu gừng massage tại vị trí tê nhức sẽ giúp lưu thông khí huyết cải thiện tình trạng tê bì tay chân.
Các phương thuốc Đông y chữa đau nhức chân tay
Việc sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ những loại thảo dược quanh ta thường có tác dụng khá chậm, nhưng những loại thuốc khá an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tùy ý sử dụng và kết hợp những loại thảo dược với nhau để tránh những tác dụng không mong muốn. Việc chữa bệnh là rất cần thiết, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến việc phòng bệnh.
5. Cách phòng tránh tê bì tay chân
Để cải thiện tình trạng tê bì tay chân bạn nên bắt đầu hành động ngay từ hôm nay. Với việc thay đổi những thói quen xấu, xây dựng một lối sống lành mạnh thì tình trạng tê bì tay chân theo đó cũng giảm hẳn và biến mất. Dưới đây là chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng bạn có thể áp dụng.
5.1. Chế độ dinh dưỡng
Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, đường ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,…. Hấp thụ những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tê bì tay chân. Thay vào đó bạn nên sử dụng nhiều rau xanh, cá béo,….
5.2. Chế độ sinh hoạt
Với những người có đặc thù công việc thường phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá nhiều có thể bị tê bì tay chân. Với đối tượng này thì việc luyện tập thể thao là điều cần thiết. Những môn thể thao vận động toàn thân như chạy bộ, đi bộ, đạp xe sẽ hỗ trợ cải thiện và phòng chống bệnh tê nhức tay chân. Với những người bận rộn công việc không thể đến phòng tập thì có thể mua máy chạy bộ đa năng, máy tập thể dục đạp xe để luyện tập tại nhà. Đây là cách giúp bạn chủ động nâng cao sức khỏe.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
6. Người bệnh có cần kiêng gì khi bị tê bì tay chân không?
Bên cạnh việc tìm hiểu thuốc trị tê nhức chân tay thì chúng ta sẽ còn gặp phải những câu hỏi như cần kiêng cử gì để không bị tê chân tay. Hiểu được điều đó, các chuyên gia y tế đều không khuyến cáo người bệnh nên kiêng ăn uống gì khi chưa tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên người bệnh cũng nên thực hiện những việc sau đây để có thể giảm thiểu tình trạng:
- Giữ cho tâm trạng thoải mái để tránh hệ thần kinh bị căng thẳng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Tuy nhiên cũng không nên vận động quá mạnh khi các chi, cơ thê đang bị tê nhức.
- Tìm hiểu, học tập để thực hiện các phương pháp massage bàn tay bàn chân thật nhẹ nhàng.
- Tắm bằng nước muối Epsom để giúp cho được lưu thông dễ dàng cũng như tăng lượng máu tốt hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó đặc biệt phải bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B và C.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chuyên gia cho ý kiến. Đặc biệt không dùng quá liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị các triệu chứng bệnh thì người bệnh phải chú ý đến các triệu chứng bệnh đi kèm. Từ đó mới kịp thời chữa trị nếu phát hiện cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin về thuốc trị tê nhức chân tay và cách phòng tránh bệnh. Chủ động tiếp cận thông tin sẽ giúp bạn phòng tránh và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Có một sức khỏe tốt sẽ là nền tảng giúp bạn xây dựng một Việt Nam tự lực, hùng cường.
Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Khó thở là tần số thở trên 25 lần trong một phút. Đây đúng là 1 dạng rối loạn lo âu.
Nói tới tê chân tay có thể do nguyên nhân chính là thiếu máu, người mệt mỏi, tê bì chân tay. Người bị thiếu canxi, kali, magie, vitamin B1, vitamin B12, acid folic sẽ dễ bị tê bì chân tay.
Có. Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê tay chân.
Bạn cần duy trì ăn uống hợp lý, tập thể dục, xoa bóp tay chân, chườm nóng chân tay vào mùa đông, thực hiện xoa bóp tay chân, hoặc ngâm tay chân trong nước nóng có pha muối để giúp máu được lưu thông tốt hơn.