Thương vợ – Trần Tế Xương, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Trần Tế Xương (1870-1907), hiệu Tú Xương, quê Nam Định

– Con đường quan trường lận đận.

– Sự nghiệp thơ ca của ông là bất tử với trên 100 bái chủ yếu là thơ Nôm

– Hai mảng: trào phúng và trữ tình.

2. Tác phẩm

a. Đề tài:bà Tú – một người phụ nữ lam lũ, tảo tần và chịu nhiều vất vả.

Thương vợ là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

b. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

c. Bố cục: đề, thực, luận, kết

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hình tượng bà Tú 

* Công việc mưu sinh của bà

– Hình ảnh bà Tú hiện lên khá rõ trong bốn câu thơ đầu.

+ Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh

+ Quanh năm là khoảng thời gian suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, gợi một thời gian có tính lặp, khép kín.

+ Mon sông là vùng đất nhô ra sông, nơi đầu sóng ngọn gió. Đây là hình ảnh gợi lên một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

– Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:

                                                     Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Lăn kim kiêng ăn gì?Lưu ý quan trọng sau khi lăn kim 2022 | Mytranshop.com

   Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh này còn được sử dụng cùng với hình thức đảo ngữ lặn lội và được đặt trong một không gian rợn ngợp khi quãng vắng.

→ Sự sắp xếp này vừa nói được cái rợn ngợp của thời gian (khi), vừa mở ra cái rợn ngợp của không gian (quãng vắng); càng làm cho hình ảnh bà Tú nổi bật lên rõ hơn quãng đời mưu sinh.

* Đức tính cao đẹp của bà Tú

Phẩm chất cao đẹp của bà Tú được thể hiện khá rõ trong hai câu thừa đề và hai câu thực.

Hai câu thực đã được phân tích ở trên.

Trong hai câu thừa đề, phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, gian truân:

                                                    Nuôi đủ năm con với một chồng

Mỗi chữ Nuôi đủ đã nói được nhiều điều về bà Tú.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Điều chế kim loại, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

→ Hai vế câu với số lượng người khá đông đặt lên vai bà Tú đã cho thấy sự đảm đang, tần tảo của bà. Xuân Diệu đã nhận xét rằng ông Tú tự cho mình là một đứa con đặc biệt mà bà Tú phải nuôi. Nhưng Tú Xương cũng hiểu lòng vợ nên không gộp mình vào với con mà tách ra vừa để đùa vui mà cũng là để tri ân người vợ. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ tần tảo, hi sinh tất cả cho chồng con. Đó là niềm hạnh phúc của bà Tú đã được Tú Xương nói hộ.

2. Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối

– Vừa đọc thì chúng ta dễ nhầm lẫn đó là tiếng chửi, là lời than trách của bà Tú. Nhưng thực tế đó là sự nhập thân, hóa thân của Tú Xương vào nỗi khó nhọc của bà Tú để chửi thói đời và để chửi chính mình. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói  đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ,lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội.

– Tiếng chửi, cho dù là chửi chính mình, vốn rất hiếm trong các sáng tác thời trung đại. Hồ Xuân Hương trước đó đã từng có câu:

                                                     Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn cách làm bao cát đấm bốc tại nhà 2022 | Mytranshop.com

  Riêng đối với Tú Xương, tiếng chửi đã góp phần làm tăng vẻ đẹp của người lao động mà bà Tú là điển hình. Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn, đó chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ qua tiếng chửi trong bài thơ.

3. Nỗi lòng của nhà thơ

– Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện thành công qua bài thơ. Tựa đề Thương vợ chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Leave a Comment