Hướng dẫn làm hồ sơ và cách điền phiếu đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2018 2022 | Mytranshop.com

Dựa trên quy định của Bộ GD&ĐT, cách làm hồ sơ & điền Phiếu đăng ký dự thi THPT Quốc gia cụ thể như sau:

 

1. Cách làm hồ sơ đăng kí dự thi (ĐKDT) THPT Quốc gia 2018

Hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia bao gồm: 1 túi đựng hồ sơ & 2 phiếu đăng ký dự thi với nội dung chi tiết như sau:

– Túi đựng hồ sơ: mặt trước là một phiếu điền thông tin đăng ký dự thi của thí sinh, mặt sau là những điểm cần lưu ý khi điền hồ sơ.

– Phiếu số 1: có các nội dung về cơ bản giống với mặt trước của túi đựng hồ sơ.

– Phiếu số 2: với mặt trước có các nội dung về cơ bản giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau là hướng dẫn điền phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia.

– 2 ảnh có kích thước 4×6, 1 phong bì đã được ghi rõ họ tên và địa chỉ của thí sinh.

– Bản photo hai mặt CMND trên cùng một mặt của tờ giấy A4 & 2 ảnh kích thước 4×6 kiểu CMND mới chụp trong vòng 6 tháng (được ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị đăng ký dự thi vào mặt sau của tấm ảnh, 2 ảnh này được để trong cùng 1 phong bì nhỏ). Ngoài ra thí sinh cần phải dán thêm một ảnh vào vị trí được xác định tại mặt trước túi đựng hồ sơ đăng ký dự thi.

 

2. Hướng dẫn điền phiếu đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2018

 

 

A. Khai thông tin cá nhân

Mục 1: Điền họ, tên đệm & tên thí sinh:

Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên thí sinh như trong giấy khai sinh, bằng chữ IN HOA có dấu.

Thông tin giới tính: điền số 1 với nữ và số 0 với nam.

Mục 2: Điền ngày, tháng & 2 số cuối năm sinh của thí sinh:

Viết rõ ngày, tháng sinh của thí sinh, nếu như ngày, tháng sinh < 10 thì ghi thêm số 0 phía trước.

Năm sinh của thí sinh chỉ ghi 2 số cuối.

Mục 3: Khai nơi sinh & dân tộc:

Nơi sinh: Chỉ ghi tên tỉnh hoặc thành thành phố mà thí sinh cư trú

Dân tộc: Viết bằng chữ thường. Ví dụ: Kinh

Mục 4: Giấy chứng minh nhân dân (CMT):

Các bạn có CMT mới, sẽ có 12 chữ số. CMT cũ là 9 chữ số.

Mỗi con số ghi vào 1 ô. Vì vậy nếu CMT có 9 số, các em bỏ qua 3 ô đầu, viết lùi về bên phải

Mục 5: Hộ khẩu thường trú:

Xem địa chỉ thường trú trong sổ hộ khẩu gia đình và điền vào phiếu ĐKDT.

Viết rõ bằng chữ vào đường kẻ chấm & điền lần lượt mã tỉnh, mã huyện vào ô trống. Mỗi loại mã gồm 2 chữ số. (Lưu ý: Nếu thí sinh được hưởng ưu tiên xét tố nghiệp hoặc xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định, phải khai thêm mã xã/phường)

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn Cam Có Giảm Cân Không Và Ăn Thế Nào Hiệu Quả? 2022 | Mytranshop.com

Mục 6: Ghi nơi học THPT hoặc tương đương

Thí sinh viết rõ tên trường THPT mà mình học theo mỗi năm lớp 10, 11, 12 và địa chỉ trường, thuộc quận/ huyện/ tỉnh nào vào chỗ trống. Sau đó điền mã tỉnh, mã trường vào ô trống bên cạnh. Mã tỉnh có 2 chữ số, mã trường có 3 chữ số. Xem tất cả mã tỉnh, mã trường ở Việt Nam.

Mục 7: Ghi số điện thoại/ Email:

Ghi  rõ số  điện thoại  hoặc email nếu  có. Nếu thí sinh  có yêu cầu được ĐKXT  trực tuyến, thì sẽ phải  đăng ký sđt di động cá nhân để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (gọi tắt là OTP) qua tin nhắn để đảm bảo cho sự bảo mật khi ĐKXT trực tuyến.

Mục 8: Khai địa chỉ liên hệ:

Là địa chỉ để Hội đồng thi gửi giấy báo dự thi và kết quả thi về cho thí sinh. Thí sinh có thể điền địa chỉ trường THPT mà các em học tập hoặc địa chỉ nhà mình, sao cho thuận lợi để nhận được.

 

B. Khai thông tin đăng kí dự thi

Mục 9: Đăng kí dự thi để xét tốt nghiệp THPT và để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng:

Phần này có vai trò đặc biệt quan trọng thí sinh cần lưu ý, vì nếu điền sai sẽ ảnh hưởng tới kết quả mà các em mong muốn.

Nếu thí sinh chỉ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT thì đánh dấu X vào ô đầu tiên.

Nếu thí sinh thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển ĐH, CĐ thì đánh dấu X vào cả 2 ô.

Nếu thí sinh đã tốt nghiệp hoặc có nguyện vọng học liên thông thì đánh dấu X vào ô thứ 2: ô đăng kí thi xét ĐH, Cao đẳng.

Mục 10: Khai dự thi tại cụm thi:

Thí sinh ghi rõ tên cụm thi, mã cụm thi mà mình muốn ĐKDT, dựa trên thông tin hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT. Tra tất cả các cụm thi, mã cụm thi trong kỳ thi năm nay.

>>> Tham khảo thêm: Danh sách 65 cụm thi và mã cụm thi THPT Quốc gia 2018

Mục 11: Khai nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi:

Học sinh lớp 12 ghi theo tên trường THPT mình đang học bởi các em sẽ nộp tại trường.

Thí sinh tự do ghi tên địa điểm nộp ĐKDT, thường là các phòng GD, cần viết rõ huyện, tỉnh.

Thí sinh điền mã đơn vị đăng ký dự thi vào ô trống, tức mã Trường mà các học sinh lớp 12 đang học,  mã các điểm thu nhận hồ sơ với thí sinh tự do là thường là phòng GD hoặc Sở GD&ĐT.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thời gian tiêu hóa thức ăn của cơ thể là bao lâu? 2022 | Mytranshop.com

Mã đơn vị ĐKDT viết theo hướng dẫn của nơi thu hồ sơ.

Mục 12: Đăng ký các môn thi:

Mỗi thí sinh được thi tối đa 8 môn.

Nếu là học sinh lớp 12 hoặc các bạn chưa tốt nghiệp đánh dấu X vào các môn thi mà các em xét tốt nghiệp và môn thi để xét Đại học, Cao đẳng mà các trường yêu cầu.

Nếu là thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT chỉ cần đánh dấu các môn trong tổ hợp môn mà ngành/ trường Đại học, Cao đẳng yêu cầu vì chỉ cần thi các môn đó.

Riêng đối với môn Ngoại ngữ sẽ không đánh dấu X mà ghi rõ kí hiệu của môn. Ví dụ: Tiếng Anh ghi N1, tiếng Nga ghi N2,…

 

C. Khai thông tin để xét tốt nghiệp THPT

(Thí sinh dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển Đại học, Cao đẳng thì bỏ qua phần này)

Mục 13. Đăng ký miễn thi môn Ngoại Ngữ:

Thí sinh cần ghi tên loại chứng chỉ có đủ điều kiện để được miễn thi theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế để được miễn thi môn này.

Mục 14: Điểm bảo lưu:

Nếu thí sinh đã thi năm trước mà chưa đỗ tốt nghiệp, khi thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các môn thi đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi năm sau đó để xét tốt nghiệp THPT.

Nếu thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì sẽ phải thi lại tất cả các môn đã đăng ký để xét tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.

Thí sinh cần viết rõ điểm của các môn muốn bảo lưu vào ô tương ứng.

Mục 15: Đăng ký môn để xét tốt nghiệp

Phần này dành cho học sinh lớp 12 và thí sinh tự do chưa đỗ TN.

Thí sinh chỉ cần đánh dấu X vào 4 môn thi để xét tốt nghiệp. Trong đó, 3 môn thi bắt buộc là Toán học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và 1 môn thi tự chọn bất kì trong số các môn thi còn lại

4 môn thi thuộc mục này sẽ là 4 môn thi để xét tốt nghiệp THPT nhưng không dùng để xét kết quả các môn ngoài mục này mà học sinh đã đăng ký ở Mục 12 ở trên.

 

D. Khai thông tin để xét ưu tiên tuyển sinh ĐH, CĐ

(Nếu thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT thì có thể bỏ qua phần này)

Mục 16: Những đối tương ưu tiên tuyển sinh ĐH, CĐ

Chỉ thí sinh thi xét tuyển Đại học, Cao đẳng mới phải điền mục này. Thí sinh khoanh tròn vào nhóm đối tượng & ghi lại mã nhóm vào ô bên cạnh. Nếu thí sinh không thuộc đối tượng nào thì để trống phần này.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  7 tips và 9 cách chăm sóc da tay mềm mịn ngay tại nhà 2022 | Mytranshop.com

Mục 17: Khu vực tuyển sinh – Khu vực ưu tiên:

Chỉ thí sinh thi để xét tuyển Đại học, Cao đẳng mới cần ghi mục này .

Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, nếu thí sinh học ở đâu lâu hơn thì sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Trường hợp, mỗi năm học một trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian  học ở trường kia thì nếu tốt nghiệp ở đâu sẽ được hưởng ưu tiên tại khu vực đó. Riêng học sinh tại các trường THPT Dân tộc nội trú, khu vực tuyển sinh sẽ được ghi theo khu vực HKTT của học sinh.

Thí sinh khoanh tròn vào khu vực & ghi lại mã khu vực vào ô bên cạnh. Lưu ý: Khu vực 1 ghi số 1, Khu vực 2 ghi số 2, Khu vực 2 nông thôn ghi là 2NT, Khu vực 3 ghi số 3.

Mục 18: Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: Điền 4 chữ số năm tốt nghiệp vào 4 ô

Mục 19: Mục này dành cho thí sinh dự thi để xét tuyển sinh hệ liên thông. Thí sinh đã tốt nghiệp hệ TC, TCN thì đánh dấu vào ô TC, tốt nghiệp hệ CĐ, CĐN sẽ đánh dấu vào ô CĐ.

Để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh kích thước 4×6 & có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh) hoặc của công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương).

Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).

Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào không đúng với quy định của các trường thì nguyện vọng đó sẽ không được nhập vào hệ thống phần mềm để trường xét tuyển.

Lưu ý:

– Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xóa.

– Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3…), không ghi bằng chữ số La mã (I, V, X,…).

 

 

Leave a Comment