SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm chung về sinh sản
– Sinh sản: là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
– Các hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
2. Sinh sản vô tính ở thực vật
2.1. Sinh sản vô tính là gì?
– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bằng bào tử
– Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
– Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
Xem video sinh sản bằng bào tử ở rêu:
b. Sinh sản sinh dưỡng
– Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
– Ví dụ: Cỏ tranh, rau ngót, mía, khoai lang, sắn,…
– Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.
– Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.
2.3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép chồi và ghép cành
b. Chiết cành và giâm cành
c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
– Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…)
– Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.
– Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
– Cơ sở sinh lí: là tính toàn năng của tế bào
2.4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Đối với thực vật
– Giúp cây duy trì nòi giống. Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
b. Con người trong nông nghiệp
– Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người.
– Nhanh giống nhanh.
– Tạo giống cây sạch bệnh.
– Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.
– Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp.